Trung Quốc vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm phổi lạ
Tính đến hết ngày 12/1, Trung Quốc chưa phát hiện thêm trường hợp viêm phổi lạ mới.
Cơ quan y tế nước này đang tích cực điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, tuy nhiên các chuyên gia y tế khẳng định vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm phổi lạ.
Theo bác sỹ Vương Hải Long, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa hô hấp và các triệu chứng nghiêm trọng thuộc bệnh viện quân đội nhân dân Trung Quốc cho biết, chủng virus corona gây bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán là chủng virus corona hoàn toàn mới so với 6 chủng virus corona mà thế giới đã phát hiện trước đó.
Chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi có nhiều người mắc bệnh, đã đóng cửa. (Ảnh: SCMP)
Trong 6 chủng này thì có 4 chủng thông thường gây ra các bệnh về cảm lạnh, cúm, còn 2 chủng đặc biệt nguy hiểm gây hội chứng suy hô cấp cấp tính nặng (SARS) và gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Bác sỹ Vương Hải Long cũng cho biết: “Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh viêm phổi lạ, phác đồ điều trị vẫn là căn cứ vào các biểu hiện của bệnh nhân, trong đó đặc biệt chú ý hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng cũng như các chức năng của gan, tim và phổi để người bệnh hồi phục dần”.
Tính đến hết ngày 12/1, bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán, Trung Quốc do chủng virus corona gây ra đã khiến 1 trường hợp tử vong, 7 trường hợp trong tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên từ ngày 3/1 trở lại đây vẫn chưa phát hiện thêm trường hợp nhiễm bệnh mới và 46/763 người tiếp xúc với bệnh nhân cũng đã không phải chịu sự giám sát y tế.
Video đang HOT
PV (VOV-Bắc Kinh)
Đoàn tàu chữa bệnh miễn phí
Lifeline Express đi qua hàng trăm vùng quê, cung cấp dịch vụ thăm khám, điều trị miễn phí hơn một triệu bệnh nhân nghèo trong suốt ba thập kỷ.
Lifeline Express lăn bánh lần đầu ngày 16/7/1991, từ trạm Chhatrapati Shivaji, thành phố Mumbai. Gần 200.000 chuyên gia y tế trên thế giới tình nguyện tham gia hành trình của đoàn tàu để khám, điều trị bệnh nhân.
Mô hình "Bệnh viện trên Di động" này là ý tưởng của tổ chức phi chính phủ Impact India (IIF), nhằm cung cấp dịch vụ y tế, viện trợ y tế cho người dân Ấn Độ, đặc biệt người dân tại các khu vực nông thôn xa xôi và những vùng thường xuyên chịu thiên tai.
Không lâu sau khi ý tưởng được đề xuất, lãnh đạo ngành đường sắt Ấn Độ đồng ý cung cấp một đoàn tàu gồm ba khoang tàu làm phương tiện di chuyển và tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. IIF chịu trách nhiệm vận hành các dịch vụ y tế.
Dòng người xếp hàng vào tàu để khám bệnh. Ảnh: Filmtics.in
Mỗi khoang tàu có các phòng phẫu thuật, thí nghiệm y tế, khám phụ khoa, nha khoa, phòng chụp X-quang, nhà thuốc và nhiều buồng dành cho bệnh nhân. Trên tàu còn có chỗ ở nhân viên y tế, khu bếp, đầy đủ nước, điện, máy phát điện, được trang bị wifi. Năm 2016, đoàn tàu được lắp thêm hai khoang mới phục vụ tầm soát ung thư và kế hoạch hóa gia đình.
Trước khi tàu dừng tại một địa điểm cụ thể, một đội ngũ y tế đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe (dữ liệu bệnh, các chỉ số sức khỏe quan trọng, phương tiện y tế sẵn có) của người dân địa phương. Sau khi sàng lọc sơ bộ, nhóm phối hợp với trung tâm y tế địa phương hoặc cộng đồng lên danh sách những người cần phẫu thuật.
Ban đầu, bác sĩ đoàn tàu dự định điều trị các bệnh đục thủy tinh thể, sứt môi, bại liệt. Dần dần, đội ngũ y tế bắt đầu cung cấp thêm dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, điều trị động kinh, ung thư, khuyết tật (các rối loạn về mắt, tai, mũi, cổ họng, chân, tay).
Mỗi dự án của Lifeline Express kéo dài 3-5 tuần, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho gần 5.000 người. Tại mỗi điểm dừng, địa phương và tổ chức phi chính phủ tích cực hỗ trợ đồ ăn, dịch vụ giặt ủi, kiểm soát an ninh, nơi nghỉ ngơi cho bệnh nhân sau phẫu thuật và người thân đi cùng. Hàng trăm bệnh nhân xếp hàng vào khám, trên tay cầm hoa, hoặc một túi rau quả biếu các bác sĩ.
Các trại y tế cũng bao gồm chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nghèo ở nông thôn, học sinh, bác sĩ địa phương.
Hiralal Lodhi, 56 tuổi, sống tại làng Pipari Kala, bang Madhya Pradesh, là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật ung thư trên tàu Lifeline Express.
Anh có một khối u ác tính trong miệng, hàm và hai má sưng to, gặp nhiều khó khăn khi nhai, trò chuyện. Kiếm ăn bằng việc bán trà đá vỉa hè, thu nhập mỗi ngày của anh chỉ ở mức 700 Rupee. Anh mất 20.000 rupee chữa trị trước đó, phải chạy vạy khắp nơi vẫn chưa đủ tiền chữa bệnh.
Cách đây 4 năm, Hiralal được các chuyên gia ung thư trên tàu Lifeline Express khám bệnh, tư vấn, phẫu thuật cắt khối u miễn phí. "Với tôi, đây là một phép màu", Hiralal xúc động.
Bên ngoài tàu Lifeline Express. Ảnh: Wikiwand
Taral Nagda, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nhi khoa tình nguyện gắn bó với Lifeline Express gần 20 năm, nhớ lại khoảnh khắc cầm trên tay thiệp mời cưới của một bệnh nhân nữ từng được ông điều trị trên tàu khi cô còn bé.
"Tôi từng làm phẫu thuật duỗi các ngón chân dị tật cho cô bé. Sau phẫu thuật, bố bé luôn lo lắng con gái sẽ khó lập gia đình khi lớn lên", Taral kể lại. "Giờ cô bé ngày ấy đã tốt nghiệp, sắp kết hôn. Giá trị của Lifeline Express không chỉ giới hạn trong việc chữa bệnh, mà còn giúp thay đổi cuộc sống của nhiều người".
Nhiều quốc gia khác cũng sao chép ý tưởng "bệnh viện di động", trong đó có Trung Quốc, Nam Phi, Campuchia, Bangladesh.
Tại Ấn Độ, chính quyền bang Maharashtra khánh thành một tàu Lifeline Express thứ hai cuối tháng 8/2018 tại Mumbai. Dự án Red Ribbon Express (tăng cường nhận thức về HIV/AIDS) và Science Express (thúc đẩy đam mê khoa học trong giới sinh viên) cũng được lấy cảm hứng từ Lifeline Express.
Lê Hằng
Theo Better India/VNE
Cháy tại bệnh viện ở Ba Lan, ít nhất 4 người thiệt mạng Đã có ít nhất 4 người thiệt mạng và 22 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 6/1 tại một bệnh viện điều trị các bệnh nhân giai đoạn bệnh cuối ở thành phố Chojnice, miền Bắc Ba Lan. ảnh minh họa Giới chức địa phương cho biết ngọn lửa bùng phát lúc rạng sáng (giờ địa phương). Vào thời...