Trung Quốc xây trạm phóng vũ trụ hiện đại nhất trên đảo Hải Nam
Xây dựng cơ sở phóng mới ở một điểm nóng về du lịch cũng đánh dấu một sự thay đổi rất lớn của tư tưởng về chương trình không gian của Trung Quốc.
Tờ Economist ngày 10/1 đưa tin cho biết, sau nhiều thập kỷ ẩn sâu trong lục địa, Trung Quốc bắt đầu di chuyển các bệ phóng tàu vũ trụ ra sát biển.
Trung Quốc bắt đầu di chuyển các bệ phóng tàu vũ trụ ra sát biển.
Bệ phóng thứ 4 và hiện đại nhất của Trung Quốc đã gần hoàn thành tại thị trấn du lịch Văn Xương, trên bờ biển của đảo Hải Nam.
Quyết định xây dựng cơ sở phóng mới trên đảo Hải Nam được thực hiện vì lý do chủ yếu là kỹ thuật. Vị trí mới nằm gần đường xích đạo cho phép tên lửa tận dụng được lợi thế từ vòng quay trái đất nhiều nhất so với các cơ sở khác nằm sâu trong đất liền.
Điều đó cho phép có thể tăng tải trọng trên mỗi đơn vị nhiên liệu đem lại lợi ích rất lớn cho tham vọng không gian của Trung Quốc, bao gồm chinh phục thị trường vệ tinh thương mại, đưa xe không người lái lên sao Hỏa khoảng năm 2020, hoàn thành trạm không gian có người lái năm 2022 và đưa con người lên Mặt trăng trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Vị trí 4 cơ sở phóng lên vũ trụ của Trung Quốc.
Vị trí trạm phóng ở Văn Xương còn đem lại một lợi thế khác là nó nằm giáp biển, cách xa khu dân cư. Điều này đồng nghĩa với việc có ít nguy cơ xảy ra thảm kịch như năm 1996 tại cơ sở phóng ở Tây Xương, Tứ xuyên khi một tên lửa rơi xuống gần một ngôi làng giết chết 6 người.
Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây tin rằng tên lửa phóng thất bại đã san bằng nhà cửa trong bán kính vài trăm mét và con số tử vong trong thực tế có thể cao hơn tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh.
Cơ sở mới cũng hỗ trợ đáng kể việc vận chuyển tên lửa cỡ lớn. “Bây giờ chúng tôi có thể vận chuyển bằng đường biển và không phải bận tâm tới kích cỡ của nó” – Jiao Weixin của Đại học Bắc Kinh cho biết.
Xây dựng cơ sở phóng mới ở một điểm nóng về du lịch cũng đánh dấu một sự thay đổi rất lớn của tư tưởng về chương trình không gian của Trung Quốc vốn do quân đội nước này điều hành. /.
Theo Giáo Dục
Phi công Trung Quốc tử nạn khi tập trận trên Biển Đông
Tờ nhật báo chính thức của quân đội Trung Quốc ngày 8/1 đã có tiết lộ hiếm hoi về việc một phi công của nước này thiệt mạng trong lúc diễn tập chiến đấu trên Biển Đông.
(Ảnh minh họa)
Viên phi công thiệt mạng có tên Tang Xiaofeng đã tử nạn khi chiến đấu cơ lao xuống biển trong buổi diễn tập tấn công tầm thấp, trang PLA Daily của quân đội Trung Quốc đưa tin.
Tang phục vụ trong cùng quân đoàn lính thủy đánh bộ từng mất một phi công khác, Wang Wei, khi máy bay của người này và một máy bay do thám của Mỹ va chạm năm 2001.
Cái chết của Tang là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc công khai thừa nhận cái chết của một phi công hải quân trong lúc luyện tập trên biển. Dù vậy bài báo không cung cấp chi tiết về thời gian, địa điểm cũng như nguyên nhân vụ tai nạn.
Vụ việc được truyền thông chú ý sau khi trang tin 81.cn hôm thứ Năm đăng tải một bài phỏng vấn với Zhang Wei, một phi công tại đảo Hải Nam. Trong bài phỏng vấn Wei đã nhắc tới cái chết của vị đội trưởng Tang.
"Đội trưởng của chúng tôi đã không bao giờ trở về sau buổi huấn luyện. Anh rơi xuống biển với chiếc máy bay của mình để có thể hoàn thành một bài huấn luyện tấn công khó", Zhang nói. "Điều khiến tôi ấn tượng nhất đó là các phi công khác những người chứng kiến vụ tai nạn vẫn tiếp tục bài huấn luyện tại hiện trường vụ máy bay rơi",
Zhang cho biết quân đoàn của mình được trang bị với nhiều máy bay đã cũ. Bức ảnh được công bố trên trang web này cho thấy, kể từ sau tai nạn các máy bay J-11 hiện đại hơn đã được dùng trong huấn luyện.
Giới chức Trung Quốc từ lâu vẫn tìm cách che đậy các tai nạn chết người trong huấn luyện của quân đội, trừ khi có máy bay rơi xuống đất hoặc được người dân nhìn thấy.
Tháng 5/2013, Bộ quốc phòng nước này xác nhận một thủy phi cơ của hạm đội Biển Bắc bị rơi xuống biển, nhưng không đề cập tới thương vong.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu tiếp tế Tam Sa 1 tới Hoàng Sa Theo Tân Hoa xã, tàu Tam Sa 1 đã rời đảo Hải Nam vào ngày 5/1 để đến khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa). "Tàu Tam Sa 1 có thể hoạt động trên toàn Biển Đông và đến được nhiều đảo nhỏ và bãi san hô tại các nhóm đảo Đông Sa và Nam...