Trung Quốc xóa 9.800 tài khoản mạng xã hội
Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc (CAC) cho biết vừa xóa bỏ 9.800 tài khoản mạng xã hội của các nhà cung cấp tin tức độc lập, được cho đã đăng tải nội dung nhạy cảm, thô tục hoặc gây hại về mặt chính trị trên Internet.
Theo đó, chiến dịch siết chặt an ninh mạng được triển khai từ ngày 20-10 đến nay, đã xóa nhiều tài khoản vi phạm vì phát tán thông tin gây hại về mặt chính trị, xuyên tạc ác ý lịch sử, phỉ báng các anh hùng và bôi nhọ hình ảnh quốc gia”. CAC cũng cảnh báo các trang mạng xã hội lớn, như Wechat và Weibo, về việc cần ngăn chặn tất cả các hành vi gây rối loạn trên nền tảng của các trang mạng này.
Theo Báo Mới
YouTube đã trả hơn 3 tỷ USD cho chủ sở hữu bản quyền
Google vừa công bố các con số ấn tượng trong cuộc chiến chống lại xâm phạm bản quyền trên Internet, cụ thể là dịch vụ chia sẻ video YouTube.
Trong báo cáo How Google Fights Piracy (Google chống nạn xâm phạm bản quyền như thế nào), Google công bố các số liệu liên quan đến Content ID, hệ thống xác định và quản lý nội dung của chủ sở hữu bản quyền trên YouTube. Gã khổng lồ công nghệ cho biết đã chi hơn 100 triệu USD vào công nghệ kể từ khi bắt đầu, bao gồm cả chi phí điện toán và nhân viên, tăng từ 60 triệu USD của hai năm trước. Công ty cũng chi hơn 3 tỷ USD cho chủ sở hữu bản quyền, tăng từ hơn 2 tỷ USD năm 2016 và 1 tỷ USD của hai năm trước đó.
Content ID được YouTube cung cấp từ năm 2007, tự động xác định các nội dung bản quyền trên dịch vụ và hỏi ý kiến chủ sở hữu bản quyền về hành động họ muốn thực hiện tiếp theo. Họ có thể chọn kiếm tiền từ video bằng cách hiển thị quảng cáo hay chặn video. Đầu năm nay, YouTube bắt đầu dùng Content ID để hiển thị toàn bộ thông tin tác giả âm nhạc và liên kết đến các video chính thức.
Dù vậy, vẫn có một số nhược điểm với công nghệ này. Chẳng hạn, video chia sẻ con bạn đang biểu diễn tại sự kiện của trường có nhạc nền có thể trở thành đối tượng của Content ID và rất ít cơ hội để kháng cáo. Tuy nhiên, xét trên diện rộng, nó vẫn là một cách hiệu quả để thông báo cho chủ sở hữu bản quyền biết nội dung của họ đang được dùng ra sao.
Trong báo cáo mới nhất, Google cho biết 98% khiếu nại bản quyền năm 2017 được thực hiện thông qua Content ID và hơn 90% khiếu nại dẫn đến một vài hình thức kiếm tiền. Ngoài ra, công ty cũng trả thêm hơn 1,8 tỷ USD cho ngành âm nhạc từ doanh thu quảng cáo trong khoảng thời gian tháng 10/2017 đến tháng 9/2018.
Theo Cedric Manara, Giám đốc bản quyền Google, Internet cho phép mọi người khắp thế giới kết nối, sáng tạo và phân phối các tác phẩm nghệ thuật theo cách chưa từng có. Một phần quan trọng để bảo vệ nền kinh tế sáng tạo này là bảo đảm tác giả, nghệ sỹ có giải pháp chia sẻ và kiếm tiền từ nội dung của họ, ngăn chặn dòng tiền đến với những kẻ xâm phạm bản quyền.
Năm 2017, các tác giả đã báo cáo khoảng 882 triệu URL trên Google Search và Google gỡ bỏ 95% trong số các nội dung được báo cáo. Cũng trong năm đó, công ty đã chặn hơn 10 triệu quảng cáo mà hãng "tình nghi vi phạm bản quyền hoặc dẫn đến các trang vi phạm".
Theo Báo Mới
Trung Quốc thừa nhận Mỹ dẫn đầu phát triển internet toàn cầu Học viện Nghiên cứu không gian mạng Trung Quốc, viện liên kết với Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc, vừa công bố Báo cáo phát triển internet thế giới cho thấy Mỹ là cái tên dẫn đầu. Ảnh: Shutterstock Theo South China Morning Post, Báo cáo phát triển internet thế giới lần thứ hai vừa được công bố hôm nay 8.11....