Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng cường hiện diện ở châu Phi

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang thực hiện chuyến công du châu Phi với 3 điểm dừng chân là Guinea, Burkina Faso và Cộng hòa Congo.

Chuyến thăm thể hiện ý định rõ ràng của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao với lục địa này, bất chấp căng thẳng địa chính trị và áp lực của phương Tây đối với các nước châu Phi liên quan đến hợp tác với Nga. Trong khi đó, chương trình hợp tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đang phục hồi trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch toàn cầu COVID-19, với châu Phi là trọng tâm chính.

Cách tiếp cận và tầm nhìn đa cực

Theo nhà phân tích chính trị người châu Phi Egountchi Behanzin, Chủ tịch sáng lập tổ chức quốc tế Liên đoàn Bảo vệ châu Phi, một trong những mục tiêu chính trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Sergei Lavrov lần này là tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự. Về mặt kinh tế, Nga coi châu Phi là lục địa của tương lai với thị trường mở rộng. Đầu tư của Nga vào các lĩnh vực khai thác mỏ, năng lượng và cơ sở hạ tầng có thể kích thích nền kinh tế của các quốc gia, đồng thời mang lại cho Nga các nguồn tài nguyên và cơ hội kinh tế.

Về mặt quân sự, hợp tác với các nước châu Phi có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Nga. Là nhà cung cấp vũ khí lớn, Nga không chỉ có thể cung cấp thiết bị quân sự mà còn cung cấp dịch vụ huấn luyện phù hợp với nhu cầu của các nước châu Phi. Sự hỗ trợ quân sự này giúp các quốc gia châu Phi như Burkina Faso, nơi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh, tăng cường an ninh nội bộ và chống các mối đe dọa như k.hủng b.ố. Đối với Nga, các thỏa thuận quân sự này cũng củng cố hiện diện và ảnh hưởng của nước này ở châu Phi, góp phần xây dựng mạng lưới liên minh toàn cầu.

Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng cường hiện diện ở châu Phi - Hình 1
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới sân bay quốc tế ở Oyo, Cộng hòa Congo – điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Phi.

Video đang HOT

Cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân mới là một chủ đề trọng tâm khác của chuyến thăm này. Nga tự coi mình là người bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối các hoạt động thực dân kiểu mới. Lập trường này gây tiếng vang mạnh mẽ với nhiều quốc gia châu Phi đang tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc, cũng như để kiểm soát hoàn toàn vận mệnh kinh tế và chính trị của mình. Bằng cách hỗ trợ cuộc đấu tranh này, Nga thể hiện mình không chỉ là một đồng minh chiến lược mà còn là một đối tác về ý thức hệ.

Cách tiếp cận này phù hợp với tầm nhìn rộng lớn hơn của Nga về một thế giới đa cực. Với tầm nhìn này, mỗi quốc gia cần có quyền tự do lựa chọn đối tác và xác định chính sách của mình mà không chịu áp lực từ bên ngoài. Đối với các nước châu Phi, điều này có nghĩa là có nhiều quyền tự chủ hơn và khả năng đàm phán các thỏa thuận phản ánh thực sự lợi ích và nguyện vọng của họ. Chuyên gia Egountchi Behanzin kết luận, có thể nói rằng chuyến công du châu Phi của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga thể hiện một bước quan trọng trong chiến lược của Moscow nhằm tăng cường mối quan hệ với lục địa này. Điều đó phản ánh mong muốn đa dạng hóa quan hệ đối tác quốc tế, tôn trọng và ủng hộ khát vọng chủ quyền của các quốc gia châu Phi và đặc biệt là thúc đẩy trật tự thế giới đa cực. Đối với Nga, đây còn là cơ hội để củng cố vị thế trên trường quốc tế. Đối với các nước châu Phi, sự kiện là cơ hội để mở ra lĩnh vực hợp tác và phát triển mới trong khuôn khổ tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau vì chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào chính trị nội bộ của các quốc gia châu Phi.

Thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi

Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở châu Phi, trọng tâm của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã phát triển nhanh chóng trong hai thập niên trước đại dịch COVID-19. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng cảng, nhà máy thủy điện và đường sắt trên khắp lục địa, được tài trợ chủ yếu thông qua các khoản vay chính phủ. Cam kết cho vay hàng năm đạt đỉnh 28,4 tỷ USD vào năm 2016, theo Sáng kiến Trung Quốc toàn cầu tại Đại học Boston. Nhưng nhiều dự án dường như không có lãi. Khi một số chính phủ ở châu Phi gặp khó khăn trong việc trả nợ, Trung Quốc đã cắt giảm cho vay. Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc ở châu Phi bị đình trệ. Hiện các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã thúc đẩy các công ty Trung Quốc nắm giữ cổ phần và vận hành cơ sở hạ tầng mà họ xây dựng cho chính phủ nước ngoài. Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết, mục đích là giúp các công ty giành được những hợp đồng có giá trị cao hơn và bằng cách mang lại cho họ cơ hội tham gia cuộc chơi, đảm bảo các dự án có hiệu quả kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trích dẫn hàng tỷ USD cam kết cho những dự án xây dựng mới và ghi nhận thương mại hai chiều làm bằng chứng trong việc hỗ trợ hiện đại hóa “lục địa đen” cũng như thúc đẩy hợp tác “đôi bên cùng có lợi”. Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: “Châu Phi có quyền, năng lực và trí tuệ để phát triển quan hệ đối ngoại và lựa chọn đối tác. Sự hỗ trợ thiết thực của Trung Quốc đối với con đường hiện đại hóa của châu Phi phù hợp với đặc điểm riêng của nước này đã được ngày càng nhiều nước châu Phi hoan nghênh”. Theo Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith của Australia, trong khi đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng 114% trong năm ngoái, họ tập trung chủ yếu vào các khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và các kế hoạch của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế đang trì trệ của chính mình. Số liệu cụ thể theo ước tính của Viện Griffith chỉ ra rằng, tổng mức đầu tư theo cam kết của Trung Quốc vào châu Phi – kết hợp giữa các hợp đồng xây dựng và cam kết đầu tư – ở mức 21,7 tỷ USD vào năm ngoái khiến nước này trở thành quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, cho thấy các khoản đầu tư thực tế đạt gần 11 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng khoảng 7,8 tỷ USD trong số đó dành cho khai thác mỏ. Song song với đó, việc tìm kiếm các khoáng sản quan trọng cũng đang thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục 282 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng đồng thời, giá trị xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc giảm 7%, chủ yếu do giá dầu giảm và thâm hụt thương mại tăng 46%.

Các quan chức Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu mối lo ngại của một số nhà lãnh đạo châu Phi về thâm hụt cán cân thương mại. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Bắc Kinh sẽ đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hiện đại hóa sản xuất và nông nghiệp của lục địa này – những lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách châu Phi coi là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách thương mại, đa dạng hóa nền kinh tế và tạo việc làm. Trung Quốc cũng cam kết tăng nhập khẩu nông sản từ châu Phi. Nhưng hiện tại, những nỗ lực như vậy đang trở nên thiếu hiệu quả. Là một trong những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất châu Phi đối với Trung Quốc, Kenya đang nỗ lực tăng cường khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới, gần đây đã giành được thị trường này nhờ bơ và hải sản. Tuy nhiên, các quy định phức tạp về sức khỏe và vệ sinh khiến nhiều nhà sản xuất không thể tiếp cận được người tiêu dùng Trung Quốc.

Giới chuyên gia nhận định, trừ khi các quốc gia châu Phi có thể gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu của họ thông qua việc tăng cường chế biến và sản xuất, nếu không lục địa này “chỉ xuất khẩu khoáng sản thô để cung cấp động lực cho nền kinh tế Trung Quốc”

Trung Quốc ngày càng cạnh tranh quyết liệt với Mỹ ở Mỹ Latinh

Dưới đây là nhận định của các chuyên gia Nga về việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở "sân sau" của Mỹ.

Trung Quốc ngày càng cạnh tranh quyết liệt với Mỹ ở Mỹ Latinh - Hình 1
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jamaica Kamina Johnson Smith, tại Kingston, Jamaica, ngày 20/1/2024. Ảnh: THX

Theo báo Nezavisimaya Gazeta của Nga ngày 23/1, chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Jamaica và Brazil là dấu hiệu cho thấy việc triển khai thực tế chiến lược của Bắc Kinh nhằm mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ Latinh và tăng cường ảnh hưởng chính trị trong khu vực.

Jamaica là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Phi và Mỹ Latinh kéo dài 10 ngày của ông Vương Nghị. Chuyến đi bắt đầu ở Ai Cập vào ngày 13/1, ngoài ra còn có Tunisia, Togo, Bờ Biển Ngà và Brazil.

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc luôn thăm châu Phi vào đầu năm. Lần này, Brazil và Jamaica đã được thêm vào hành trình của ông Vương Nghị. Theo Nezavisimaya Gazeta, các chuyên gia Mỹ bực bội chỉ ra rằng hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh nhằm mục đích làm suy yếu vị thế của Washington ở Nam Mỹ, nơi họ từng tuyên bố quyền bá chủ theo Học thuyết Monroe, trong đó xác định rằng các nước thuộc "Thế giới thứ ba" không được can thiệp vào vị thế của Washington ở Mỹ Latinh, vốn được coi là "sân sau" của Mỹ.

Mặc dù Trung Quốc chắc chắn không phải là một quốc gia thuộc "Thế giới thứ ba", nhưng nước này đã phát triển hùng mạnh đến mức sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực đang trở nên nguy hiểm đối với lợi ích của Mỹ.

Andrey Karneyev, hiệu trưởng Trường Nghiên cứu châu Á tại Trường Kinh tế Cao cấp Moskva (Đại học HSE), lưu ý rằng trong chính sách của mình, Trung Quốc rất chú ý đến các quốc gia ở "Nam toàn cầu".

Trung Quốc cho rằng nước này có thể dựa vào họ trong trường hợp căng thẳng gia tăng với Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). Đây là một biện pháp quan trọng để củng cố vị thế của Bắc Kinh về chính sách đối ngoại và thương mại. Đặc biệt vì phương Tây đang tụt hậu rất xa so với Trung Quốc liên quan đến quy mô đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở "Thế giới thứ ba". Điều này cũng đúng với Mỹ Latinh.

Đáng chú ý, Tổng thống Argentina Javier Milei, người thân Mỹ, ban đầu dự định cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng sau đó đã thay đổi lập trường của mình, chuyên gia Karneyev giải thích.

Về phần mình, Alexander Lukin, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Trung Quốc và châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng Trung Quốc đang đặt cược vào các đối thủ nặng ký về kinh tế ở Nam Mỹ như Brazil.

Về ảnh hưởng chính trị, Bắc Kinh luôn khẳng định không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Không giống như Mỹ, Trung Quốc không có chương trình "bảo vệ nền dân chủ", điều này cũng khiến nước này trở thành đối tác ưa thích của hầu hết các nước ở Mỹ Latinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc
21:49:19 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước
21:53:42 01/07/2024

Tin đang nóng

Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Lingling Kwong: Bản sao HHHV đầu tiên của Thái, "phất" lên nhờ phim bách hợp
16:39:59 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Màn ảnh Hoa ngữ có thêm một mỹ nhân cổ trang đẹp xuất sắc, gương mặt trời sinh để đóng nàng thơ thời Đường

Sao châu á

21:42:06 03/07/2024
Trên mạng xã hội, netizen nhận xét Ngu Thư Hân rất hợp với tạo hình thời Đường bởi cô có gương mặt đầy đặn, đôi môi chúm chím và cặp mắt to tròn, sáng long lanh.

Nguyệt Ánh rao bán nhà cửa, đất đai chục tỷ đồng, tài sản phủ phê, fan ngơ ngác

Sao việt

21:33:27 03/07/2024
Diễn viên Nguyệt Ánh thời gian gần đây đang khiến netizen xôn xao khi liên tục rao tin bán loạt tài sản t.iền tỷ. Nhà cửa, đất đai được cô đăng tải để ra đi sạch. Ai cũng ngơ ngác, sốc nặng trước khối tài sản khủng của nữ diễn viên.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.