Trung Quốc và cuộc chiến cam go với ô nhiễm môi trường
Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nổi cộm của Trung Quốc trong những năm gần đây do quá trình phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chóng mặt. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đối với nước này.
Under the Dome, bộ phim tài liệu mô tả chi tiết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sương khói ô nhiễm không khí ở Trung Quốc, đã nhận được hơn 100 triệu lượt truy cập chỉ trong 48 giờ và 200 triệu lượt xem chưa đầy 1 tuần ra mắt, trước khi bị ngưng chiếu.
Không khí tại thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đang bị ô nhiễm (Ảnh Washingtonpost)
Người thực hiện bộ phim là một cựu Biên tập viên của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Bộ phim đã cho thấy những hình ảnh chân thực nhất về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc từ trước đến nay.
Video đang HOT
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một chủ đề được thảo luận tại phiên họp của Quốc hội Trung Quốc vừa rồi. Sau khi xem báo cáo công tác của chính phủ trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội tại thủ đô Bắc Kinh hôm 6/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố chủ trương chống ô nhiễm môi trường của ban lãnh đạo cao nhất.
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố chính phủ sẽ dùng “bàn tay sắt” trừng phạt nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 15/3, trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Bắc Kinh cũng yêu cầu các doanh nghiệp nước này coi việc bảo vệ hệ sinh thái và môi trường như là một nhiệm vụ.
“Năm nay chúng ta sẽ tập trung đảm bảo việc thực hiện luật bảo vệ môi trường mới được sửa đổi. Tất cả các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ luật này sẽ phải chịu phạt và xử lý hình sự”, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói.
Theo số liệu của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc công bố hồi tháng 2, gần 90% các thành phố lớn ở nước này không đạt chuẩn chất lượng không khí trong năm 2014. Tuy nhiên, bộ này cũng nói số liệu trên vẫn còn tốt hơn kết quả của năm 2013 và cuộc chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc bắt đầu có hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc Trần Cát Ninh nhấn mạnh về nhiệm vụ bảo vệ môi trường: “Chúng ta không thể cứ để mặc tình trạng môi trường như thế mà không làm gì. Chúng ta cần phải giảm lượng khí thải hiện tại xuống. Chúng ta có làm được điều này không. Có thể được nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực đặc biệt”.
Trong lúc dư luận bức xúc về tình trạng sương mù ô nhiễm và các rủi ro về môi trường khác, Trung Quốc năm ngoái đã tuyên chiến với ô nhiễm, bắt đầu giảm tiêu thụ than và loại bỏ những cơ sở công nghiệp không đạt chuẩn.
Theo đó, năm 2017, tỷ lệ than trong tổng tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 65%, trong khi tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 13%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng kiên quyết loại bỏ các loại xe gây ô nhiễm nặng.
Bên cạnh đó, đến năm 2017, tất cả các xe dán nhãn màu vàng (loại nhãn để nhận biết xe không đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải) sẽ được loại bỏ trên toàn quốc; từng bước thay thế xăng và dầu diezel bằng các loại nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Tuy vậy, theo các chuyên gia, vấn đề ô nhiễm không khí của Trung Quốc đã tích tụ nhiều thập niên và sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài.
Bà Susan Shirk-Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói: “Tôi nghĩ rằng vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí được rất nhiều người quan tâm. Và tôi nghĩ rằng, luật bảo vệ môi trường mới của Trung Quốc với các hình thức xử phạt nặng hơn sẽ được công chúng chào đón. Nhưng việc giám sát các vấn đề môi trường của Trung Quốc vẫn là một thách thức”./.
Theo Anh Tuấn/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Sẽ là cơ hội để kiểm nghiệm
Đó là phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi nói về quan hệ giữa nước này với Nhật Bản trong năm 2015.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc họp báo hôm 15/3
Tại cuộc họp báo hôm 15/3 sau khi bế mạc kỳ họp thứ ba, Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết năm 2015 là cơ hội để kiểm chứng quan hệ toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Thừa nhận quan hệ với Nhật Bản đang gặp khó khăn nhưng ông Lý cho rằng Tokyo có cơ hội thể hiện thiện chí khi chân thành "chuộc lỗi cho quá khứ chiến tranh của mình".
Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc cho biết đây là một "bài kiểm tra", một sự thử nghiệm, cơ hội lớn để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc duyệt binh vào cuối năm để đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Bắc Kinh còn gửi thư mời nhà lãnh đạo của các nước lớn từng tham chiến.
Trung Quốc luôn kiên trì quan điểm rằng Nhật Bản phải có lời xin lỗi chân thành cho những tội ác của phát xít Nhật. Bắc Kinh yêu cầu Tokyo chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa và đặc biệt là yêu cầu chính khách Nhật chấm dứt các chuyến viếng thăm những ngôi đền chiến tranh, đặc biệt là đền Yasukuni, nơi Trung Quốc coi là một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền tại quần đảo không có người ở trên Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản, nước đang kiểm soát trên thực tế đặt tên Senkaku. Tuy nhiên, từ đầu năm đến đây, hai nước nhất trí cố gắng giảm căng thẳng thông qua cơ chế quản lý khủng hoảng. Các quan chức cấp cao đã đạt được thỏa thuận bốn điểm, trong đó bao gồm việc công nhận &'các lập trường khác nhau' của hai bên đối với quần đảo tranh chấp.
Đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai đặt ra nhiều thách thức. Ông rơi vào khó xử khi nhận được lời mời đến dự duyệt binh chiến thắng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khi Nhật là một nước bại trận và mới đây ủng hộ Mỹ trừng phạt Moscow xung quanh khủng hoảng Ukraine. Ông Abe phải tìm ra phương án ngoại giao giữa hai luồng ý kiến. Phe bảo thủ trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP)phản đối một lời xin lỗi trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc luôn gây áp lực đòi hỏi Nhật Bản tái khẳng định lỗi lầm trong quá khứ và xem đó như một điểm quan trọng trong quan hệ song phương.
Theo Nguyên Bảo
Thế giới và Việt Nam
Trung Quốc bế mạc kỳ họp Quốc hội với cam kết tăng trưởng "bình thường mới" Ngày 15/3, Trung Quốc đã bế mạc kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) khóa XII sau hơn 10 ngày làm việc. Hội nghị đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về mọi mặt đời sống đất nước, trong đó phần lớn tập trung vào việc phát triển ổn định trong trạng thái bình thường...