Trung Quốc và cuộc chiến chống văn hóa phương Tây
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mới đây đề cập tới việc Trung Quốc phải củng cố lại sản phẩm văn hóa của mình để chống lại cuộc tấn công của phương Tây trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng.
Bạn đọc Trung Quốc thể hiện sự thích thú với bộ truyện Harry Porter
Bài luận do ông Hồ Cẩm Đào đặt bút ký dựa trên bài phát biểu của ông vào hồi tháng Mười năm ngoái đã vạch rõ “giới tuyến” văn hóa giữa phương Tây và Trung Quốc, đồng thời nói rằng hai bên đều đang trong tình trạng “leo thang chiến tranh” văn hóa.
“Chúng ta phải nhìn thấy rõ rằng các thế lực thù địch quốc tế đang tăng cường chiến lược tây hóa và chia rẽ Trung Quốc, và các mặt trận tư tưởng và văn hóa là những lĩnh vực trọng tâm trong sự thâm nhập lâu dài của chúng” – ông Hồ Cẩm Đạo nói.
“Chúng ta nên hiểu rõ tầm quan trọng và sự phức tạp của đấu tranh tư tưởng, luôn là tiếng chuông cảnh báo và phải thận trọng, và sử dụng các biện pháp uy lực để phòng vệ và phản công”.
Những biện pháp mà Chủ tịch Trung Quốc đề cập đến nên là tập trung vào phát triển các sản phẩm văn hóa có thể thu hút được sự quan tâm của người Trung Quốc và đáp ứng được “nhu cầu văn hóa và tinh thần của người dân”.
Các lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã than phiền về thực tế biểu đạt văn hóa và nghệ thuật theo kiểu phương Tây dường như đang lấn át tại Trung Quốc. Các bộ phim gây nên sóng gió tại Trung Quốc có thể kể đến như “Avatar”, “Transformers 3″ và nhạc của Lady Gaga nổi tiếng không kém gì bất kỳ ngôi sao nhạc pop của Trung Quốc.
Video đang HOT
Hồi tháng Mười vừa qua, phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Trung ương Đảng của Trung Quốc đã thảo luận về nhu cầu thúc đẩy “an ninh văn hóa” của Trung Quốc.
Theo ông Hồ Cẩm Đào, “sức mạnh tổng lực của văn hóa Trung Quốc và ảnh hưởng quốc tế [của Trung Quốc] không tương xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc”.
Ông Hồ nói thêm: “Văn hóa quốc tế của phương Tây rất mạnh mẽ trong khi chúng ta lại đuối hơn”.
Những lời này của Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Trung Quốc sẽ khó mà sớm dỡ bỏ các rào cản nhập khẩu các sản phẩm văn hóa. Mỗi năm, cơ quan quản lý phim ảnh của Trung Quốc chỉ cho nhập khẩu 20 bộ phim nước ngoài có khả năng đem lại lợi nhuận.
Song song với đó, Trung Quốc đã thúc đẩy quá trình tăng cường hình ảnh văn hóa của mình ra bên ngoài, hay còn gọi là “sức mạnh mềm” của họ. Chính phủ đã mở hàng loạt Học viện Khổng tử trên khắp thế giới để giúp người nước ngoài học tiếng Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng không tiếc tiền để mở ra các hãng truyền thông nhà nước, bao gồm cả Tân Hoa Xã và Truyền hình Trung ương Trung Quốc có các văn phòng đại diện ở các thành phố trên khắp thế giới. Các quan chức ở các cơ quan truyền thông này cho biết họ hy vọng rằng các tin tức mà họ đưa cũng sẽ có độ phổ biến rộng như các cơ quan truyền thông khác của phương Tây.
Siêu phẩm Avatar là một trong những phim nước ngoài gây sốt tại Trung Quốc
Tuy nhiên, giáo sư Stephen M. Walt của Đại học Havard (Mỹ) lại có các phân tích về tác động thực sự của thứ gọi là “xâm lấn văn hóa”.
Ông Walt cho rằng Chủ tịch Trung Quốc đang sợ các cường quốc phương Tây đang tiến hành chiến tranh văn hóa chống lại Trung Quốc, và rằng các “vũ khí tân tiến” như Lady Gaga, Harry Porter và Transformer đang gặm nhấm nền tảng văn hóa của Trung Quốc.
Giáo sư Đại học Harvard đưa ra so sánh thú vị rằng, việc “lo xa” này khiến ông có cảm giác giống như các giáo viên một trường trung học đang cố gắng ngăn các học trò mặc những chiếc áo phông khiến chúng trông có vẻ “ngầu”, và bộ phận Thanh nhạc đang cố tuyển thêm học sinh cho đội trống diễu hành.
Theo ông Walt, vấn đề là một nền văn hóa hiện nay không dễ để có thể phủ bóng sâu ở trong nước và rộng ra bên ngoài; hoặc có thể dễ dàng kiểm soát trong tay các quan chức trung niên của một nhà nước – nhất là trong một kỷ nguyên mà văn hóa bung ra từ những cỗ máy như YouTube và đặc biệt là các phần mềm chia sẻ dữ liệu.
Lãnh đạo của nhà nước không phải là tác giả của nghệ thuật cách tân và tân tiến, mà nghệ thuật nảy nở từ sự thăng hoa của con người.
Những nghệ sĩ tài ba như Louis Armstrong không được chỉ dẫn để định nghĩa lại nghệ thuật độc tấu nhạc jazz, cũng không ai đòi hỏi Dizzy Gillespie và Charlie Parker sáng tạo ra thứ nhạc âm nhạc để gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của đất nước.
Ngay cả ban nhạc Beatles cũng không tiêu tốn thời gian của họ tại câu lạc bộ Cavern hoặc ở Hamburg chỉ bởi vì ai đó ở đài BBC được giao việc tạo ra một cuộc “xâm lấn của Anh quốc”.
Trong khi đó, nỗ lực của lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhằm sắp xếp lại trật tự ảnh hưởng văn hóa có thể gặp phải một vướng mắc khác.
Các sản phẩm văn hóa mang tính cách tân thường dựa trên các ảnh hưởng đa dạng: các nghệ sĩ có thể mượn ý tưởng và khơi cảm hứng từ các nguồn khác nhau và kết hợp chúng lại theo các cách mới mẻ, kết hợp thêm cảm hứng cá nhân của họ trong sự pha trộn đó. Đó là cách mà Picasso đã làm, và cả những nghệ sĩ, nhà văn, nhà soạn nhác vĩ đại khác cũng vậy. Các nhà làm phim, các nhà biên kịch hay nhà thơ cũng không nằm ngoài số đó.
Nhưng với một xã hội chỉ mở cửa để quảng bá ảnh hưởng văn hóa của mình ra bên ngoài, nhưng lại đóng kín cửa để tránh mọi sự thâm nhập vào bên trong thì sẽ khó có thể có sự giao thoa văn hóa, tư tưởng trong nước.
Hệ quả là, khi óc sáng tạo không được khơi thông, các nghệ sĩ trong nước sẽ không thể tiếp cận được thứ văn hóa nhân loại tinh tế hoặc tạo ra các sản phẩm nghệ thuật có tầm vóc lớn như ở trong các xã hội có tư tưởng cởi mở hơn.
Theo VietNamNet
Trung Quốc mừng "Tư lệnh tối cao" Kim Jong-Un
Trong một sự thể hiện ủng hộ trực tiếp nhất đối với người kế nhiệm trẻ và chưa qua thử thách của Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 31/12 đã gửi điện chúc mừng nhà lãnh đạo Kim Jong-Un được bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên.
Trong một thông điệp đăng trên trang web http://www.gov.cn của Chính phủ Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã hoan nghênh việc ông Kim Jong-Un được bổ nhiệm vào cương vị trên, qua đó củng cố vị thế lãnh đạo đất nước Bắc Triều Tiên của ông Kim Jong-Un.
Thông điệp trên nêu rõ: "Nhân dân và quân đội hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống sâu sắc. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống này chắc chắn sẽ được củng cố và đẩy mạnh không ngừng."
Thông điệp trên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là sự thể hiện ủng hộ mới nhất của Bắc Kinh đối với nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên, nước vốn lệ thuốc nặng nề vào Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng.
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã thông báo việc bổ nhiệm ông Kim Jong-Un làm tư lệnh tối cao của quân đội 1,2 triệu binh lính nước này, hai ngày sau lễ truy điệu người cha Kim Jong-Il./.
Theo TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng cho xung đột vũ trang Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm qua đã yêu cầu hải quân nước này đẩy mạnh hiện đại hoá và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp với các quan chức quân đội...