Trung Quốc xây trung tâm cảnh báo sóng thần trên Biển Đông
Trung Quốc hôm nay thông báo đã thiết lập một trung tâm cảnh báo sóng thần trên Biển Đông, động thái được cho là nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với vùng biển này.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhìn từ trên cao. Ảnh:People’s Daily.
Trung tâm cảnh báo sóng thần vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng đã có những hoạt động đầu tiên, Reuters dẫn lời Wang Hong, đứng đầu Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, phát biểu với báo giới bên lề phiên họp thường kỳ quốc hội.
“Chúng tôi đã bắt đầu phát cảnh báo sóng thần cho cộng đồng quốc tế”, trong đó có các quốc gia xung quanh Biển Đông, ông Wang nói. Ông không tiết lộ vị trí trung tâm cảnh báo sóng thần.
Theo ông Wang, hợp tác trên Biển Đông là một trong những trọng tâm của Trung Quốc. Ông kỳ vọng có thể hợp tác cùng các quốc gia quanh Biển Đông và tạo ra một vùng biển hòa bình và hòa thuận.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc còn cải tạo đất, xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tăng cường hiện đại hóa hải quân khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại. Bắc Kinh biện hộ rằng việc xây dựng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
Video đang HOT
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các đá ở Trường Sa là vô giá trị, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. Mỹ cũng từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về những biện pháp Trung Quốc thực hiện để theo đuổi yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
TQ trồng cây trên đảo phi pháp sau kế hoạch đưa dân
Trung Quốc trồng cây trên các thực thể chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đẩy kế hoạch đưa dân thường ra Biển Đông.
Theo trang web của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh lập trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoạt động trồng cây được tổ chức vào ngày 10 - 31/3, trên hầu hết các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lực lượng tham gia trồng cây gồm quân đội, cảnh sát và cư dân đồn trú tại các thực thể.
Cụ thể, Trung Quốc dự kiến trồng mới 500.000 cây con tại cồn cát Tây, đảo Bắc, đảo Duy Mộng, đảo Ba Ba, đảo Cây ở Hoàng Sa và tại đá Subi, đá Vành Khăn, đá Chữ Thập ở Trường Sa. Các cây giống được Bắc Kinh chọn gồm phi lao, dừa, bão táp và một số loài hoa. Trung Quốc sẽ trồng tổng cộng 200.000 cây tại quần đảo Hoàng Sa và 300.000 cây tại các đá ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc trồng cây tại đá Subi, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: sansha.gov.cn
Trong năm 2015, Trung Quốc đã trồng hơn 300.000 cây giống tại các thực thể nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hồi đầu năm 2016, máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15/1 ngang nhiên đưa một nhóm người dân, tiếp cận trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin được tờ Hoàn Cầu thời báo ngang nhiên công bố nước này đã cho phép nhóm người dân đầu tiên đến đá Chữ Thập mà vốn được xây dựng phi pháp trên Biển Đông.
Nhóm khách được đưa tới đá Chữ Thập là người nhà của các binh sĩ đồn trú trái phép tại đây.
Phối cảnh đô thị xây dựng ở bãi đá Chữ Thập. Ảnh: Mạng quân sự Trung Quốc Sohu
Feng Wenhai, người giữ chức "Phó thị trưởng Tam Sa", thông báo Bắc Kinh chào đón tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên đảo và chính quyền sẽ khởi động chương trình hợp tác giữa nhà nước với tư nhân. Trung Quốc lập ra cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
""Thành phố" cũng sẽ quy hoạch và xây một trung tâm cứu hộ y tế trên đảo, lắp cáp quang ngầm vào năm nay. Sóng Wi-fi sẽ phủ kín mọi đảo không người ở và bãi đá", Tân Hoa xã dẫn lời Feng nói.
Sân bay trên đảo Phú Lâm cũng sẽ tiếp nhận những chuyến bay thường xuyên trong năm 2016, Feng nói thêm.
Trong một diễn biến có liên quan, Trung Quốc hôm qua ngang nhiên điều một con tàu gần 10.000 tấn có tên "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" để phục vụ tuyến du lịch phi pháp tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuỗi hành động phi pháp liên tiếp của Trung Quốc đang bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên án mạnh mẽ.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc đưa tàu du lịch 10.000 tấn đến Hoàng Sa Chính quyền Trung Quốc vào cuối tuần qua ngang nhiên đưa tàu du lịch mới có lượng giãn nước 10.000 tấn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tần suất khoảng 4 - 5 lần mỗi tháng. Tàu du lịch 10.000 tấn mà Trung Quốc vừa đưa tới Hoàng Sa. Ảnh: Hinews.cn Theo Tân Hoa Xã, hành trình phi pháp đầu tiên của...