Trung Quốc vượt Mỹ về số nhà khoa học hàng đầu?
Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi số lượng tương ứng ở Trung Quốc tăng lên, theo dữ liệu mới từ một công ty Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post hôm nay 17.1 dẫn báo cáo mới từ công ty công nghệ dữ liệu Dongbi Data có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) khẳng định Trung Quốc đã vượt qua Mỹ lần đầu tiên về số lượng các chuyên gia khoa học và công nghệ cấp cao.
Phân tích dữ liệu trong 5 năm từ 2020-2024, báo cáo cũng cho thấy số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Trung Quốc đã tăng lên, trong khi số lượng tương ứng ở Mỹ lại giảm. Báo cáo được công bố vào ngày 11.1.
Một nhà khoa học của Viện Vật lý năng lượng cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, giới thiệu máy dò neutrino tại Đài quan sát neutrino ngầm Giang Môn ở tỉnh Quảng Đông ngày 11.10.2024. ẢNH: AFP
Báo cáo nêu rõ có 36.599 nhà khoa học hàng đầu thế giới tại Mỹ vào năm 2020, nhưng con số này đã giảm xuống còn 31.781 vào năm 2024. Trong thời gian đó, tỷ lệ các nhà khoa học Mỹ trong nhóm nhân tài toàn cầu đã giảm từ gần 33% còn 27%.
Video đang HOT
Ngược lại, số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Trung Quốc tăng từ 18.805 vào năm 2020 lên 32.511 vào năm 2024, với tỷ lệ trong nhóm nhân tài toàn cầu tăng từ 17% lên 28%.
Cũng theo báo cáo mới, “nhân tài khoa học và công nghệ trình độ cao” được định nghĩa là bất kỳ nhà nghiên cứu nào đã công bố các bài báo có tầm ảnh hưởng trên những tạp chí hàng đầu thế giới.
Nhóm nghiên cứu đứng sau báo cáo mới từ Dongbi Data đã xem xét hơn 40.000 bài báo được trích dẫn nhiều và được công bố từ năm 2020-2024 trên 129 tạp chí học thuật quốc tế hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, rồi trích xuất thông tin về các tác giả và đối chiếu dữ liệu, theo South China Morning Post.
Vũ khí năng lượng của Trung Quốc phát xung điện từ như vụ nổ hạt nhân
Các nhà khoa học Trung Quốc đã vượt qua những rào cản kỹ thuật trong việc phát triển vũ khí vi sóng nhỏ gọn, mạnh mẽ, có thể tạo ra xung điện từ như vụ n.ổ bo.m hạt nhân.
Trung Quốc đã phát triển một loại vũ khí năng lượng định hướng nhỏ gọn có khả năng tấ.n côn.g cực mạnh (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Hiện nay trên thế giới có nhiều nước đang nghiên cứu phát triển và thực nghiệm vũ khí năng lượng định hướng (DEW) sử dụng các nguyên lý vật lý mới. DEW bao gồm các loại: Vũ khí chùm tia, vũ khí chùm hạt và vũ khí vi-ba.
DEW dựa vào nguồn năng lượng công suất lớn, được khuếch đại và bức xạ có hướng dưới dạng chùm hạt hoặc tia hẹp, có thể sử dụng làm vũ khí phòng thủ chống tên lửa, chống vũ khí vũ trụ, vệ tinh quân sự, tấ.n côn.g trên bộ, trên biển và trên mặt đất.
Vũ khí năng lượng định hướng có những ưu điểm vượt trội so với vũ khí thông thường, đặc biệt khi tác chiến ở khoảng cách lớn. Chúng có thể bí mật bất ngờ làm tê liệt toàn bộ hệ thống chỉ huy và điều khiển cũng như sinh lực đối phương.
Tuy nhiên, nhược điểm khiến DEW chưa phổ biến không phải vấn đề tạo ra được chùm tia năng lượng định hướng công suất lớn mà là muốn tạo ra chùm tia như vậy cần thiết có một tổ hợp trang bị phức tạp và cồng kềnh, bao gồm hệ thống tạo nguồn năng lượng bức xạ công suất lớn và một hệ thống trinh sát, phát hiện, nhận dạng, bắt bám, điều khiển chùm năng lượng diệt mục tiêu với thời gian phản ứng và tác động nhanh cỡ tốc độ ánh sáng.
Hiện Trung Quốc đã vượt qua rào cản kỹ thuật đáng kể trong quá trình phát triển vũ khí năng lượng định hướng (DEW) nhỏ gọn nhưng cực kỳ mạnh mẽ.
Loại vũ khí vi sóng (hay còn gọi là vũ khí vi-ba) công suất cao (HPM) của Trung Quốc này - vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và chưa sẵn sàng triển khai ngay trên thực địa - có khả năng tạo ra các xung điện từ có cường độ tương đương với một vụ nổ hạt nhân, đủ sức phá vỡ hoặc thậm chí phá hủy các thành phần điện tử trong hệ thống vũ khí của đối phương.
Quân đội Mỹ mới đây đã công bố kế hoạch triển khai vũ khí HPM ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhắm vào các vệ tinh của Trung Quốc. Những vũ khí này sử dụng ăng-ten hình đĩa truyền thống và cần phải xoay liên tục để tấ.n côn.g các mục tiêu khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu tham gia vào dự án, loại vũ khí mới của Trung Quốc sử dụng công nghệ truyền dẫn mảng pha thay thế để "tập trung năng lượng chính xác, tăng phạm vi diệt mục tiêu hiệu quả và tăng cường hiệu ứng gây sát thương, cho phép tấ.n côn.g cùng lúc nhiều mục tiêu".
Một vũ khí như vậy từng được coi là không thể vì các xung điện từ mà nó tạo ra có khả năng tự hủy diệt chính nó.
Sóng điện từ do vũ khí năng lượng của Trung Quốc tạo ra có tổng công suất bằng hoặc thậm chí vượt quá 1 gigawatt.
Sóng điện từ quay mà nó tạo ra được chuyển đổi chính xác thành trạng thái ổn định và phân bổ đều cho 8 kênh độc lập cấu thành ăng-ten mảng pha.
Trung Quốc phát triển vật liệu có khả năng biến hình như tắc kè hoa Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã phát triển một loại vật liệu có khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng ở cấp độ phân tử khi tiếp xúc với ánh sáng. Ảnh minh họa. Nguồn: Scmp Nghiên cứu này mở ra một loại hình ngụy trang mới giúp con người hòa mình vào môi trường xung quanh, giống như...