Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam và sức mạnh cộng đồng quốc tế
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 8/8, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng, các nỗ lực đấu tranh bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam và sức mạnh của cộng đồng quốc tế ít nhiều có tác dụng với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.
GS Carlyle Thayer
“Cộng đồng quốc tế thời gian qua đã có tiếng nói mạnh mẽ trước các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông mà động thái mới nhất là đưa nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Mỹ, Nhật Bản, Úc, Liên minh châu Âu (EU) và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế gần đây gia tăng chỉ trích các hành động như vậy của Trung Quốc trên biển Đông. Một thông tin đáng chú ý là tàu Trung Quốc vừa rút khỏi vùng biển Việt Nam.
Theo dữ liệu của Hệ thống Phân tích biển Winward (có trụ sở ở London), ngày 7/8, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Hải dương địa chất 8) rời bãi Tư Chính trong EEZ của Việt Nam.
Ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, chiều 7/8, nhóm tàu Hải Dương 8 đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo UNCLOS; các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi.
Video đang HOT
Việc tàu Haiyang Dizhi 8 rời khỏi bãi Tư Chính có thể cho thấy rằng, sự bế tắc hiện nay đã chấm dứt. Tuy nhiên, Cơ quan Khảo sát địa chất Trung Quốc hoặc Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có tuyên bố về tàu Haiyang Dizhi 8.
Trước đó, tuyên bố chung Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 52 có những từ ngữ mạnh mẽ (nhằm vào Trung Quốc) hơn các tuyên bố chung trong những năm gần đây.
Tuyên bố chung AMM 51 năm 2018 có đoạn: “Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan biển Đông và ghi nhận một số quan ngại về cải tạo đất và các hoạt động trong khu vực. Các hoạt động đó đã làm suy giảm lòng tin, sự tin tưởng, gia tăng căng thẳng và có thể làm xói mòn hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.
Tuyên bố chung AMM 52 năm 2019 mạnh mẽ hơn. Tuyên bố chung có đoạn viết: “Chúng tôi đã thảo luận tình hình ở biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ quan ngại về cải tạo đất, các hoạt động và các sự cố nghiêm trọng trong khu vực. Các động thái này đã làm suy giảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.
Nói cách khác, tuyên bố chung năm nay làm rõ rằng, mối quan ngại được thể hiện bởi ngoại trưởng của hơn một thành viên ASEAN và quan ngại này là vệ các sự cố nghiêm trọng. Đó chính là việc Trung Quốc có những hoạt động phi pháp ở bãi Tư Chính, bãi cạn Luconia và đảo Thị Tứ”.
Tàu Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc. Ảnh: Getty,
GS CARLYLE THAYER – ĐH NEW SOUTH WALES
Thái An thực hiện
Theo tienphong
Tàu khảo sát Trung Quốc rút khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Chiều 7/8 nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc dừng hoạt động khảo sát địa chất và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.
Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay: " Theo thông tin chúng tôi được biết, chiều 7/8/2019 nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chất và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
Bà Hằng nói thêm rằng hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi.
Liên quan những vấn đề nêu trên, bà Hằng cho biết Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, đề nghị các nước tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế.
" Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật", bà Hằng nói.
Việt Nam cũng luôn thể hiện, khẳng định thiện chí sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển tại Biển Đông, cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
Trước đó trong hôm 7/8, một số thông tin cho thấy tàu Trung Quốc Hải Dương 8 đã rút khỏi khu vực khảo sát gần bãi Tư Chính của Việt Nam.
Theo chuyên gia Ryan Martinson, người theo dõi sát sao động thái của Hải Dương 8 lâu nay, con tàu này đã về khu vực gần đá Chữ Thập và chưa rõ có quay lại hay không. Một vài tàu hộ tống cho Hải dương 8 vẫn ở vị trí cũ gần bãi Tư Chính.
Theo China Daily, tàu Hải dương Địa chất 8 có chiều dài 88 mét, có thể chạy hành trình dài 16.000 hải lý và có tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Tàu được trang bị công nghệ tạo ra hình ảnh ba chiều có độ phân giải cao về cấu trúc địa chất của đáy biển.
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhiều chuyên gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông Việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương-8 vào bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan ngại. Nhiều chuyên gia quốc tế đã chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi...