Trung Quốc và châu Phi “xích lại gần nhau”

Theo dõi VGT trên

Điều này được phản ánh khi hai bên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi năm 2024 vào tháng 9 tới.

Đây là lần thứ tư hội nghị này được tổ chức sau Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tổ chức vào các năm 2006, 2015 và 2018 tại Bắc KinhJohannesburg (Nam Phi).

Đây cũng là sự kiện ngoại giao có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.

Theo thông báo ngày 23/8 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 4-6/9. Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc vào ngày 5/9. Lãnh đạo các nước châu Phi và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) sẽ dẫn đầu các phái đoàn tham dự hội nghị. Tổng Thư ký Liên hợp quốc tham dự với vai trò khách mời đặc biệt, trong khi một số tổ chức quốc tế và khu vực liên quan sẽ tham dự các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị với tư cách quan sát viên.

Đây là sự kiện ngoại giao chủ nhà có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết, lần đầu tiên các cuộc họp cấp cao sẽ được tổ chức đồng thời tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, xoay quanh các chủ đề “Quản trị và điều hành đất nước”, “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp”, “Hòa bình và an ninh” và “Chung tay xây dựng Vành đai và Con đường chất lượng cao” – chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối Trung Quốc với thế giới.

Trung Quốc và châu Phi xích lại gần nhau - Hình 1
Thứ trưởng Trần Hiểu Đông (trái) thông báo về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi năm 2024. Ảnh: The Paper

Theo Thứ trưởng Trần Hiểu Đông, những chủ đề lớn trên phản ánh mối quan tâm và kỳ vọng chung của Trung Quốc và châu Phi đối với quá trình phát triển hiện đại hóa, cũng là những định hướng chính để xây dựng Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi trong thời đại mới. Các diễn này sẽ là nơi để các bên đi sâu trao đổi những vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi, nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn cho việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi cấp độ cao.

Sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19, chương trình hợp tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã phục hồi trở lại với châu Phi là trọng tâm chính. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trích dẫn hàng tỷ USD cam kết cho những dự án xây dựng mới và ghi nhận thương mại hai chiều làm bằng chứng trong việc hỗ trợ hiện đại hóa “lục địa đen” cũng như thúc đẩy hợp tác “đôi bên cùng có lợi”.

Theo Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith của Australia, trong khi đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng 114% trong năm ngoái, họ tập trung chủ yếu vào các khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và các kế hoạch của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế vốn bị đại dịch làm trì trệ. Những khoáng sản và đặc biệt là nguồn dầu mỏ này cũng thống trị quan hệ thương mại giữa hai bên, dù Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm tăng cường nhập khẩu các mặt hàng khác từ châu Phi, như các sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp.

Video đang HOT

Các khoản cho vay có chủ quyền của Trung Quốc, từng là nguồn tài chính chính cho cơ sở hạ tầng của châu Phi, đang ở mức thấp nhất trong hai thập niên. Và quan hệ đối tác công-tư (PPP), mà Trung Quốc coi là phương tiện đầu tư ưa thích mới trên toàn cầu, vẫn chưa thu hút được sự chú ý ở châu Phi. Kết quả là dẫn đến mối quan hệ một chiều hơn những gì Bắc Kinh mong muốn, một mối quan hệ bị chi phối bởi việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi và một số nhà phân tích cho rằng, có dấu vết của mối quan hệ kinh tế của châu Âu thời thuộc địa với lục địa này.

Chuyên gia Eric Olander, đồng sáng lập trang web và podcast của Dự án Trung Quốc – Nam Toàn cầu (China-Global South Project), cho biết: “Đây là điều mà nước Anh vào cuối thế kỷ 19 từng làm như vậy”. Trung Quốc đã bác bỏ những nhận định trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: “Châu Phi có quyền, năng lực và trí tuệ để phát triển quan hệ đối ngoại và lựa chọn đối tác. Sự hỗ trợ thiết thực của Trung Quốc đối với con đường hiện đại hóa của châu Phi phù hợp với đặc điểm riêng của nước này đã được ngày càng nhiều nước châu Phi hoan nghênh”.

Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở châu Phi, trọng tâm của BRI, đã phát triển nhanh chóng trong hai thập niên trước đại dịch COVID-19. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng cảng, nhà máy thủy điện và đường sắt trên khắp lục địa, được tài trợ chủ yếu thông qua các khoản vay chính phủ. Cam kết cho vay hàng năm đạt đỉnh 28,4 tỷ USD vào năm 2016, theo Sáng kiến Trung Quốc toàn cầu tại Đại học Boston. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 sau đó đã khiến nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc ở châu Phi bị đình trệ.

Viện Griffith châu Á ước tính tổng mức đầu tư theo cam kết của Trung Quốc vào châu Phi, kết hợp giữa các hợp đồng xây dựng và cam kết đầu tư, ở mức 21,7 tỷ USD vào năm ngoái, khiến nước này trở thành quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, cho thấy các khoản đầu tư thực tế đạt gần 11 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng khoảng 7,8 tỷ USD trong số đó dành cho khai thác mỏ, như mỏ đồng Khoemacau của Botswana được MMG Ltd của Trung Quốc mua với giá 1,9 tỷ USD, cùng các mỏ coban và lithium ở các quốc gia như Namibia, Zambia và Zimbabwe.

Việc tìm kiếm các khoáng sản quan trọng cũng đang thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, vào tháng 1/2024, các công ty Trung Quốc đã cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 7 tỷ USD để sửa đổi thỏa thuận liên doanh về đồng và coban với CH Congo.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục 282 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng đồng thời, giá trị xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc giảm 7%, chủ yếu do giá dầu giảm và thâm hụt thương mại tăng 46%.

Để xoa dịu mối lo ngại của một số nhà lãnh đạo châu Phi về thâm hụt cán cân thương mại, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi ở Johannesburg vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hiện đại hóa sản xuất và nông nghiệp của lục địa này – những lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách châu Phi coi là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách thương mại, đa dạng hóa nền kinh tế và tạo việc làm. Trung Quốc cũng cam kết tăng nhập khẩu nông sản từ châu Phi

Thách thức và triển vọng với Trung Quốc khi thực hiện BRI

Để thực hiện khát vọng phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, những năm qua, Trung Quốc đã đề xuất triển khai nhiều sáng kiến liên kết kinh tế và chính trị do nước này dẫn dắt nhằm giành ưu thế cạnh tranh chiến lược và gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Một trong số đó là Sáng kiến Vành đai và Con đường, có quy mô kết nối lớn chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, sáng kiến này dường như đang gặp phải nhiều khó khăn khi triển khai...

Sáng kiến và mục tiêu vĩ đại

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) ban đầu có tên gọi "Một vành đai, một con đường", Trung Quốc còn gọi là "Nhất đới, Nhất lộ", được đề cập lần đầu tiên vào tháng 9/2013 trong chuyến thăm Kazakhstan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với ý tưởng thành lập "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên đất liền" (SREB). Đến tháng 10/2013, phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Trung Quốc đã bổ sung thêm nội hàm của sáng kiến khi đề cập đến việc thành lập "Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ XXI" (MSR).

BRI được Trung Quốc thực hiện nhằm mục tiêu thúc đẩy kết nối Trung Quốc với các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng trọng tâm xây dựng mạng lưới liên kết cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, đường ống (dẫn dầu, khí đốt), nhà máy năng lượng và được mở rộng kết nối trên 04 trụ cột khác bao gồm chính sách, thương mại đầu tư, tài chính và giao lưu nhân dân giữa Trung Quốc với các nước có dự án BRI đi qua và giữa các nước thành viên với nhau. Đồng thời, nước này cũng không ngừng mở rộng nội hàm triển khai sáng kiến với việc bổ sung một số nội dung mới được coi là một phần của BRI bao gồm các chiến lược về xây dựng Con đường tơ lụa kỹ thuật số (2015), Con đường tơ lụa y tế (2020), Con đường tơ lụa trên băng...

Thách thức và triển vọng với Trung Quốc khi thực hiện BRI - Hình 1
Logo của Diễn đàn cấp cao BRI lần thứ 3 tổ chức tháng 10/2023.

BRI được coi là sáng kiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay, khi quy mô kết nối ban đầu tới 65 quốc gia với khoảng 4,5 tỉ người, chiếm khoảng 30% GDP và 75% tổng năng lượng dự trữ toàn cầu. Đồng thời, được truyền thông mô tả là "dự án thế kỉ" với thời gian thực hiện dài nhất trong lịch sử, dự kiến kéo dài 36 năm, bắt đầu từ năm 2013 và hoàn thành vào năm 2049, khi Trung Quốc kỉ niệm 100 năm lập nước. Với quy mô khổng lồ như vậy, nguồn vốn được Trung Quốc đầu tư vào sáng kiến ước tính khoảng 4.000-8.000 tỉ USD, với hàng nghìn dự án được đầu tư trải dài qua cả ba châu lục Á, Âu, Phi, bao gồm cả trên đất liền và trên biển.

Là một trong 4 trụ cột chính trong chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc, BRI được xem là một công cụ để Trung Quốc trực tiếp triển khai các hoạt động cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng và khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu. Nếu thực hiện thành công, BRI có thể giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực và thế giới với việc hình thành được các hệ thống liên kết kinh tế mới, các định chế về kinh tế, thương mại, công nghệ kĩ thuật theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc thay thế cho các tiêu chuẩn của Mỹ và phương Tây vốn đã được thừa nhận rộng rãi, từ đó giúp nước này đảm bảo thực hiện thành công các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc liên quan vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia, an sinh xã hội và mục tiêu phục hưng "dân tộc Trung Hoa vĩ đại".

Theo các chuyên gia, tính đến tháng 10/2023, Trung Quốc đã ký kết hơn 200 văn bản hợp tác xây dựng BRI với 32 tổ chức quốc tế và 152 quốc gia với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 41.000 tỉ USD và tổng các giá trị dự án đầu tư, xây dựng tại các nước thuộc BRI lên tới 1.000 tỉ USD.

Thách thức và triển vọng với Trung Quốc khi thực hiện BRI - Hình 2
Tuyến đường bộ trong khuôn khổ BRI đi qua rặng núi Karakorum (Pakistan).

Nhiều thách thức chờ đợi

Mặc dù đạt được một số thành tựu, song Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn trong triển khai BRI.

Một là, Trung Quốc vấp phải chỉ trích và cạnh tranh mạnh mẽ từ một số nước lớn, nhất là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ. Nhiều nước cho rằng các nguồn vốn đầu tư, cho vay vào dự án thuộc BRI thiếu minh bạch, cáo buộc Trung Quốc thực hiện ngoại giao bẫy nợ với các nước nghèo, kém phát triển. Bên cạnh đó, các nước lớn cũng triển khai nhiều chính sách, sáng kiến tương tự như BRI của Trung Quốc để kiềm chế và duy trì lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ triển khai Sáng kiến Mạng lưới điểm xanh (do Mỹ, Nhật Bản, Úc công bố), Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu; Nhật Bản triển khai Sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại châu Á; EU triển khai chiến lược Liên kết Á - Âu, Sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu...

Hai là, BRI đối mặt với khó khăn về tài chính. Theo thống kê, 26,8% các quốc gia dọc tuyến đường triển khai BRI có sự gia tăng rủi ro về tín dụng, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai các dự án mà còn khiến Trung Quốc phải bỏ ra một số t.iền khổng lồ để giải cứu, nhiều dự án có nguy cơ phải hủy bỏ, không thể thu hồi vốn đầu tư hoặc kéo dài tiến độ thực hiện dẫn đến đội vốn, làm gia tăng áp lực tài chính cho Trung Quốc và các nước tham gia.

Theo Chính phủ Trung Quốc, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2020 có 1/5 dự án thuộc BRI đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 30-40% dự án bị tác động một phần. Hiện nay, có khoảng gần 60% các khoản vay nước ngoài của Trung Quốc là do các quốc gia gặp khó khăn về tài chính nắm giữ, trong khi con số này chỉ là 5% vào năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, dư địa nặng nề từ đại dịch COVID-19, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, trao đổi thương mại giảm, Trung Quốc dường như đang phải đối mặt với nguy cơ giảm sút nguồn lực cấp vốn cho BRI.

Ba là, tính hiệu quả của BRI chưa được đ.ánh giá rõ ràng do đầu tư dàn trải, thiếu tập trung và thiếu trọng điểm. Trong quá trình triển khai BRI, Trung Quốc đã mở rộng quy mô hợp tác từ 65 quốc gia lên hơn 100 quốc gia, mở rộng nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế từ nhiều khía cạnh khác nhau như tài chính, năng lượng, thông tin, khoa học - kĩ thuật, văn hóa... khiến tính định hướng và giá trị thiếu sự rõ ràng.

Theo các chuyên gia đ.ánh giá, BRI chủ yếu mới chỉ hiện diện dưới dạng các cơ chế đối thoại song phương và đa phương, thiếu hệ thống điều phối mang tính thể chế và các cơ chế giải quyết tranh chấp thực chất. Ngoài ra, quá trình xây dựng một hệ thống quy tắc hợp tác, liên kết chất lượng thống nhất cũng gặp nhiều thách thức do các nước thành viên tham gia có nhiều khác biệt về quan điểm, chế độ chính trị, vị trí địa lý, tài nguyên, hệ thống pháp luật, văn hóa, môi trường kinh doanh...

Thách thức và triển vọng với Trung Quốc khi thực hiện BRI - Hình 3
Hợp tác về thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch luôn là một trọng tâm của BRI.

Triển vọng của BRI

Sau 10 năm triển khai, Trung Quốc đã nhận ra những khó khăn trong triển khai thực hiện BRI và đã đưa ra những thay đổi chiến lược và giải pháp điều chỉnh phù hợp trong triển khai các dự án thuộc BRI. Theo đó, trong tương lai BRI có thể sẽ bao gồm nhiều dự án phù hợp với xu hướng nhỏ nhưng đẹp, quy mô nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao.

BRI sẽ triển khai các dự án quy mô nhỏ hơn, chất lượng cao hơn nhằm khắc phục tình trạng phân tán, thiếu trọng điểm trước đây. Việc triển khai các loại dự án loại này sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt được gánh nặng tài chính, có điều kiện phân bổ nguồn lực tốt hơn, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro đầu tư tài chính hơn so với các dự án quy mô lớn ở nước ngoài trước đây. Bên cạnh đó, các dự án thuộc BRI sẽ tập trung vào phát triển xanh, nhằm phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai và các cam kết của Trung Quốc về phát triển bền vững.

Năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài và cam kết tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển khác trong việc phát triển năng lượng xanh, ít carbon, hướng trọng tâm đầu tư vào các dự án phát triển công nghệ cao, có chất lượng thuộc các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, công nghệ mới, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Sự chuyển đổi khác mà Trung Quốc cũng hướng tới trong triển khai BRI là chuyển đổi từ kết nối cơ sở hạ tầng cứng sang hạ tầng mềm với trọng tâm là phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, công nghệ trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo và thương mại điện tử. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong tham gia đầu tư, thực hiện các dự án thuộc về BRI thay vì chỉ doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước như trước đây nhằm đa dạng hóa nguồn lực, công nghệ đầu tư, hạn chế rủi ro về rào cản thương mại và thuế quan do cạnh tranh từ các nước lớn khác.

Tuy nhiên, liệu BRI có thực sự thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong tương lai, ngoài các khó khăn hiện tại, BRI dường như sẽ khó có thể mở rộng được quy mô tại khu vực châu Âu do hầu hết các quốc gia này đều là những nước phát triển, có nền tảng tiêu chuẩn khoa học, kinh tế, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, có lịch sử quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài với Mỹ và đồng minh... Đây sẽ là một thách thức lớn đòi hỏi Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược một cách căn cơ, phù hợp nếu muốn sáng kiến BRI phát triển ở quy mô toàn cầu và hoàn thành giấc mơ phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Hiệu suất tranh luận của ông Trump gây thất vọng trong đảng Cộng hòa
17:32:49 12/09/2024
Nhiều địa phương ở miền Bắc Lào bị thiệt hại nặng nề bởi bão Yagi
08:00:16 12/09/2024
Triều Tiên công khai hình ảnh cơ sở làm giàu urani, Hàn Quốc ngay lập tức phản ứng
13:54:51 13/09/2024
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tiến tới gần 1.900 tỷ USD
13:33:29 13/09/2024
Bẩu cử Mỹ 2024: Bà Harris đ.ánh bại ông Trump trong cuộc tranh luận, nhưng chưa đảm bảo thắng cử
18:57:46 11/09/2024
Bão Yagi gây lũ lụt ảnh hưởng đến gần 4.000 người tại Myanmar
05:48:41 12/09/2024
Tàu sân bay Mỹ rời Trung Đông về nước
15:00:20 12/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump cam kết miễn thuế đ.ánh vào lương làm thêm giờ nếu đắc cử
14:01:30 13/09/2024

Tin đang nóng

Quế Vân lên tiếng việc đi thuyền làm từ thiện ở "khu nhà giàu" và lý do Ưng Hoàng Phúc không lội nước
12:45:13 13/09/2024
Louis Phạm từ thiện "phông bạt", khoe nửa tỷ bị check var sao kê chỉ 500 nghìn?
13:27:03 13/09/2024
Check sao kê MTTQ tên Trấn Thành phát hiện con số sốc, shark Bình phông bạt?
14:52:47 13/09/2024
Tấn Beo bị chỉ trích vì ăn cơm từ thiện, đồng nghiệp tiết lộ sự thật phía sau
12:42:45 13/09/2024
Nội dung clip khiến vợ chồng Ưng Hoàng Phúc đang bị ném đá dữ dội
14:17:27 13/09/2024
Thông tin chính thức về căn nhà 90 tỷ của Sam
14:27:18 13/09/2024
Phương Oanh tung bằng chứng, đối chất vụ Shark Bình bị truy tìm sao kê 500 triệu từ thiện
14:56:03 13/09/2024
Hương Giang 'bốc hơi' ở MUVN, diễn 'nhạy cảm', nhận cái kết đau như Hoàng Thùy?
15:05:39 13/09/2024

Tin mới nhất

Liên hợp quốc kêu gọi các bên liên quan ở Yemen ưu tiên giải quyết xung đột

14:46:42 13/09/2024
Kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu nổ ra hồi tháng 10/2023, Lực lượng Houthi đã tấn công hơn 80 tàu thương mại ở Biển Đỏ bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Toàn Trái Đất bị tác động đến 9 ngày sau siêu sóng thần

14:02:03 13/09/2024
Sau khi tìm ra lời giải, các nhà khoa học cho biết điều đó cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tác động rộng đến như thế nào và các trận lở đất lớn có thể xảy ra ở những nơi trước đây được cho là ổn định khi nhiệt độ tăng nhanh.

Ông D.Trump tuyên bố không tham gia cuộc tranh luận khác với bà K.Harris

14:00:54 13/09/2024
Sau cuộc so găng mới nhất, giới phân tích nhận định ông Trump đã phần nào bị lấn át khi liên tục bị đối thủ của đảng Dân chủ gài vào thế bị động, lúng túng và đôi khi đưa ra những phát biểu không chính xác.

Tổng thống Mỹ lần đầu tiên chủ trì hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad)

13:43:14 13/09/2024
Theo kế hoạch, Tổng thống Biden sẽ đón tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Wilmington.

Ecuador: Thêm một giám đốc nhà tù bị s.át h.ại

13:41:05 13/09/2024
Quốc gia Nam Mỹ yên bình một thời này đang phải vật lộn với tình trạng bạo lực gia tăng nghiêm trọng mà chính quyền đổ lỗi cho hoạt động buôn bán m.a t.úy.

Những hình ảnh hiếm hoi về cơ sở làm giàu urani của Triều Tiên

13:35:34 13/09/2024
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh nhu cầu tăng số lượng máy ly tâm để tăng cường vũ khí hạt nhân tự vệ theo đúng đường lối xây dựng lực lượng vũ trang hạt nhân.

Hạ viện Mỹ siết chặt quy định đối với linh kiện ô tô điện của Trung Quốc

13:30:43 13/09/2024
Liên minh các nhà sản xuất ô tô lớn gồm General Motors (Mỹ), Toyota (Nhật Bản), Volkswagen (Đức) và các công ty sản xuất ô tô khác, cho biết dự luật sẽ dẫn đến việc ít xe đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế hơn.

Tổng thống Nga đưa ra cảnh báo mới với NATO

13:25:57 13/09/2024
Trước đó, tờ The Guardian đưa tin Chính phủ Anh đã đưa ra quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công các mục tiêu ở Nga, song chưa công bố chính thức.

Lầu Năm Góc chỉ thị nghiên cứu khả năng tấn công hạt nhân ở Đông Âu

13:11:13 13/09/2024
Tháng trước, tờ New York Times đưa tin chính quyền Mỹ đã phê duyệt phiên bản mới của chiến lược hạt nhân. Theo tờ báo này, tài liệu đã chỉ thị các lực lượng Mỹ chuẩn bị cho các cuộc đối đầu hạt nhân có thể xảy ra với Nga, Trung Quốc và ...

Mưa lớn kéo dài gây sập tường khiến 7 người t.ử v.ong ở Madhya Pradesh, Ấn Độ

12:06:27 13/09/2024
Một quan chức cấp cao cho biết bức tường 400 năm t.uổi của pháo đài Rajgarh đã bất ngờ đổ sụp. Các khối tường lớn, vốn đã yếu đi do mưa lớn kéo dài hơn hai ngày, không chịu được áp lực và gây ra vụ t.ai n.ạn thương tâm này.

Ấn Độ, Trung Quốc nỗ lực giải quyết vấn đề biên giới

12:01:32 13/09/2024
Cuộc gặp diễn ra bên lề cuộc họp các quan chức an ninh hàng đầu từ các quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và tập trung vào các vấn đề biên giới giữa hai quốc gia.

Những quốc gia nổi lên là trung gian cho đàm phán hoà bình Nga - Ukraine

11:55:27 13/09/2024
Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, Tổng thống Putin đã đề cập đến Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ như những quốc gia có thể đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, mỗi quốc gia này đều có những hạn chế riêng.

Có thể bạn quan tâm

Preview 'Hoa sữa về trong gió' tập 12: Linh bị sếp mắng

Phim việt

17:50:39 13/09/2024
Trong preview tập 12 Hoa sữa về trong gió , Linh bị sếp khiển trách vì không hoàn thành KPI lại còn hay làm việc riêng; Thuận nhắc nhở anh trai nên để ý đến Trang...

Sao Việt 13/9: Diệp Lâm Anh thức xuyên đêm đi cứu trợ bà con vùng lũ

Sao việt

17:46:32 13/09/2024
Diệp Lâm Anh bay ra Hà Nội rồi cùng cùng bạn bè thức xuyên đêm để xếp hàng, di chuyển và về Yên Bái trao quà cứu trợ cho người dân vùng lũ.

Taylor Swift "đá đổ" Beyoncé để lập kỷ lục mới, xúc động nói 1 câu gửi bạn trai

Sao âu mỹ

17:41:56 13/09/2024
Lễ trao giải VMAs 2024 (MTV Video Music Awards) đã diễn ra vào sáng 12/9 (giờ Việt Nam) tại New York, Mỹ. Đây là giải về âm nhạc lớn của Mỹ và của thế giới, vinh danh những nghệ sĩ, tác phẩm âm nhạc lớn trong năm.

Thanh Hoá: Sốc với danh tính kẻ trộm mộ đòi 5 tỷ, có thể "bóc lịch" 5 năm

Xã hội

17:40:23 13/09/2024
Mới đây, kẻ đào trộm mộ đòi 5 tỷ t.iền chuộc ở Thanh Hoá đã lực lượng chức năng bị bắt giữ. Gây chấn động nhất chính là danh tính người này, chẳng ai xa lạ với gia đình bị hại.

Lộ quy định đặc biệt trong hôn lễ hào môn của Trần Kiều Ân và thiếu gia kém 9 t.uổi

Sao châu á

17:34:42 13/09/2024
Để ngày vui diễn ra trọn vẹn, Trần Kiều Ân và thiếu gia Alan Tằng Vỹ Xương đã đặt ra những quy định cho khách mời tham dự hôn lễ của họ.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có tới 2 món cá nhưng cực ngon

Ẩm thực

17:28:10 13/09/2024
Bữa cơm có tới 2 món cá nhưng cực ngon. Hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé, đảm bảo cả nhà sẽ thích mê bữa ăn này cho mà xem.

X.ót x.a hình ảnh ruộng bậc thang Mường Hum, thảo nguyên Suôi Thầu sau bão lũ

Du lịch

17:21:00 13/09/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, ruộng bậc thang ở Mường Hum (tỉnh Lào Cai) và thảo nguyên Suôi Thầu (tỉnh Hà Giang) - hai điểm du lịch nổi tiếng trong thời gian gần đây trở nên xơ xác.

5 thói quen tưởng thư giãn 'chữa lành' hóa ra lại gây hại sức khỏe vô cùng

Sức khỏe

17:17:48 13/09/2024
Ăn đồ ăn nhẹ là cách phổ biến để giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc chán nản. Mọi người có xu hướng sử dụng đồ ăn nhẹ có nhiều đường và nhiều chất béo để đạt được cảm giác thỏa mãn ngắn hạn.

Lời thoại Câu Chuyện Hoa Hồng khiến Lâm Canh Tân muối mặt, không muốn nghe lại

Phim châu á

16:47:25 13/09/2024
Câu chuyện hoa hồng do Lưu Diệc Phi và Lâm Canh Tân đóng chính, được đ.ánh giá là tác phẩm mang lại những giá trị tích cực cho cuộc sống, xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, du lịch địa phương.

Điểm danh những xu hướng làm đẹp nổi bật tại New York Fashion Week

Làm đẹp

16:31:21 13/09/2024
Son berry đang oanh tạc trong layout makeup của các bóng hồng đình đám. Không như ác màu đỏ chót truyền thống hay trầm ấm như nâu đất, màu berry là sự hòa quyện giữa sắc độ đậm và tươi tắn.

Sao kê 12 ngàn trang của MTTQ lọt "top trend", Google "sập" vì chịu không nổi

Netizen

16:27:29 13/09/2024
Thông tin đang được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm lúc này là hơn 12.000 trang sao kê số t.iền ủng hộ đồng bào gặp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) công bố chiều 12/9.