Trung Quốc vươn “sức mạnh mềm” để can dự vào Mỹ Latinh
Trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục biến động với những thay đổi lớn về địa chính trị, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ Latinh từ ngày 13-23/7 là một minh chứng cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách mở mặt trận ngoại giao mới ở Tây Bán cầu. Đây là lần thứ hai trong vòng một năm ông Tập Cận Bình có mặt ở khu vực vốn được coi là “sân sau” của Mỹ.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Brasilia.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc khiến nước này trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng khổng lồ. Nhu cầu tăng mạnh khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc xung đột chính trị trên thế giới luôn đe dọa làm gián đoạn nguồn cung, Trung Quốc buộc phải đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ để giảm bớt rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nước này.
Mỹ Latinh – khu vực được đánh giá là dồi dào tài nguyên năng lượng – trở thành một trong những đầu mối quan trọng của Trung Quốc. Đây chính là lý do để Trung Quốc không ngần ngại đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tại khu vực này. Ngoài ra, Mỹ Latinh còn là nguồn nguyên liệu thô cần thiết và giá rẻ mà Trung Quốc đang cần như đồng, nikel…
Không những thế, là một trong những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề sống còn đối với quốc gia châu Á này. Khu vực Mỹ Latinh rộng lớn, với dân số hơn 600 triệu người, thực sự là một thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chính vì vậy, đi kèm với các khoản đầu tư hào phóng của Bắc Kinh là sự xâm nhập ngày càng mạnh của hàng giá rẻ Trung Quốc vào thị trường đông dân này.
Việc Trung Quốc mua hàng hóa với số lượng lớn và xuất khẩu các mặt hàng đã được gia công tới khu vực Mỹ Latinh khiến kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2013 tăng lên 261,6 tỷ USD.
Cùng với những mục tiêu về kinh tế, việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Mỹ Latinh còn nằm trong chiến lược của Bắc Kinh tranh thủ sự ủng hộ của các nước này nhằm mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Việc Chủ tịch Trung Quốc chọn các điểm dừng chân là những nước do lực lượng cánh tả lãnh đạo hoặc đang gặp khó khăn về kinh tế có thể coi là nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp ngoại giao nhằm lôi kéo các quốc gia này.
Tại Brazil, hai bên đã ký tổng cộng 56 văn kiện về hợp tác đầu tư và kinh tế. Tại Argentina, hai bên nhất trí nâng quan hệ song phương từ “đối tác chiến lược” lên thành “đối tác chiến lược toàn diện.” Buenos Aires hy vọng sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ đang rình rập.
Tại Venezuela, hai bên đã thảo luận việc Bắc Kinh tăng cường mua dầu mỏ của Caracas và bán vũ khí cho quốc gia Nam Mỹ này. Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Cuba, Trung Quốc sẽ tái khẳng định sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho công cuộc cải cách thị trường và phát triển kinh tế của đảo quốc này.
Video đang HOT
Dường như những khó khăn mà các quốc gia Nam Mỹ đang phải đối mặt là cơ hội để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Các nhà phân tích cho rằng với chuyến thăm Mỹ Latinh lần này, ông Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc là một lựa chọn thay thế Mỹ ở Mỹ Latinh. Bắc Kinh sẽ tìm kiếm lợi ích lớn hơn ở Tây Bán cầu, ngoại giao Trung Quốc đã phát hiện ra “lục địa mới” và sẽ xây dựng quan hệ toàn cầu kiểu mới cân bằng hơn.
Rubens Figueiredo, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sao Paulo (Brazil), cho rằng: “Trung Quốc là một lựa chọn phù hợp với quan điểm chính trị của cánh tả.” Cùng với chuyến thăm Bắc Mỹ và Trung Mỹ vào năm 2013, chuyến thăm Mỹ Latinh lần này của ông Tập Cận Bình sẽ giúp hoàn chỉnh hơn thế bố trí ngoại giao ở Tây Bán cầu của Trung Quốc.
Rõ ràng, “ sức mạnh mềm” của Trung Quốc đang được phát huy mạnh mẽ tại Mỹ Latinh, đưa một quốc gia châu Á xa xôi trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở khu vực. Tuy nhiên, việc tận dụng tối đa những cơ hội này để đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực Mỹ Latinh là điều không phải dễ dàng đối với Trung Quốc.
Trên thực tế, nhiều nước Mỹ Latinh coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong cuộc chạy đua vào Mỹ – thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Một số nước cũng lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa nên đã và đang xúc tiến thành lập khu vực mậu dịch tự do với Mỹ.
Yun Sun, chuyên gia về khu vực Đông Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định rằng: “Mối quan hệ truyền thống lâu nay giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi sự can dự của Trung Quốc về mặt chính trị và kinh tế bởi những can dự đó chỉ mới diễn ra gần đây và không có tính toàn diện như quan hệ Mỹ-Mỹ Latinh”.
Theo Vietnam
Ông Tập đến Mỹ Latinh: Quà Trung Quốc khác quà Nga?
Tổng thống Nga vừa công du đến các nước Mỹ Latinh, lập tức Chủ tịch Trung Quốc cũng lên đường.
Ông Putin và ông Tập Cận Bình chỉ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS rồi cấp tập đi thăm các nước khác của châu lục này. Đối với ông Putin, đây là chuyến công du nước ngoài dài ngày nhất (6 ngày-PV) của ông kể từ khi đắc cử nhiệm kỳ 3. Điều đặc biệt là những nước ông Putin đến thì ông Tập cũng đến, và nếu có gì khác chăng nữa thì đó là ông Tập đã đến sau.
Sau hai chuyến đi này, Nga và Trung Quốc có được gì phải trông chờ vào lợi ích kinh tế mà hai nước đưa ra.
Điểm đáng lưu ý là xuyên suốt hai chuyến công du nói trên, ông Putin đưa ra "củ cà rốt năng lượng" với các nước Mỹ Latinh để phá thế cô lập ngày càng tăng do quốc tế dựng lên đối với Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Còn ông Tập Cận Bình lại đẩy mạnh chính sách "tấn công thiện cảm" với các lãnh đạo Mỹ Latinh nhằm nhấn mạnh lợi ích ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại khu vực giàu tài nguyên này.
Nga-Trung đang tăng cường ảnh hưởng đến Mỹ Latinh, khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ
Tối 21/7, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thủ đô La Habana bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba.
Theo chương trình, lễ đón tiếp trọng thể nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Cung Cách mạng vào sáng 22/7, sau đó ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Raul Castro cùng các nhà lãnh đạo khác của Cuba.
Dự kiến, hai bên sẽ vạch ra một lộ trình phát triển trong tương lai cho các mối quan hệ Trung Quốc-Cuba từ tầm cao chiến lược và triển vọng lâu dài, đồng thời ký kết một số thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, công nghệ sinh học, văn hóa và giáo dục.
Trong thời gian ở Cuba, ông Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc dự kiến đi thăm khu kinh tế đặc biệt Mariel ở phía Tây La Habana cùng một số cơ sở công-nông nghiệp khác và dự lễ khai trương nhà máy sản xuất thiết bị cảm biến sinh học dùng cho bệnh nhân tiểu đường được xây dựng với sự giúp đỡ về công nghệ của Trung Quốc.
Nếu như Cuba là chặng dừng chân cuối cùng của ông Tập Cận Bình trong chuyến công du Mỹ Latinh thì quốc gia này lại là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong chuyến thăm Cuba hôm 11/7, Tông thông Nga Vladimir Putin khẳng định Cuba là một trong những đối tác chiến lược của Nga tại Mỹ Latinh, một chìa khóa quan trọng trong chính sách của Moscow hiện nay. Ông nói: "Chúng ta đã thiết lập được những điều kiện mới cho sự phát triển của cả 2 nước. Đó là lý do vì sao Nga sẽ xóa 90% trong tổng số 35 tỷ đôla mà Cuba nợ Liên Xô trước đây và 10% còn lại sẽ được đưa vào một quỹ đặc biệt của hai nước để đầu tư vào các dự án phát triển tại Cuba".
Theo thỏa thuận ký kết giữa hai bên, Tập đoàn Rosneft của Nga sẽ hỗ trợ cho Công ty dầu khí Cupet của Cuba khai thác dầu tại các mỏ đang hoạt động cũng như thăm dò và phát triển mỏ dầu khí ngoài khơi. Ngoài ra, phía Nga cũng ký hợp đồng hợp tác xây dựng 4 trung tâm năng lượng phục vụ các nhà máy nhiệt điện của Cuba với trị giá trên 1,6 tỷ USD.
Đặc biệt, Nga đã xoáy vào mối quan tâm lâu nay của Cuba với "kẻ thù truyền kiếp"- Mỹ khi đạt được thỏa thuận với Cuba mở lại tổ hợp tình báo khổng lồ ở Lourdes, Havana. Căn cứ này từng bị đóng cửa vào năm 2001 do vấn đề tài chính và sức ép từ Mỹ.
Cơ sở này từng có hàng nghìn nhân viên quân sự và tình báo hoạt động với nhiệm vụ ngăn chặn các tín hiệu thông tin đến Mỹ và ngược lại, đồng thời cung cấp thông tin liên lạc với các tàu của Nga.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Lourdes là trung tâm tình báo tín hiệu lớn nhất của Nga hoạt động ở nước ngoài với 3.000 nhân viên.
Từ những nội dung hợp tác nói trên, rõ ràng Trung Quốc cũng phải cân đo đong đếm để chứng tỏ thiện chí của mình với Cuba, nếu không hơn được Nga thì cũng phải cố gắng cho ngang ngửa.
Tại Brazil, cơ hội hợp tác giữa Nga với quốc gia Mỹ Latinh rộng mở khi Tổng thống Dilma Rousseff đã tỏ ý muốn sở hữu những vũ khí phòng không của Nga và tăng cường hợp tác về năng lượng hạt nhân. Hai nhà lãnh đạo Nga và Brazil cũng đã ký một vài thoả thuận bước đầu hợp tác về quân sự, kinh tế, công nghệ và y tế.
Ba ngày sau (17/7), khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Brazil, hai nước đã ký 56 văn kiện hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Thậm chí Trung Quốc còn cho Brazil thuê 2 giàn khoan nước sâu với giá hơn 1 tỷ USD.
Tiếp đó, ngày 18/7, trong chuyến thăm chính thức Argentina, Trung Quốc tài trợ cho quốc gia này 4,7 tỷ USD để xây dựng hai đập thủy điện tại tỉnh Santa Cruz của Argentina, và cấp tín dụng 2,1 tỷ USD nhằm nâng cấp một tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa có tầm quan trọng chiến lược đối với Buenos Aires.
Mặt khác, hai nước cũng ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11 tỷ USD, cho phép Argentina có thể ứng phó với một cuộc khủng hoảng thanh khoản và thanh toán hoạt động thương mại với Trung Quốc trong trường hợp gặp khó khăn về ngoại hối.
Trong khi đó, ngày 12/7, Nga đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng với Argentina.
Phát biểu với các phóng viên tại Thủ đô Buenos Aires của Argentina, Tổng thống Nga Putin cho biết, Tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga đã đề nghị nhận thầu xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân mới tại Argentina.
Từ những nội dung trên chưa thể biết "mèo nào cắn mỉu nào", nhưng rõ ràng Nga và Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để mở rộng ảnh hưởng tới khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ.
An Thái
Theo_Báo Đất Việt
Điều gì đang chờ đón BRICS? Khi lãnh đạo 5 nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 diễn ra vào ngày 15-7-2014, tại Brazil, họ phải đối mặt với những vấn đề căn bản về mục đích và hiệu quả làm việc của nhóm. Nội dung đáng chú ý trong chương trình nghị sự của hội...