Trung Quốc vừa khiến Apple xóa hàng chục nghìn app chỉ sau một đêm
Chưa bao giờ Apple phải xoá lượng lớn ứng dụng đến như vậy chỉ trong thời gian ngắn.
Chỉ trong một buổi sáng 1/8, Apple đã xoá tới 29.800 ứng dụng khỏi App Store tại Trung Quốc. Trong số này có 26.000 là game, chiếm tới 90%, theo công ty nghiên cứu Qimai.
Theo 9to5Mac, tất cả những ứng dụng này đã bị xoá trong khoảng thời gian từ đêm tới 5h sáng ngày 1/8. Tuy nhiên đây không phải một động thái bất ngờ, bởi Apple đã cảnh báo các nhà phát triển từ ngày 8/7. Bloomberg cho biết trong cảnh báo này, Apple đã nhắc nhở các nhà phát triển phải hoàn thiện các thủ tục thanh toán theo quy định pháp luật nếu không muốn bị xoá ứng dụng.
Trung Quốc là thị trường mang lại doanh thu ứng dụng nhiều nhất cho Apple. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Đây cũng không phải lần đầu Apple áp dụng biện pháp xoá ứng dụng với các nhà phát triển tại Trung Quốc. Theo Technode, đầu tháng 7 Apple đã xoá hơn 3.000 game khỏi kho ứng dụng tại Trung Quốc. Lý do của việc này là Apple tuân thủ các quy định về game tại Trung Quốc, trong đó các công ty phải được cấp phép trước khi phát hành game.
Đối với các công ty nước ngoài, để được cấp phép tại Trung Quốc họ phải hợp tác với một đối tác trong nước nhằm kiểm soát quá trình thanh toán. Quá trình này có thể mất tới vài tháng. Nhiều nhà phát triển tên tuổi như Zynga hay Supercell cũng bị xoá game khỏi kho ứng dụng.
“Động thái này ảnh hưởng nhiều nhất tới các nhà phát triển vừa và nhỏ. Vì quá trình xin giấy phép rất khó khăn tại Trung Quốc, ngành game trên nền iOS tại đây đang lâm vào khó khăn”, Todd Kuhn, giám đốc marketing tại công ty phát hành ứng dụng AppIn China nhận xét.
Quy định của Trung Quốc được đưa ra từ năm 2016, nhưng cho tới gần đây Apple vẫn cho phép nhà phát hành đưa game lên chợ ứng dụng dù chưa có giấy phép. Tuy đã loại bỏ 26.000 game, số lượng game còn lại trên chợ ứng dụng ở Trung Quốc vẫn còn khoảng 179.000. Trong đó, 160.000 là các game miễn phí, không chịu ảnh hưởng từ quy định trên.
Vào đầu tháng 7, theo ước tính của AppIn China, có khoảng 43.000 game được chính phủ Trung Quốc cấp phép từ năm 2010. Tuy nhiên, trong cả năm 2019 chỉ có 1.570 game được cấp phép. Điều đó đồng nghĩa với hàng nghìn game khác không được phát hành tại Trung Quốc.
Doanh thu game di động trên iOS tại Trung Quốc vào khoảng 13 tỷ USD, chiếm 53% thị phần. Doanh thu App Store tại Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới, vào khoảng 16,4 tỷ USD/năm.
Apple loại bỏ hơn 30.000 ứng dụng khỏi App Store Trung Quốc
Ngày 1/8, Viện nghiên cứu Qimai cho biết, Apple Inc đã loại bỏ hơn 30.000 ứng dụng khỏi App Store Trung Quốc.
Trong số này, có tới 90% là các ứng dụng trò chơi. Đỉnh điểm của việc gỡ bỏ diễn ra lúc 4h15 sáng (giờ địa phương), khi hơn 2.000 ứng dụng bị xóa, viện nghiên cứu của Trung Quốc cho biết thêm. Tính đến hết ngày 1/8, khoảng 179.000 tựa game vẫn còn trên App Store, trong đó 160.000 trò chơi được cung cấp miễn phí.
Trước đó, hôm 8/7, nhà sản xuất iPhone đã gửi lời cảnh báo đến các nhà phát triển trò chơi về kế hoạch loại bỏ nếu không đáp ứng các yêu cầu quy định về thanh toán vào cuối tháng.
Người dân Trung Quốc xếp hàng mua sản phẩm của Apple ở Bắc Kinh.
Đầu năm nay, Apple Inc cho tất cả nhà phát hành game thời hạn đến cuối tháng 6 để nộp mã số cấp phép từ chính phủ Trung Quốc, cho phép người dùng thực hiện giao dịch mua sắm bên trong ứng dụng (In - App Purchase). Tuy nhiên, không phải game nào cũng có giấy phép đúng hạn. Các kho ứng dụng Android tại Trung Quốc đã tuân thủ quy định này từ lâu, nhưng không rõ vì sao đến năm 2020, Apple mới thực thi một cách nghiêm ngặt.
Trong tuần đầu tiên của tháng 7, Apple Inc đã xóa ít nhất 2.500 game di động trên App Store Trung Quốc, bao gồm nhiều trò chơi di động đáng chú ý như Hay Day của SuperCell, Nonstop Chuck Norris của Flaregames, Solitaire của Zynga...
Trung Quốc được coi là thị trường trò chơi di động hàng đầu thế giới, tạo ra doanh thu cao nhất trong số các quốc gia trên App Store. Trong những năm gần đây, chính phủ Bắc Kinh đã siết chặt hơn các quy định trong ngành công nghiệp này để loại bỏ nội dung phản cảm. Quá trình kiểm duyệt một tựa game rất phức tạp, có thể qua nhiều lần và mất vài tháng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của các nhà phát triển vừa và nhỏ.
Telegram khởi kiện Apple vì hành vi phi cạnh tranh trên App Store Telegram là công ty thứ ba sau Spotify và Rakuten đệ đơn kiện Apple lên Ủy ban châu Âu về hành vi phi cạnh tranh trên App Store. Ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram đã trở thành công ty tiếp theo đệ đơn khởi kiện Apple lên Ủy ban châu Âu. Trong đơn kiện của mình, người sáng tạo nên ứng dụng...