Trung Quốc xây dự án 200 triệu USD ở Sri Lanka gây quan ngại lớn cho Ấn Độ
Trung Quốc và Ấn Độ đang triển khai “cuộc chiến viện trợ” ở các nước nhỏ Ấn Độ Dương, đáng chú ý là xây dựng hạ tầng, nhà máy…
Mạng sina Trung Quốc đăng hình ảnh cho là tàu ngầm Type 039 Trung Quốc xuất hiện ở Sri Lanka vào tháng 9 năm 2014
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 9 tháng 12 dẫn tờ “The Hindu” ngày 7 tháng 12 đưa tin, Trung Quốc đã khởi động xây dựng một công trình cung cấp nước lớn cho Sri Lanka.
Báo Ấn Độ dẫn nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, Công ty TNHH cổ phần công trình thiết bị máy móc Trung Quốc đã xây dựng dự án cung cấp nước độc lập lớn nhất cho Sri Lanka, trị giá hợp đồng đạt 230 triệu USD.
Sau khi xây dựng xong dự án này, có thể cung cấp nước sạch cho 600.000 người ở khu vực Colombo. Công trình này bao gồm nhà máy lọc nước có công suất một ngày xử lý 54.000 tấn nước ô nhiễm và các công trình khác trong đó có đường ống hơn 1.000 km, thời hạn của công trình này là 3 năm.
Video đang HOT
Thực ra, trước đó, công ty xây dựng của Trung Quốc còn nhận xây nhà máy phát điện chạy than Puttalam cho Sri Lanka, tiêu tốn 1,2 tỷ USD.
Có nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc coi Sri Lanka là trọng điểm của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, còn công trình này chính là một trong rất nhiều biện pháp tăng cường quan hệ hai nước Trung Quốc-Sri Lanka. Bài báo cho rằng, do Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là sân sau của họ, vì vậy, Ấn Độ đang quan sát quan hệ giữa Trung Quốc với Sri Lanka và Maldives – hai nước có liên quan chặt chẽ tới lợi ích quốc gia của Ấn Độ.
Tàu ngầm Type 039 Trung Quốc xuất hiện ở Sri Lanka vào tháng 9 năm 2014
Vài ngày trước, công ty cung cấp nước ở Thủ đô Male của Maldives đã xảy ra cháy lớn, khiến cho nhà máy xử lý nước lớn nhất của Maldives xảy ra sự cố, cả nước gặp khó khăn về cung cấp nước, Ấn Độ lập tức điều 3 máy bay vận tải C-17 và 2 máy bay vận tải IL-76 khẩn cấp cung cấp nước cho Maldives, hơn nữa tàu tuần tra Sukanya Hải quân Ấn Độ cũng khẩn cấp cập bến Male để cung cấp nước ngọt cho nhân dân Maldives.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng điều máy bay vận tải cung cấp viện trợ khẩn cấp cho Maldives. Có người coi việc này là “cuộc chiến chi viện” giữa Trung-Ấn triển khai ở nước nhỏ Ấn Độ Dương.
Không chỉ như vậy, theo tin tức từ trang mạng Cục cảng vụ của Sri Lanka, Trung Quốc đã cung cấp khoản vay USD và nhân dân tệ cho việc mở rộng cảng Hambantota ở miền nam Sri Lanka. Ngoài ra, công trình giai đoạn đầu tiên của cảng này cũng do Trung Quốc cấp vốn xây dựng.
Không chỉ cảng biển, hãng tin Reuters từng cho biết, Sri Lanka còn vay 248 triệu USD của Trung Quốc để thi công đường cao tốc sân bay 25,8 km, hơn nữa, con đường này cũng do công ty Trung Quốc thi công.
Hình ảnh này trên mạng sina Trung Quốc được cho là tàu chi viện tàu ngầm Trường Hưng Đảo xuất hiện ở Colombo, Sri Lanka vào tháng 9 năm 2014
Theo Giáo Dục
Mỹ bác bỏ cáo buộc muốn lật đổ Tổng thống Sri Lanka
Đại sứ quán Mỹ tại Sri Lanka ra tuyên bố phủ nhận cáo buộc từ một bộ trưởng nước này nói Washington đang nuôi ý đồ lật đổ Tổng thống Mahinda Rajapaksa.
Một người lính Sri Lanka đang tung cờ quốc gia - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tái định cư Gunaratne Weerakoon tuyên bố Đại sứ Mỹ vừa mãn nhiệm Michele Sison đã "làm trung gian để các thế lực bên ngoài bơm tiền cho phe đối lập nhằm chống phá chính phủ và lật đổ tổng thống", theo AFP.
Cáo buộc trên được đưa ra tại một cuộc vận động tranh cử của đảng cầm quyền Sri Lanka Tự do cho cuộc bầu cử vào tháng 1.2015 và trong bối cảnh Tổng thống Rajapaksa đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3. Ngoài ra, Bộ trưởng Rajapaksa còn nói Đại sứ Sison "tìm cách mua chuộc ông bằng học bổng và suất định cư ở Mỹ".
Trong thông cáo ngày 7.12, Đại sứ quán Mỹ tuyên bố những tuyên bố trên "thể hiện sự lầm lẫn về quan hệ giữa cơ quan ngoại giao Mỹ với giới lãnh đạo cấp cao Sri Lanka, chính sách của chúng tôi với nước này cũng như hệ thống chính trị và kinh tế Mỹ".
Theo AFP, quan hệ giữa Sri Lanka với phương Tây hiện đang căng thẳng liên quan đến các chỉ trích về nhân quyền nhằm vào chính phủ nước này.
Vinh Sơn
Theo Thanhnien
Tiêm kích rẻ tiền JF-17 Trung Quốc có khách thứ 2 Không quân Nigeria sẽ trở thành khách hàng thứ 2 của tiêm kích JF-17 hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc và Pakistan. Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Không quân Nigeria cho biết, họ đang có kế hoạch mua 1 hoặc 2 phi đội tiêm kích JF-17 Thunder hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc và Pakistan. Các bên liên quan đang...