Trung Quốc vượt lên trong cuộc đua 5G nhờ dịch Covid-19
Trung Quốc có thể chiếm 60% thiết bị cầm tay 5G trên toàn cầu trong năm 2020.
Xe tự lái 5G tại Vũ Hán
Tháng 2.2020, khi các thành phố trên khắp tỉnh Tứ Xuyên bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, người ta đã nhìn thấy thiết bị bay không người lái ( drone) bay vòng quanh bầu trời, phát đi các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phun thuốc khử trùng và kiểm tra hình ảnh nhiệt độ cơ thể cho cư dân. Trong khi đó ở Bắc Kinh, drone được trang bị sức mạnh 5G đã gửi khẩu trang đến gần Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh và giao bữa ăn đến bệnh nhân để giảm bớt sự tiếp xúc giữa người với người. Còn tại Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát đại dịch, hàng trăm xe tải tự lái đã được sử dụng để vệ sinh đường phố, theo Nikkei.
Những điều kể trên là một vài ví dụ cho thấy cách Trung Quốc đã nhanh chóng khai thác công nghệ 5G để đối phó dịch Covid-19 và phần nào vượt lên các nước phương Tây trong cuộc đua công nghệ quan trọng. Trung Quốc bắt đầu tăng cường triển khai 5G vào năm ngoái khi căng thẳng về vấn đề kinh tế và công nghệ với Mỹ ngày càng tăng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây xác định 5G là một trong những mục tiêu thiết yếu giúp tái tạo nền kinh tế.
Và dịch Covid-19 theo một cách đặc biệt nào đó đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh ứng dụng công nghệ 5G. “Một điều ngạc nhiên là dịch bệnh đã trở thành cơ hội lớn để Trung Quốc đẩy nhanh việc thử nghiệm các ứng dụng 5G mà không nhiều người biết cách sử dụng trước đây như drone, xe tự lái, cửa hàng không nhân viên phục vụ và điện thoại 5G”, Wallace Hsu, chuyên gia phân tích tại Market Intelligence & Cosulting Institute, nói.
Ngoài ứng dụng đã nêu, mạng 5G vừa được triển khai còn giúp các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến trong nước phát sóng hơn 1,57 triệu lớp học. Giáo viên tại một số trường trung học ở Bắc Kinh đã dùng điện toán đám mây để tiến hành kiểm tra từ xa. Tuy nhiên, y tế mới là lĩnh vực áp dụng 5G nhiều nhất. Hơn 100 bệnh viện đã áp dụng hệ thống 5G để tư vấn y tế trực tuyến. Các bác sĩ ở tỉnh Chiết Giang dùng công nghệ thế hệ mới để điều khiển robot làm công việc kiểm tra người nhiễm virus SARS-CoV-2 từ xa trong một bệnh viện cách đó 700 km ở Vũ Hán.
Hầu hết ứng dụng 5G ở Trung Quốc là kết quả hợp tác giữa Huawei Technologies và nhà mạng China Mobile. Tháng 6.2019, Bắc Kinh đã hỗ trợ Huawei bằng cách bắt đầu cấp giấy phép thương mại 5G sau khi hãng này bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào danh sách đen. Tháng 3.2020, ông Tập Cận Bình cam kết tăng tốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, bao gồm hoạt động triển khai 5G, trung tâm dữ liệu và đường sắt cao tốc với mục tiêu ổn định nền kinh tế đất nước sau khi GDP của Trung Quốc giảm mạnh 6,8% trong quý đầu năm nay, lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1992.
Theo dữ liệu được Nikkei tổng hợp, ba nhà mạng lớn nhất nước là China Mobile, China Telecom và China Unicom đã chi hơn 180 tỉ nhân dân tệ (khoảng 25,45 tỉ USD) cho cơ sở hạ tầng liên quan đến 5G trong năm nay, cao hơn năm lần so với mức chi năm ngoái. Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng và vận hành ít nhất 600.000 trạm gốc 5G trên cả nước vào cuối năm 2020.
Chính sách quốc gia trong việc hiện thực hóa công nghệ 5G đã mang lại lợi ích cho hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông là Huawei và ZTE. Cả hai có hơn 80% cổ phần trong các dự án cơ sở hạ tầng 5G của China Mobile, chiếm 40% tổng số trạm gốc 5G ở Trung Quốc trong năm nay.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng 5G, Trung Quốc hiện bắt đầu nhìn thấy dấu hiệu hồi phục trong thị trường điện thoại thông minh, vốn đang được thúc đẩy chủ yếu bởi thiết bị cầm tay 5G. Trước tác động của dịch Covid-19, thị trường này đã giảm mạnh trong ba tháng đầu năm. Theo ông Rick Tsai, giám đốc điều hành Media Tek, điều tệ nhất với thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc đã qua đi và ông đang mong chờ sự bùng nổ kế tiếp.
Media Tek, nhà cung cấp chip di động cho Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi và Samsung, dự báo khoảng 60% trong số từ 170 triệu đến 200 triệu điện thoại thông minh 5G xuất xưởng trên toàn thế giới trong năm nay là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những chuyên gia theo dõi thị trường cảnh báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có khả năng tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, khiến họ phải đắn đo khi bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại thông minh 5G.
Công nghệ UAV trinh sát siêu nhỏ nguy hiểm ra sao trên chiến trường?
Ngày nay, các UAV trinh sát siêu nhỏ luôn được ứng dụng nhiều trong tác chiến hiện đại.
Video đang HOT
Với kích thước chỉ bằng một chú chim nhỏ, hoạt động không phát ra tiếng động, các UAV trinh sát siêu nhỏ này có thể len lỏi vào căn cứ đối phương để chỉ điểm cho hỏa lực tiêu diệt địch.
Trinh sát luôn đóng vai trò quan trọng trong đặc biệt trong tác chiến hiện đại, khi mà khả năng ngụy trang ngày càng phát triển, chính vì thế các nền công nghiệp quân sự hàng đầu thế giới tập trung phát triển các UAV siêu nhỏ cho hoạt động trinh sát.
Một trong những UAV siêu nhỏ này phải kể đến Black Hornet PRS. Loại UAV siêu nhỏ này được lắp camera quang điện tử hồng ngoại, hoạt động không có tiếng ồn, thời gian bay liên tục 25 phút.
Chiếc Black Hornet PRS đã thể hiệu quả trong chiến đấu, chúng có thể truyền video trực tiếp và hình ảnh rõ nét full HD cho binh sĩ tham chiến hoặc các trắc thủ điều khiển UAV tấn công trên chiến trường.
Trong điều kiện chiến đấu, binh sĩ có thể ẩn nấp trong một vị trí an toàn, điều khiển Black Hornet PRS âm thầm thực hiện nhiệm vụ trinh sát tình hình địch.
Nhờ sự hỗ trợ của UAV Black Hornet PRS, lực lượng tác chiến nắm chắc được tình hình địch, từ đó có phương sách đối ứng phù hợp.
Trên chiến trường, UAV siêu nhỏ Black Hornet PRS trở thành đôi mắt của người lính khi truyền video công nghệ EO/IR trực tiếp thời gian thực.
Chiếc UAV trinh sát nhỏ gọn này có khối lượng chỉ 33 gram và dài 168 mm, rất khó thấy được bằng mắt và các phương tiện trinh sát thông thường, có âm thanh cực kỳ nhỏ.
Lợi thế này cho phép UAV siêu nhỏ này hoạt động bí mật và rất khó bị phát hiện.
Thực hiện trinh sát bằng UAV siêu nhỏ này giúp cho quân đội giảm thiểu tổn thất sinh lực và phương tiện chiến đấu.
Các UAV siêu nhỏ nằm trong hệ thống PRS, thực ra đây là một trạm thông tin liên lạc kỹ thuật số, nhằm giúp các người lính tác chiến tốt hơn trong các môi trường tham chiến khốc liệt.
Hệ thống PRS thường bao gồm 2 UAV trinh sát siêu nhỏ cùng hệ thống điều khiển có thể cầm bằng một tay.
Tuy nhỏ gọn nhưng chúng có tất cả các chức năng cần thiết như lập kế hoạch, thực hiện và phân tích cơ sở dữ thu thập từ đối phương.
Cơ sở dữ liệu đa phương tiện thu được từ UAV trinh sát siêu nhỏ được lưu trữ trên bộ nhớ của đài thông tin liên lạc đa phương tiện của bộ chỉ huy tác chiến.
Nguồn điện sạc cho các UAV siêu nhỏ này được lấy ngay từ bộ điều khiển nên rất thuận tiện. Khi về căn cứ, các bộ điều khiển lại được tái nạp điện cho các nhiệm vụ mới.
Màn hình hiển thị trên bộ điều khiển cầm tay giúp điều khiển UAV một cách dễ dàng.
Trên màn hình luôn hiển thị các thông tin thu được một cách sắc nét trong bất kể điều kiện ngày và đêm.
Hệ thống UAV trinh sát siêu nhỏ này khi được kết nối hoặc tích hợp với các trang thiết bị kỹ thuật số khác sẽ hiển thị dữ liệu thông tin thu thập được trong thời gian thực, từ đó giúp người lính đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.
Thực chiến cho thấy, các hệ thống UAV trinh sát siêu nhỏ đã khẳng định được hiệu quả trong các hoạt động chiến đấu.
Mỹ hiện là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ UAV siêu nhỏ làm nhiệm vụ trinh sát. Bên cạnh Mỹ, các quốc gia cũng áp dụng công nghệ này thành công là Israel, Pháp, Đức và Trung Quốc.
Việt Hùng
Hãng dữ liệu lớn Mỹ dùng vệ tinh theo dõi nguồn cung thực phẩm trong mùa dịch Ngoài vệ tinh, Orbital Insight còn sử dụng phương tiện máy bay không người lái (drone), bóng bay và dữ liệu định vị địa lý trên điện thoại di động để theo dõi chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn cầu. Một nhân viên kho hàng của Cơ quan Lương thực Quốc gia ở Manila, Philippines Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự...