Trung Quốc vượt Nga về sức mạnh hải quân?
Một số chuyên gia quân sự nói Trung Quốc đã vượt qua Nga về sức mạnh hải quân.
Tàu chiến Trung Quốc và Nga trong một cuộc tập trận chung ở biển Hoa Đông năm 2014 Ảnh: SCMP/AP
Trong một số năm qua, hải quân Nga và Trung Quốc thường xuyên tập trận chung và chuyên gia nói các cuộc tập trận này đã giúp hải quân Trung Quốc trở thành một lực lượng tương đối hiện đại trong khi Nga đang theo dõi một cách thận trọng.
Đánh giá 10 cuộc tập trận chung giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Nga từ năm 2012, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cao nhất, Viện Nghiên cứu quốc tế và an ninh nói chúng nhằm mục tiêu gửi đi một thông điệp địa chính trị.
Theo báo cáo của viện này, các cuộc tập trận được tiến hành trong vùng biển Trung Quốc, biển Hoa Đông, biển Baltic. Họ kết luận rằng “Bắc Kinh đã vượt qua Moscow trong việc khẳng định vai trò một cường quốc hải quân”.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga trở nên gắn kết trong cân bằng chiến lược khi quan hệ với Mỹ ngày càng xấu đi và xu hướng này diễn ra cả trong hợp tác quân sự. Tháng trước, hải quân Trung Quốc và Nga lần đầu tổ chức tập trận phòng không bắn đạn thật trên biển.
“Đúng là Trung Quốc đã vượt qua Nga, đặc biệt khi tính đến việc Bắc Kinh đã nỗ lực rất nhiều để phát triển sức mạnh hàng hải một cách toàn diện, điều này vượt qua nội hàm khả năng của trang thiết bị đang có để đạt đến tầm rộng hơn là một nền kinh tế biển rộng lớn, các hải cảng và hoạt động vận tải, đóng tàu…”, ông Collin Koh, chuyên gia quân sự của trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nói với SCMP.
Ông Koh cũng nói Nga đã đóng vai trò chủ chốt giúp Trung Quốc phát triển năng lực hải quân, “khi các cuộc tập trận chung là hoạt động tốt nhất giúp hải quân Trung Quốc xây dựng năng lực hoạt động ở biển xa”.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2015-2018, tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 55%, từ 167,9 tỷ USD lên 260,8 tỷ USD, theo một báo cáo hồi năm ngoái của Ủy ban Kinh tế và an ninh Trung-Mỹ thuộc quốc hội Mỹ. Báo cáo nói trong thời gian này, “phần bánh” của hải quân được chia tới 82%, từ 31,4 tỷ lên 57,1 tỷ USD.
Việc đầu tư mạnh cho hải quân đã mang lại kết quả là Trung Quốc chế tạo được một số loại vũ khí tiên tiến hàng đầu thế giới và trong một số trường hợp, vượt qua đồ của Mỹ, một báo cáo của tình báo quân đội Mỹ (DIA) công bố hồi đầu năm nhận định.
Thêm vào đó, hải quân Trung Quốc nay có nhiều tàu chiến hơn Mỹ (cho dù tỷ lệ số tàu chiến lớn và hiện đại chưa so được với Mỹ), theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược có trụ sở tại Washington (SIS).
“Với 300 tàu chiến, hải quân Trung Quốc là hạm đội lớn nhất thế giới, có tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, khinh hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ”, CSIS nói.
Nhà phân tích quân sự Timothy Heath, của hãng tư vấn Rand Corporation (Mỹ) nói Nga đã phải chấp nhận thực tế là Trung Quốc đã vượt qua họ về sức mạnh
hải quân.
“Nga “chiều theo” Trung Quốc về một số vấn đề, ví dụ sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á cũng như sự lãnh đạo của Trung Quốc trong một số tổ chức quốc tế, ví dụ Tổ chức hợp tác Thượng Hải”, ông Heath nói.
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc hưởng lợi từ các cuộc tập trận chung với Nga, qua đây học cách vượt qua những yếu kém như huy động lực lượng từ nhiều vùng và điều phối tàu chiến, theo Châu Trần Minh, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh.
“Moscow sẽ nhìn nhận tham vọng hàng hải của Trung Quốc với thái độ thận trọng, nhưng Nga vẫn muốn giữ Trung Quốc như một đối tác nhằm chống lại phương Tây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013″, ông Collin Koh nói.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc vẫn có thể học từ Nga các kỹ thuật tác chiến tàu ngầm, lĩnh vực duy nhất Nga vượt trên Trung Quốc.
ANH MINH
Theo Thanhnien
Tư lệnh Mỹ dự báo tiếp tục chạm trán tàu TQ trên Biển Đông
Đô đốc Mỹ dự đoán những vụ chạm trán với tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông sẽ tiếp diễn, nhấn mạnh hạn chế tối đa tính toán sai lầm tránh dẫn đến các sự cố chiến lược.
"Chúng ta nhìn thấy rõ Trung Quốc đang mở rộng hoạt động một cách chiến lược. Không có gì bất ngờ trước sự gia tăng các hoạt động hàng hải trong khu vực, đặc biệt là những hoạt động của hải quân Trung Quốc", Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ, ngày 1/11 nhận định trong cuộc trao đổi qua điện thoại với các phóng viên.
"Hải quân Mỹ cũng duy trì sự hiện diện thường xuyên trên vùng biển. (Vì thế) sẽ tiếp tục xảy ra các trường hợp hải quân 2 nước chạm trán", ông cho biết.
Ông cho rằng các bên cần tuân thủ đúng quy trình liên lạc giữa các lực lượng hải quân, duy trì tính chuyên nghiệp và tránh rủi ro trên biển, đảm bảo sự đi lại an toàn trên vùng biển quan trọng.
Đô đốc Richardson cũng nhấn mạnh nhu cầu giảm thiểu tối đa những tính toán sai sót để không dẫn đến các sự cố mang tính chiến lược.
Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Đô đốc Richardson đồng thời tái khẳng định lập trường duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do, trong đó ASEAN là tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của khu vực.
"Tôi nhận thấy việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) hiện nay có những diễn biến rất tích cực. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì các tuyến đường an toàn trên vùng biển quốc tế", vị tư lệnh hải quân Mỹ trả lời Zing.vn.
Đô đốc nhấn mạnh Mỹ hoan nghênh việc ASEAN cân nhắc cho các bên không ký kết tăng cường tham gia cùng với các nước thành viên COC, đồng thời đánh giá cao việc mở rộng giám sát không chỉ các hoạt động trên biển mà còn trên vùng trời Biển Đông.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những tiến triển đối thoại và kỳ vọng về các bước tiến mới", ông cho biết.
Tàu khu trục USS Decatur cuối tháng 9 đã chạm trán nguy hiểm với tàu chiến Trung Quốc tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Về kế hoạch diễn tập chung trên biển Mỹ - ASEAN 2019, Đô đốc Richardson cho biết mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn lên ý tưởng và chưa có thông tin chi tiết.
"Chúng tôi rất trông chờ cuộc diễn tập chung sắp tới. Đây là cơ hội nhấn mạnh sự toàn diện trong chính sách của ASEAN trong khu vực, sẵn sàng tiếp cận những đối tác không phải là quốc gia thành viên", ông khẳng định.
"Cách tiếp cận này là một minh chứng về khả năng lãnh đạo của ASEAN. Chúng tôi xem ASEAN là một nhân tố then chốt đối với sự ổn định của khu vực và hy vọng các bên có thể tăng cường hợp tác trong tương lai", đô đốc Mỹ nói.
Thanh Danh
Theo Zing
Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc Lịch sử thực sự rất rõ ràng và đơn giản: Biển Đông chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc. Philippines đã đưa ra cảnh báo cho Trung Quốc (TQ) trước những hành động gia tăng triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là quyền hợp pháp của...