Trung Quốc và Philipines: Phải chăng không còn gì để nói?
Dư luận và các quốc gia trong khu vực ĐNA bông dưng đượm buồn và hết sức lo lắng khi mới đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, “Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã “kiệt sức” khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công”.
Tại sao Philipines đã bị “kiệt sức”?
Philippines là 1 trong số 6 nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gây tranh cãi và căng thẳng nhất với Trung Quốc.
Philippines có tranh chấp trên biển với Trung Quốc 2 nơi là Bãi Cỏ Rong và Scarborough.
Tại bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bằng lực lượng bán vũ trang và dân sự, 34 tàu lớn nhỏ của Trung Quốc đã bao vây, xua đuổi tàu của Philippines ra khỏi bãi cạn, khu vực ngư trường truyền thống của Philippines.
Ngày 28/5, mặc dù Trung Quốc và Philippines vẫn đang xảy ra căng thẳng trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã một cuộc hội đàm ngắn tại Phnom Penh, Thủ đô Campuchia.
Hỗ trợ cho hành động này, dư luận như đang còn nghe những lời đe dọa nào là “dạy cho Philippines một bài học về tính dân tộc hung hăng”, nào là “xử” Philippines như Mỹ và NATO “xử” Libi mà đài truyền hình CCTV “lỡ thốt nên lời”… và còn như thấy những hành động mang tính răn đe cao như “Quân khu Quảng Đông sẵn sàng đợi lệnh”; “Hạm đội Nam Hải hình thành 2 gọng kìm hướng vào Philippines”, rồi “tung 5 tàu chiến Trung Quốc mang theo 48 quả tên lửa hướng về phía Philippines” vân vân và vân vân.
Kết quả đến hôm nay, Trung Quốc đã hoàn toàn chiếm giữ bãi cạn, thực sự “chấm dứt việc đánh bắt của ngư dân Philippines quanh bãi cạn Scarborough”. Chính phủ Philipines đã công nhận sự thật cay đắng này, sau khi có sự tranh cãi do “đi đêm” trong đấu tranh nên bị “mắc lừa” Trung Quốc, họ hứa mà không thực hiện…
Bãi cạn Scarborough, mới ngày nào là ngư trường của Philipines, giờ Trung Quốc đã chiếm đoạt. Philipines không còn cách nào khác, quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án LHQ về Biển Đông.
Để “dạy cho Philipines một bài học”, Trung Quốc đẩy tình hình tranh chấp bãi Cỏ Mây với Philipines lên một nấc thang căng thẳng mới.
Có thể nói thời gian này, Trung Quốc xỉ vả, đe dọa, tuyên bố…với Philipines “không tiếc lời”, căm ghét Philipines như “xúc đất đổ đi”.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, ngày 9/7 cho rằng, “Philippines đã nỗ lực rất nhiều gần như đã “kiệt sức” khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên (những nỗ lực này) đã không thành công”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tân Hoa Xã ngày 12/7 đưa tin, Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Philippines đã “đóng cửa” các cuộc đàm phán và tham vấn, đồng thời tấn công Trung Quốc trên trường quốc tế (kiện Trung Quốc ra toàn án quốc tế).
Bà Hoa cho rằng, đánh giá của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario là “không thực tế” và khẳng định, phía Trung Quốc nhiều lần đề nghị hai bên tiếp tục sử dụng cơ chế tham vấn hiện tại hoặc thiết lập một cơ chế tham vấn mới để giải quyết tranh chấp nhưng cho đến nay nó vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Philippines”…
Rõ ràng, dư luận ghi nhận đã có những “đề nghị” của Trung Quốc với Philipines, nhưng quá hiểu là tại sao Philipines lại kinh hãi, uất ức, với những “đề nghị” này như thế.
Chẳng hạn, ngày 07/01/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã đưa ra đề nghị Bắc Kinh và Manila nên cùng nhau khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Dư luận thế giới hơi bị ngạc nhiên về đề nghị này của Bắc Kinh với Manila, bởi vì không hiểu sao Trung Quốc lại “thảo ăn” đến vậy. Có 2 miếng Trung Quốc “nuốt trọn” một là Scarborough thì còn miếng Bãi cỏ rong kia sao không nuốt luôn lại còn “chia phần” cho Philipines?
Tuy nhiên, dư luận lại không ngạc nhiên về sự “thận trọng” của chính phủ Philipines bằng lời phát biểu của Ngoại trưởng Albert del lúc đó.
Thận trọng, bởi đã quá nhiều lần “hợp tác tay đôi” với Trung Quốc trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông khiến Philipines nhận trái đắng.
Thận trọng, bởi Philipines đang còn chưa hết đau bởi cú đấm Scarborough thì nhận được “lời đề nghị” từ nước lớn. Phlipines đâu có tính cách của ông AQ mà vui vẻ lại ngay, “vỗ ngực” coi Trung Quốc đã chịu lùi bước trước mình.
Sự thận trọng còn cao hơn bởi một câu hỏi mà ai cũng muốn hỏi và được nghe trả lời là: “Tại sao Bắc Kinh không đề nghị Manila “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham mà chỉ “đề nghị” tại khu vực Bãi cỏ rong”?.
Philipines chưa có bài học xương máu trong bảo vệ chủ quyền, nhưng thiết nghĩ bài học về bị mất chủ quyền cũng quá đủ để Philipines tỉnh táo với những “đề nghị” của phía Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc hay “ra mặt” với Philipines?
Trước hết, Philipines không phải là Nhật Bản hay Việt Nam. Do khả năng phòng thủ biển yếu kém, cho nên Philipines chỉ là các “phép thử” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đó là, thứ nhất, dùng Philipines để thử sách lược xâm lấn biển đảo bằng biện pháp dân sự (tàu cá có hỗ trợ của tàu chấp pháp, có sự đe dọa bởi các cuộc tập trận đằng sau, lấy thịt đè người, xua đuổi, ngăn chặn tàu thuyền của quốc gia đang tranh chấp, chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền, như trên bãi cạn Scarborogh).
Thứ hai là dùng Philipines, quốc gia duy nhất trong ASEAN có hiệp ước an ninh với Mỹ ký năm 1951, để nắn gân Mỹ, nắm khả năng can thiệp của Mỹ trên Biển Đông. Đụng đến Philipines mà Mỹ vẫn “thực dụng”, làm ngơ thì đụng vào các nước khác, Mỹ còn “thực dụng” như nào thì đã rõ, là thông điệp mà Trung Quốc muốn chuyển đến cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Lý do cuối cùng là Philipines như “bình rượu ngon và dễ mua” để thỏa mãn cơn say khát của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến Trung Quốc bất cứ lúc nào. Đồng thời, bằng cách “khẩu chiến” và đe dọa Philippines, chính quyền Trung Quốc có thể tạo hình ảnh cứng rắn, tinh thần yêu nước nhiệt tình và làm phân tán sự chú ý của dư luận về sự bất ổn nội bộ, “chuyển lửa” ra ngoài.
Tuy nhiên, “con giun xéo lắm cũng quằn”, nếu như Trung Quốc thu được kết quả thì Philipines có được bài học là “bảo vệ chủ quyền phải tự mình, đừng mong chờ nước ngoài làm cho điều đó”. Philipines trong thời gian gần đây đã không ngừng tăng cường sức mạnh trên không, trên biển để bảo vệ chủ quyền, đặc biệt, sau lưng họ có một thế lực đang “tận tâm, tận lực” hỗ trợ mà Trung Quốc không cần “thử” cũng quá rõ sự nguy hiểm – Nhật Bản, quốc gia châu Á, đầy “duyên nợ đắng cay” với Trung Quốc.
Sự càng ngày càng gần gũi với Nhật Bản của Philipines khiến cho Trung Quốc không còn “đánh vì yêu, mắng vì thương” như trước mà giờ đây mang tính triệt hạ, hằn học.
Với Trung Quốc, Philipines bây giờ chẳng còn gì để mất khi mọi nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho các tranh chấp đã &’kiệt sức”, họ chẳng còn gì để nói. Một tình cảnh đáng buồn cho quan hệ của 2 nước, nhưng đáng vui cho quan hệ Nhật Bản – Philipines?.
Theo Đât Viêt
Tàu Trung Quốc lại lượn lờ, thách thức
Sau khi bất ngờ rút đi vài ngày, tàu thuyền Trung Quốc lại nghễu nghện quay trở lại bãi cạn Scarborough - khu vực chứng kiến cuộc tranh chấp quyết liệt và căng thẳng giữa nước này với Philippines ở Biển Đông.
Bãi cạn Scarborough
Một quan chức Bộ Quốc phòng Philippines hôm qua (8/7) xác nhận, tàu thuyền Trung Quốc đã trở lại bãi cạn Scarborough (hay còn gọi là bãi cạn Panatag) sau vài ngày rút khỏi khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines - ông Peter Galvez cho hay, họ đã phát hiện tàu của Trung Quốc ở khu vực phía đông bắc bãi cạn Scarborough .
"Chúng tôi xác nhận, ngày 5/7, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã xuất hiện ở bãi cạn Panatag. Chúng tôi sẽ giám sát tình hình trong khu vực và theo đuổi vụ kiện ở tòa án quốc tế", ông Galvez đã nói như vậy.
Trước đó, các nguồn tin an ninh cho biết, họ cũng đã phát hiện hai tàu hải giám Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough cũng trong ngày 5/7.
Tờ STAR hồi cuối tuần trước đưa tin, các tàu thuyền của Trung Quốc đã bất ngờ rút khỏi bãi cạn Scarborough . Một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho hay, qua giám sát bằng đường biển và đường không, họ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough cũng như trong phạm vi bán kính 75 hải lý xung quanh bãi cạn này. Tàu thuyền Trung Quốc được cho là đã rút khỏi nơi đây từ hôm thứ Ba tuần trước (2/7).
Sự kiện Trung Quốc rút tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough ở Biển Đông khiến một số người đặt câu hỏi, liệu có phải Bắc Kinh đã chịu thoái lui sau những động thái có phần cứng rắn và quyết liệt của Philippines gần đây. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ. Theo ông này, Trung Quốc rút tàu thuyền có thể chỉ là do thời tiết xấu bởi cơn bão nhiệt đới Gorio được cho là sẽ đi qua khu vực.
Các nguồn tin an ninh cũng tin rằng, hoạt động rút tàu thuyền của Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough chỉ là tạm thời do thời tiết xấu. "Họ chỉ đi tránh bão ở một nơi nào đó và sẽ nhanh chóng trở lại khi thời tiết tốt lên", nguồn tin an ninh từ Philippines cho biết.
Và rõ ràng, những dự đoán của giới chức Philippines hoàn toàn chính xác. Chỉ vài ngày sau khi rút đi, tàu thuyền Trung Quốc lại quay trở lại bãi cạn Scarborough .
Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng bãi cạn Scarborough từ sau vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám của Trung Quốc hôm 10/4/2012. Kể từ đó đến nay, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough suốt hơn một năm qua. Sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở đây đã khiến các ngư dân Philippines rơi vào tình trạng khốn đốn vì mất kế sinh nhai. Họ đã không thể tiếp cận ngư trường đánh cá truyền thống của mình trước sự doạ nạt và gây sức ép của tàu thuyền Trung Quốc.
Philippines khẳng định chủ quyền với bãi cạn Scarborough
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines - ông Raul Hernandez hôm qua tiếp tục tái khẳng định, bãi cạn Panatag là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Philippines . "Trung Quốc nên tôn trọng các quyền hàng hải của chúng tôi ở khu vực đó", ông Hernandez nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cũng bày tỏ lạc quan rằng, tòa án của Liên Hợp Quốc sẽ khai màn "rất sớm" nhằm giúp họ giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc hiện nay.
Theo lời ông Hernandez, công việc lựa chọn và chỉ định 5 thành viên cho hội đồng thẩm phán của tòa án quốc tế xét xử vụ kiện của Philippines với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã được hoàn tất.
"Chúng tôi mong chờ họ sẽ gặp nhau trong thời gian rất sớm và Philippines đang chờ đợi lời khuyên của tòa án quốc tế để đưa sự việc ra trước tòa", ông Hernandez cho biết trong cuộc họp báo ngày hôm qua.
Manila đã chính thức kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế hồi tháng 1 đầu năm nay với hy vọng sẽ chấm dứt được tình trạng liên tiếp xảy ra các vụ xâm nhập của tàu thuyền Trung Quốc vào những khu vực lãnh hải mà Philippines tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Bước đi trên của Philippines cũng là nhằm để vô hiệu hóa yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quôc ở Biển Đông. Manila cáo buộc, đường 9 đoạn của Trung Quốc lấn chiếm cả vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trước đó từng nói, với việc đòi chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn, Bắc Kinh gần như nuốt trọn cả khu vực Biển Đông.
Ngoài việc đưa vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế, Bộ Ngoại giao Philippines cũng kêu gọi sớm ký được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.
Theo VTC
TQ không từ bỏ bãi cạn Scarborough ở Biển Đông Dù các tàu Trung Quốc được cho là đã rời khỏi bãi cạn Scarborough nhưng một chuyên gia Philippines cảnh báo, Bắc Kinh quyết không từ bỏ chủ quyền khu vực này. Tàu Trung Quốc án ngữ gần bãi cạn Scarborough. "Trung Quốc sẽ không từ bỏ bãi cạn Scarborough, bất chấp áp lực quốc tế phản đối điều này", ông Rommel Banlaoi,...