Trung Quốc “vung tiền” đầu tư vào các nước Trung và Đông Âu
“Trung Quốc sẽ có những biện pháp uyển chuyển, đặc biệt là đối với các chính sách đầu tư để đẩy mạnh các dự án hợp tác với Đông Âu”. Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố như trên nhân cuộc họp báo hôm nay 14/12/2014 tại Bắc Kinh, được RFI dẫn lại.
Hội nghị hợp tác kinh tế Trung Quốc và một số nước Trung-Đông Âu tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từ 07-09/07/2014. Ảnh Serbia Gov
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh, vào ngày 16/12/2014 ông Lý Khắc Cường sẽ có mặt tại Beograd (Serbia). Tại đây lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp xúc với thủ tướng và quan chức cao cấp của 16 quốc gia trong vùng Trung và Đông Âu. Đây là một khu vực đang ráo riết tìm kiếm vốn đầu tư nước ngoài để phát triển.
Theo bản tin của AFP khu vực Trung và Đông Âu được coi là một khu vực ổn định và có tiềm lực tăng trưởng cao, với nhu cầu lớn về đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào năng lượng nông và công nghiệp.
Trong số các quốc gia trong vùng, Hungary được coi là một địa điểm thuận lợi. Năm 2013 Trung Quốc đã đầu tư 2,4 tỷ euro vào quốc gia này.
Video đang HOT
Về phần mình, Budapest luôn khẳng định mục tiêu về lâu dài, muốn trở thành gạch nối giữa Liên Hiệp Châu Âu với Bắc Kinh. Trong hai năm qua, các nhà đầu tư Trung Quốc đã liên tục mở chi nhánh tại thủ đô Hungary, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao cấp và tài chính.
Đối với Beograd, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ đô la để xây dựng nhà máy nhiệt điện cho Serbia đặt tại Obrenovac và Kostolac.
Vẫn theo AFP, bên lề hội nghị giữa Trung Quốc với các nước Đông và Trung Âu, thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ cắt băng khánh thành một cây cầu bắc ngang qua con sông Danube. Chi phí xây dựng lên tới 136,5 triệu euro và đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tiên của Trung Quốc tại châu Âu.
Ngoài ra thủ tướng Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận xây dựng đường xe lửa cao tốc nối liền Beograd của Serbia với thủ đô Budapest ở Hungary. Dự án nói trên sẽ được hoàn tất trước năm 2017. Toàn bộ công trình do một tập đoàn Trung Quốc đảm nhiệm.
Trong bối cảnh Nga đang bị quốc tế trừng phạt kinh tế vì hồ sơ Ukraina, nhiều nước Đông Âu trông chờ vào Trung Quốc như là trường hợp của Ba Lan chẳng hạn.
Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc với Trung và Đông Âu trong năm 2014 lên tới 48 tỷ euro, và cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Trung Quốc.
Theo NTD/Bizlive
Tình báo phương Tây "giải mã" sai ý định của ông Putin về Ukraine
Một số quan chức tình báo NATO nhìn nhận, Nga không muốn Ukraine bị chia cắt; đồng thời họ đưa ra cảnh báo để các đồng nghiệp không đánh giá sai lầm chính sách của Moskva đối với khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Đó là những nhận định trong báo cáo được đăng tải trên tờ tạp chí Đức Der Spiegel (Tấm gương) mới đây. Báo cáo này do nhiều quan chức tình báo của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương soạn thảo.
Theo đó, Moskva không hề mong muốn leo thang căng thẳng ở Ukraine và sẽ không lặp lại kịch bản Crimea đối với khu vực Donbass. Nói cách khác, chia cắt Donbass không có trong nghị trình của Điện Kremlin; thay vào đó Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn các khu vực tại đây trở thành những thực thể hành chính nằm trong lãnh thổ Ukraine, với một mức độ tự trị nào đó. Đây là điều này có thể đạt được thông qua một thỏa thuận đàm phán giữa chính quyền Kiev với các chính quyền tự xưng ở Donetsk và Luhansk.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp đồng cấp người Pháp Francois Hollande hôm 6/12 (ảnh: RIA Novosti)
Quan hệ Nga - NATO đã xấu đi nhiều sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Liên minh quân sự này liên tục cáo buộc Moskva gửi quân và vũ khí sang tham chiến cùng với lực lượng dân phòng, đòi độc lập ở Donetsk và Luhansk. Không đưa ra được những bằng chứng xác thực cho các cáo buộc này, NATO vẫn cho tăng cường hiện diện quân sự trên diện rộng tại các quốc gia vùng Baltic và các nước thành viên Đông Âu.
Tân Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg nói rằng, các nước thành viên, nhất là các nước Baltic, đã nhiều lần phản ánh mối quan ngại về sự gia tăng các hoạt động quân sự của Nga sát biên giới. Cùng với đó, quân đội Nga cũng tăng cường các cuộc tuần tra trên không phận và vùng biển quốc tế. Vì vậy, bước củng cố lực lượng của NATO là cần thiết để tạo lập lòng tin đối với chính phủ các nước, trước mối đe dọa từ Nga. "Chúng tôi đã cho tăng cường hiện diện ở khu vực phía đông. Chúng tôi cũng duy trì lượng máy bay tuần tra không phận nhiều gấp 5 lần trước đây. Chúng tôi cũng đã điều thêm nhiều tàu chiến tới vùng biển Baltic và Biển Đen", Tổng thư ký NATO phát biểu trước báo giới.
Về phần mình, Moskva xem việc NATO mở rộng về phía Đông áp sát lãnh thổ Nga là hành động vi phạm các cam kết hậu Chiến tranh Lạnh. Nga hối thúc Mỹ và phương Tây đưa ra cam kết Ukraine và Gruzia sẽ không gia nhập tổ chức này - điều mà ông Stoltenberg nói là không thể "bảo đảm" được. Kremlin cũng nhìn nhận, NATO đang lợi dụng cuộc nội chiến ở Ukraine cũng như việc Crimea sáp nhập vào Nga là cái cớ để ép buộc các nước thành viên gia tăng chi tiêu quân sự.
Thông tin mà Der Spiegel đăng tải cũng phù hợp với những tuyên bố gần đây của Nga. Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/12 vừa qua, ông Putin khẳng định Nga ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine; tin tưởng tình hình ở Donbass sẽ ổn định trở lại trong tương lai gần, với điểm mấu chốt nhất là nhanh chóng tuân thủ lệnh ngừng bắn mới. Ông chủ Điện Kremlin cũng hối thúc chính quyền Kiev dỡ bỏ các lệnh phong tỏa nhằm vào Donetsk và Luhansk, vì đây không phải là biểu hiện của việc khôi phục thống nhất lãnh thổ.
Theo Hoài Thanh/RT, Ukaina.ru
Tin tức