Trung Quốc xây khu thương mại tự do ở Djibouti, Dubai phản ứng mạnh
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm 12-7 dọa sẽ có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc về việc xây dựng một khu thương mại tự do quốc tế tại Djibouti trên phần cảng đang tranh cãi pháp lý với quốc gia Đông Phi này.
Công ty điều hành cảng biển toàn cầu DP World (Dubai) nhấn mạnh hợp đồng nhượng quyền khai thác cảng Doraleh (DTC) vẫn có hiệu lực, đồng thời cảnh báo việc thu giữ trái phép cơ sở này từ phía Djibouti không trao quyền cho bên thứ 3 nào khác vi phạm các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền trên.
Cảnh báo trên được đưa ra một tuần sau khi Djibouti khởi động giai đoạn đầu của dự án khu thương mại tự do lớn nhất châu Phi do Trung Quốc phát triển, vi phạm quyền quản lý độc quyền của DP World.
Một phát ngôn viên của DP World cho rằng: “Đây là một ví dụ rõ ràng khác cho thấy chính phủ Djibouti vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng và quyền của các nhà đầu tư nước ngoài”.
Djibouti đã hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác thời hạn 50 năm với DP World tại DTC. Ảnh: AP
Video đang HOT
Người phát ngôn tuyên bố DP World có quyền thực hiện tất cả các hành động pháp lý sẵn có, trong đó yêu cầu bồi thường đối với bên thứ 3 can thiệp hoặc vi phạm các quyền của DP World được quy định trong hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác DTC.
Hồi tháng 2, Djibouti đã hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn 50 năm với DP World tại DTC khi cho rằng hợp đồng này vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Djibouti. Dubai đã đưa tranh chấp này ra Tòa Trọng tài Quốc tế ở thủ đô London – Anh và đang chờ kết quả.
DP World, công ty điều hành 78 cảng biển tại hơn 40 quốc gia, gần đây đang chuyển hướng sang vùng Sừng châu Phi với các dự án quản lý cảng tại Yemen và Somaliland.
Trong khi đó, Trung Quốc – quốc gia có căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất gần DTC – đang phát triển và tài trợ cho khu thương mại tự do vì xem Djibouti là một phần quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” trị giá 1 nghìn tỉ USD.
Vụ tranh chấp diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến thăm UAE vào tuần tới.
Theo Xuân Mai
Người lao động
Manila điều tra biểu ngữ gọi Philippines là tỉnh của Trung Quốc
Giới chức Manila đã vào cuộc điều tra việc các biểu ngữ gọi Philippines là "một tỉnh của Trung Quốc" xuất hiện ở một số địa điểm công cộng của Manila, đúng dịp Philippines đánh dấu 2 năm thắng kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague.
Người dân Philippines biểu tình yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện "đường lưỡi bò". (Ảnh: EPA)
Theo Reuters, các biểu ngữ này bí mật xuất hiện trên các cây cầu ở Manila hôm nay 12/7. Biểu ngữ có nội dung bằng tiếng Anh và tiếng Trung gọi Philippines là "tỉnh của Trung Quốc".
Các biểu ngữ này xuất hiện ở ít nhất 5 địa điểm của Manila và giới chức địa phương đã cho dỡ bỏ các biểu ngữ đó ngay trong sáng nay đồng thời vào cuộc điều tra. Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về các biểu ngữ đang gây "bão" trên các mạng xã hội ở Philippines.
Mạng xã hội ở Philippines ngay lập tức tràn ngập từ khóa "tỉnh của Trung Quốc" và "Biển Đông". Một số cư dân mạng cáo buộc đây là "chiêu trò" của lực lượng chính trị đối lập nhằm gây chia rẽ giữa Philippines và Trung Quốc. Trong khi đó một số cư dân mạng chỉ trích chính phủ Philippines không cứng rắn với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các biểu ngữ trên xuất hiện đúng dịp tròn 2 năm Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ tuyên bố "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc theo đơn kiện của Philippines.
Tuy nhiên, hai năm kể từ sau phán quyết của tòa, chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị chỉ trích không thể gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.
Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế từ tháng 1/2013. Đơn của Philippines đề nghị phân xử 3 việc: làm rõ tính pháp lý của "đường chín đoạn", còn gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ôm lấy một vùng rộng lớn ở Biển Đông; quy chế của những thực thể Trung Quốc chiếm đóng như các bãi cạn và các quyền hàng hải của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc tại những nơi Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường chín đoạn" hay "đường lưỡi bò", chồng lấn chủ quyền với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Minh Phương
Theo Dantri
Thắng ở Syria: Nga mở rộng tầm ảnh hưởng Châu Phi Sau thành công tại Syria, Nga trở thành đối tác hấp dẫn với các quốc gia không ưa Mỹ tại Trung Đông và Châu Phi. Hôm 04/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và người đồng nhiệm Mozambique Atanasio M'tumuke đã ký một thỏa thuận đơn giản hóa các thủ tục cho tàu quân sự của Nga tới thăm...