Trung Quốc xây làng tại khu vực tranh chấp với Ấn Độ
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây làng gồm khoảng 100 nhà tại khu vực Arunachal Pradesh, tâm điểm tranh chấp biên giới kéo dài của nước này với Ấn Độ.
Ngôi làng nằm bên bờ sông Tsari Chu, Xinhua nói rằng hầu hết căn nhà được xây dựng vào tháng 10 năm ngoái. Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết dự án là một phần của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia.
Việc phát triển những con đường mới để quân đội sử dụng trong khu vực đã tạo ra “cơ hội tốt để xây nhà cho người Tây Tạng địa phương bằng nguồn tiền xóa đói giảm nghèo”, nguồn tin nói với SCMP .
Ảnh vệ tinh tháng 11/2020 cho thấy Trung Quốc xây làng ở Arunachal Pradesh. Ảnh: NDTV .
Video đang HOT
Arunachal Pradesh được New Delhi coi là một bang của Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh tuyên bố khoảng 90.000 km2 của vùng này là Nam Tây Tạng.
Trung Quốc và Ấn Độ đã có tranh chấp biên giới về Đường Kiểm soát Thực tế trong nhiều thập kỷ. Căng thẳng bùng phát vào tháng 6 năm ngoái khi binh lính hai bên tham gia cuộc đụng độ gây chết người ở Thung lũng Galwan. Căng thẳng duy trì ở khu vực kể từ đó.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng họ đã biết “các thông tin về việc Trung Quốc xây dựng dọc theo các khu vực biên giới với Ấn Độ”. Ấn Độ cũng tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở biên giới, bao gồm đường và cầu, để cải thiện cuộc sống của người dân Arunachal Pradesh, bộ này nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 21/1 nói rằng tất cả hoạt động xây dựng đều nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Theo một tài liệu năm 2017, Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng 624 ngôi làng ở biên giới tranh chấp như một phần của kế hoạch xóa đói giảm nghèo và đảm bảo ổn định chính trị ở khu vực tự trị Tây Tạng.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chiến thuật siêu âm Shaurya
Các quan chức Ấn Độ cho biết quân đội nước này đã phóng thử thành công phiên bản mới của tên lửa chiến thuật siêu âm Shaurya.
Hôm 3/10, Hindustan Times đưa tin Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa chiến thuật siêu âm có đầu đạn hạt nhân Shaurya, với tầm bắn lên đến 750 km từ một cơ sở quốc phòng ngoài khơi bờ biển Odisha. Đây là lần phóng thử tên lửa mới nhất trong chuỗi hoạt động thử nghiệm vũ khí gần đây trong bối cảnh căng thẳng quân sự với Trung Quốc ở khu vực Ladakh.
Động thái này diễn ra ba ngày sau khi Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm không đối không BrahMos tới dọc theo biên giới với Trung Quốc ở khu vực Ladakh và Arunachal Pradesh.
Tên lửa chiến thuật siêu âm Shaurya. Ảnh: Hindustan Times.
Tên lửa đất đối đất tầm trung Shaurya có thể đạt vận tốc Mach 7,5 khi được phóng đi từ bãi thử tại đảo Abdul Kalam. Chính phủ Ấn Độ chưa đưa ra thông báo chính thức về việc phóng thử thành công tên lửa này.
Các quan chức của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) cho biết tên lửa Shaurya được trang bị nhiều công nghệ điện toán tiên tiến và dẫn đường chính xác cao, động cơ đẩy hiệu quả, hệ thống điều khiển và dẫn đường tinh vi, đã từng bám sát mục tiêu thành công ở Vịnh Bengal.
Tên lửa đất đối đất tầm trung Shaurya có thể đạt vận tốc Mach 7,5. Ảnh: Indian Defence News.
DRDO cho biết tên lửa phát triển trong nước được theo dõi và giám sát thông qua một hệ thống tích cực gồm các radar tinh vi, các thiết bị theo dõi điện quang và một chuỗi các trạm đo đạc từ xa được đặt ở các điểm khác nhau.
Các quan chức cho biết tên lửa Shaurya sử dụng động cơ đẩy rắn có thể đánh lừa radar của đối phương sau khi phóng. Tên lửa dài 10 m, nặng 6,2 tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường nặng tới 1.000 kg.
Trung Quốc đã tính toán sai lầm khi "chọc giận" Ấn Độ? Trung Quốc chỉ muốn căng thẳng với quốc gia láng giềng Ấn Độ giới hạn ở phạm vi tranh chấp biên giới, nhưng Ấn Độ đã tẩy chay toàn diện hàng hóa và các dự án đầu tư của Trung Quốc. Người Ấn Độ biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Theo SCMP, các nhà quan sát từ lâu nhận...