Trung Quốc xây bệnh viện dã chiến, tạm dừng qua lại biên giới với Nga

Theo dõi VGT trên

Trước thực trạng số ca Covid-19 nhập cảnh từ Nga tăng, Trung Quốc đã tạm dừng qua lại biên giới trên bộ với Nga và xây dựng nhanh bệnh viện dã chiến.

Những ngày qua, số ca Covid-19 mới nhập cảnh từ Nga đột ngột tăng mạnh buộc Trung Quốc phải thực thi hàng loạt các biện pháp ứng phó, như phong tỏa 1 thành phố giáp biên, xây dựng nhanh bệnh viện dã chiến và tạm dừng hoạt động qua lại biên giới đối với người tại cửa khẩu trên bộ với Nga.

Trung Quốc xây bệnh viện dã chiến, tạm dừng qua lại biên giới với Nga - Hình 1
Trung Quốc đang phải đối phó với nhiều ca lây Covid-19 ngược từ nước ngoài. Ảnh: Getty.

Báo cáo số liệu về tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc nhiều ngày qua cho thấy, số ca Covid-19 nhập cảnh vào nước này từ Nga đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng và liên tục, đặc biệt là tại tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc, giáp biên giới với Nga.

Đáng chú ý là thành phố Tuy Phân Hà (Suifenhe), địa phương giáp ranh với Nga đã bị phong tỏa do số ca Covid-19 chủ yếu tập trung tại đây. Từ ngày 4/4 đến nay, số người nhiễm SARS-CoV-2 về qua thành phố này đã chiếm tới 1/3 tổng số ca bệnh nhập cảnh mới của Trung Quốc.

Để kịp thời ứng phó với tình trạng này, từ ngày 8/4, bên cạnh siết chặt quản lý khu dân cư tại thành phố biên giới này, Trung Quốc đã quyết định tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới đối với người tại cửa khẩu trên bộ với Nga tại đây.

Ngoài ra, từ ngày 6/4, thành phố này cũng đã bắt đầu xây dựng 1 bệnh viện dã chiến với hơn 600 giường, để đối phó với tình trạng người nhập cảnh bằng đường bộ qua đây tăng vọt do số chuyến bay từ Nga về Trung Quốc giảm mạnh. Dự kiến, bệnh viện này sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng hôm 11/4 tới.

Video đang HOT

Được biết, trong ngày 8/4, Trung Quốc đã có thêm 63 ca Covid-19 mới, trong đó 61 trường hợp là nhập cảnh. Chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang đã có tới 40 ca mới, tất cả đều là công dân Trung Quốc về từ Nga. Tính đến nay, Trung Quốc đại lục đã có 1103 ca bệnh xâm nhập.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả Nội chiến Nga và thế Chiến I

Dịch "cúm Tây Ban Nha" từng làm rung động cả thế giới và ảnh hưởng đến kết cục của chiến tranh.

"Cúm Tây Ban Nha"

Trong thời chiến, chính phủ các nước thường kiểm duyệt không để thông tin về các dịch bệnh gây ốm hàng loạt xuất hiện trên báo chí và thư của binh sĩ. Một bệnh cúm được gọi là "Cúm Tây Ban Nha" chỉ vì Tây Ban Nha không tham chiến, và báo chí nước này là nước đầu tiên đưa tin về căn bệnh bí ẩn thường gây tử vong, rất có thể là đại dịch cúm lớn nhất trong lịch sử loài người, cả về số người bị nhiễm và số người chết.

Trong những năm 1918-1919 (trong 18 tháng), trên toàn thế giới, khoảng 550 triệu người, tương đương 29,5% dân số thế giới, đã bị ngã bệnh "cúm Tây Ban Nha". Khoảng 50-100 triệu người (2,7-5,3% dân số thế giới) đã chết, tỷ lệ tử vong trong số những người mắc bệnh là 10-20%. Dịch bệnh bắt đầu vào những tháng cuối của Thế chiến I và nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc xung đột vũ trang lớn nhất vào thời điểm đó. Người ta tin rằng, những khó khăn của chiến tranh - mất vệ sinh, dinh dưỡng kém, trại quân và trại tị nạn quá đông đúc... đã "tiếp sức" cho đại dịch.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả Nội chiến Nga và thế Chiến I - Hình 1
Cùng với các yếu tố khác, dịch bệnh đã "quật" ngã nhiều quân đội hùng mạnh. Nguồn: wikipedia.org

Triệu chứng của bệnh: da xanh-tím tái, viêm phổi, ho ra máu. Ở giai đoạn sau, virut gây chảy máu trong phổi, do đó bệnh nhân bị sặc máu. Nhưng về cơ bản, bệnh thường diễn ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Rất có thể, nguyên nhân chính gây tử vong cao là do sự đặc biệt của chủng virut này - gây tăng glucose máu, dẫn đến sự phá hủy nhanh chóng các mô phổi bị viêm và ứ đầy dịch lỏng trong đó - điều lý giải tốc độ nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao của bệnh nhân trẻ (20-40) tuổi. Chưa ai giải thích được bản chất việc xuất hiện của "cúm Tây Ban Nha" và sự biến mất nhanh chóng, cũng như loại trừ khả năng "tái xuất" của nó.

Virus đến từ đâu?

Sau đại dịch, người ta xác định được thông tin kín đầu tiên về "cúm Tây Ban Nha" xuất hiện vào mùa xuân năm 1918 tại Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, nhiều bác sĩ cho rằng nguồn gốc của virus là từ Trung Quốc - nơi mà những trường hợp đầu tiên của căn bệnh sau đó được xác định là "cúm Tây Ban Nha", được ghi nhận vào mùa thu năm 1917. Từ Trung Quốc, theo những người di cư, virus đã xuất hiện ở Hoa Kỳ. "Cúm Tây Ban Nha" được đưa đến châu Âu bởi lính Mỹ - những người bắt đầu đến Pháp với số lượng lớn vào mùa xuân năm 1918.

Tuy nhiên, vào năm 2016, "Tạp chí Hiệp hội Y khoa Trung Quốc" đã công bố tài liệu có chứa các thông tin về "cúm Tây Ban Nha" trong quân đội các nước châu Âu vào những năm 1914-1917. Từ đó, kết luận rằng "cúm Tây Ban Nha" đã đe dọa các mặt trận của Thế chiến I trước cả năm 1918, nhưng bằng sự kiểm duyệt thông tin, các quốc gia tham chiến đã khéo léo che giấu sự thật đến khi thông tin về dịch bệnh bị lộ. Có thể, có phần rất lớn sự thật trong kết luận này, bởi vì quân đội đầu tiên mà "cúm Tây Ban Nha" gây thiệt hại tương đương với tổn thất trong chiến đấu là quân đội Đức.

Chiến thắng của những người Bolshevik trong Nội chiến

Nước Nga trong những năm cách mạng và Nội chiến, do suy dinh dưỡng quy mô lớn và sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng, đã bị tấn công bởi nhiều dịch bệnh khác nhau (ngoài "cúm Tây Ban Nha" còn bệnh thương hàn, tả...). Nhiều hồi ức sống động về những dịch bệnh đã diễn ra vẫn còn được lưu trữ. Theo các ấn phẩm Liên Xô, chính những căn bệnh này đã thực sự cản trở người Bolshevik. Nhưng phía bên kia chiến tuyến cũng trải qua những vấn đề tương tự, tuy mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả Nội chiến Nga và thế Chiến I - Hình 2
Binh lính ngã bệnh đã ảnh hưởng đến sức chiến đấu của nhiều đơn vị; Nguồn: pikabu.ru 2

Theo số liệu thống kê về "cúm Tây Ban Nha" những năm 1918-1919, ở châu Âu, có một quy luật thú vị: đất nước càng nằm về phía bắc, càng ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tỷ lệ tử vong do "cúm Tây Ban Nha" đối với người Serbia là 4,2% tổng dân số (cao nhất châu Âu), ở Hy Lạp - 2,4%, ở Italy - 1,7%, ở Tây Ban Nha - 1,4%, ở Đức - 1%, ở Anh - 0,6%, ở Đan Mạch - 0,4%. Nga nằm trong số các quốc gia phía bắc có ít ca tử vong bởi "cúm Tây Ban Nha" nhất - cũng 0,4%.

Từ đó, có thể kết luận rằng, "cúm Tây Ban Nha" có khả năng tấn công nhiều nhất vào các khu vực phía nam của Đế quốc Nga cũ - Ukraine và Bắc Kavkaz - nơi các lực lượng đông đảo nhất của Bạch vệ đã chống lại Hồng quân trong cuộc Nội chiến. "Cúm Tây Ban Nha" được cho là đã xâm nhập Ukraine vào mùa hè năm 1918 qua những người lính của quân đội Đức. Nhưng dịch bùng nổ đặc biệt nghiêm trọng ở Ukraine, Kuban và Don đã bắt đầu vào mùa đông 1918-19 - sau khi các binh sĩ Anh và Pháp đến các cảng Odessa, Sevastopol và Novorossiysk. Nhiều người trong số họ trước đây đã đến Balkan và Trung Đông - khu vực hoành hành của "cúm Tây Ban Nha".

Sự can thiệp của quân đội nước ngoài đã trở thành yếu tố chính trong sự xâm nhập của "cúm Tây Ban Nha" vào Nga. Và theo quy luật, đại dịch có khả năng tấn công các khu vực phía Nam của đất nước. Những người lính ngoại bang cũng đã mang "cúm Tây Ban Nha" đến Bạch quân ở phía đông và phía bắc nước Nga. Ở miền trung nước Nga - nơi đóng đô của chính quyền Xô viết, quy mô của dịch "cúm Tây Ban Nha" bé hơn. Do đó, "cúm Tây Ban Nha" đã ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hiệu quả chiến đấu của binh lính Bạch vệ so với Hồng quân.

Thất bại của Đức trong Thế chiến I

Tháng 3/1918, Đức đã đánh bại Nga. Bộ Tổng tham mưu Đức đã lên kế hoạch đập tan quân đội Anh-Pháp trước khi các lực lượng lớn của Mỹ từ bên kia đại dương có thể đến trợ giúp họ. Với kết quả của ba cuộc tấn công liên tiếp từ tháng 3 đến tháng 6/1918 tại Pháp, người Đức đã có thể siết chặt các đồng minh. Một cuộc tấn công mới đã được lên kế hoạch vào tháng 7/1918. Nhưng tại thời điểm đó, theo báo cáo mật của Tổng Tham mưu trưởng Erich Ludendorff, mỗi trong 10 người lính Đức đã bị đổ cúm. Các sư đoàn độc lập gần như tê liệt hoàn toàn do binh lính phải nằm bệnh xá. Bắt đầu vào ngày 15/7/1918, cuộc tấn công cuối cùng của Đức trong Thế chiến I đã bị trì hoãn ba ngày.

Dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả Nội chiến Nga và thế Chiến I - Hình 3
Nhiều kiểu bệnh viện dã chiến đã được thành lập để cứu người, dập dịch; Nguồn: thebabel.net

Đáng chú ý là quân lính Anh-Pháp không gặp phải những khó khăn nghiêm trọng liên quan đến dịch bệnh như vậy vào thời điểm đó. Có thể phần lớn những người lính Đức bị căn bệnh này là vì suy dinh dưỡng. Do phong tỏa kinh tế ở Đức, từ năm 1915 đã xuất hiện nạn đói. Khẩu phần trung bình hàng ngày của một người lính Đức vào năm 1918 chỉ chứa 2.500 kilocalories, trong khi người Pháp - 3.900 và người Anh - 4.300 kilocalories (A.M. Zayonchkovsky - "Chiến tranh thế giới 1914-1918").

Sự suy yếu của quân đội Đức do suy dinh dưỡng và bệnh tật đã giúp quân Đồng minh lật ngược thế cờ. Ngày 8/8/1918, Pháp và Anh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người Đức và tiến hành cuộc tấn công, tiếp diễn đến khi ký hiệp định đình chiến (ngày 11/11). Quân đội Mỹ, trái với sự quảng bá rộng rãi của truyền thông ở Hoa Kỳ, trong thực tế không có vai trò gì trong bước ngoặt này. Họ bị mất sức chiến đấu bởi "cúm Tây Ban Nha" đến nỗi, vào tháng 9/1918, quân đội Mỹ mới có thể xung trận.

Tổng cộng, Quân đội Mỹ đã mất số lính do "cúm Tây Ban Nha" trong Thế chiến I ngang với tổn thất do hỏa lực của kẻ thù. Đối với quân đội Đức, tác động của dịch bệnh còn rõ rệt hơn so với quân đội Anh-Pháp, cũng bởi vì cuộc tấn công mùa xuân hè năm 1918 là cơ hội cuối cùng để giành chiến thắng trong Thế chiến I. Thất bại của cuộc tấn công này cũng đồng nghĩa với việc thua trận, ngay cả khi quân Đồng minh không thể tiến hành một cuộc phản công ngay lập tức, mà với sự chậm trễ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Thách thức và rạn nứt nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượngThách thức và rạn nứt nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượng
03:21:26 24/12/2024
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTokThêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok
10:45:50 24/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024
Nhiều quốc gia ngỏ ý muốn làm chủ nhà cho cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông TrumpNhiều quốc gia ngỏ ý muốn làm chủ nhà cho cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Trump
13:32:43 24/12/2024

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Bị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốnBị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn
16:14:35 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

21:37:54 25/12/2024
Theo phân loại của Liên Hiệp Quốc, quốc gia có trên 7% dân số từ 65 tuổi được coi là xã hội già hóa , trên 14% là xã hội già và trên 20% là xã hội siêu già .
Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

21:37:24 25/12/2024
Tại Bảo tàng Sóng thần Aceh ở trung tâm thành phố Banda Aceh, những ngày lịch sử này luôn đông khách tham quan. Trong đó có cả những người dân Banda Aceh tìm đến để nhắc nhớ về ký ức và để thấy mình may mắn.
Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

21:34:24 25/12/2024
Trong bài phát biểu, nhà vua nhấn mạnh rằng đây là một thảm họa cần được rút kinh nghiệm sâu sắc. Ông kêu gọi đất nước củng cố các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và đoàn kết hơn để vượt qua những thử thách tương tự t...
Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

21:31:07 25/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm cùng ngày đã bày tỏ lời chia buồn với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev về vụ rơi máy bay.
Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

21:26:31 25/12/2024
Ngoài ra, nhà lãnh đạo này cũng chưa nộp thông báo chỉ định luật sư. CIO dự kiến sớm nhất là ngày 26/12, sẽ quyết định các biện pháp tiếp theo, như ra lệnh triệu tập lần thứ ba hoặc xin lệnh bắt giữ.
'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

21:24:25 25/12/2024
Đây không chỉ là hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại một bảo tàng ở châu Âu mà còn là một biểu tượng cho sự kết nối cộng đồng và sự sáng tạo văn hóa.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

21:17:51 25/12/2024
Đặc phái viên khẳng định Việt Nam là tấm gương, nguồn cảm hứng bất tận cho nhân dân Palestine tiếp tục đấu tranh giành các quyền bất khả xâm phạm, quyền tự quyết và quyền thành lập Nhà nước Palestine độc lập.
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

21:09:54 25/12/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev, bày tỏ chia buồn với người dân và chính phủ nước này sau vụ rơi máy bay.
Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

20:30:28 25/12/2024
Met Office dự báo càng gần ngày 30/12, thời tiết chuyển lạnh hơn và mưa nhiều hơn trên khắp cả nước. Khi bước vào Năm mới, khả năng tuyết rơi sẽ tăng dần. Hiện còn quá sớm để dự đoán nơi nào sẽ có tuyết.
Tìm thấy ít nhất 4 thi thể trong vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

Tìm thấy ít nhất 4 thi thể trong vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

20:26:00 25/12/2024
Theo hãng Azerbaijan Airlines, thông tin sơ bộ cho thấy chiếc máy bay Embraer 190 (loại phản lực dân dụng cỡ vừa) đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi va phải một đàn chim.
Thêm một Giáng sinh trầm lặng ở thánh địa Bethlehem

Thêm một Giáng sinh trầm lặng ở thánh địa Bethlehem

20:21:50 25/12/2024
Ông Jiries Qumsiyeh, người phát ngôn của Bộ Du lịch Palestine, cho biết số lượng du khách đến Bethlehem đã giảm mạnh từ khoảng 2 triệu người mỗi năm vào năm 2019 xuống dưới 100.000 người trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Sao việt

23:27:08 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh mừng Giáng sinh bên bạn gái kém 18 tuổi và con trai
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.
Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Netizen

21:29:18 25/12/2024
Olympia là chương trình hàng đầu dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê với tri thức. Một đặc điểm của cuộc thi này là có rất nhiều câu hỏi hóc búa