Trung Quốc và Campuchia thỏa thuận mở tuyến hàng hải trực tiếp
Hai hãng tàu lớn của Trung Quốc có thể hoàn tất thỏa thuận với Campuchia trong vài tuần tới nhằm vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Campuchia sang Trung Quốc, Tân Hoa xã cho hay.
Một tàu vận tải khổng lồ của công ty China Shipping Container Lines – Ảnh: AFP
Hai hãng tàu biển Ocean Shipping Group Company (COSCO) và China Shipping Container Lines dự kiến sẽ ký thỏa thuận vận chuyển hàng hóa trực tiếp với Tập đoàn Quản lý cảng biển Sihanoukville của Campuchia (SAP), theo Phnom Penh Post ngày 22.7.
Ông Lou Kimchhun, Tổng giám đốc SAP cho rằng việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia sang Trung Quốc khiến nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn. COSCO và China Shipping Container Lines đã vận chuyển hàng hóa qua Campuchia đạt khoảng 1,2 triệu container 20 feet mỗi năm.
Việc vận chuyển trực tiếp từ Campuchia sang Trung Quốc sẽ giúp các công ty Campuchia không cần trung chuyển qua cảng Cái Mép của Việt Nam, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí, theo ông Lou Kimchhun.
Ngoài ra, ông Kimchhun cũng hy vọng tuyến đường mới sẽ giúp Campuchia dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác.
Video đang HOT
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tự do hàng không và hàng hải bị đe dọa ở Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trong họp báo 19/6 khẳng định, nguyên tắc tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel trong họp báo 19/6 khẳng định, nguyên tắc tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo ngày 19/6 về cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế thường niên sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel khẳng định, tự do hàng không và hàng hải đang bị đe dọa ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết, trong cuộc đối thoại lần thứ 7 sắp tới, Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn thảo một loạt vấn về kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel.
Theo ông Russel, đối thoại chiến lược về an ninh sẽ có sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quân sự cấp cao của hai nước với một chương trình nghị sự bao gồm những vấn đề khó khăn, nhạy cảm, gây tranh cãi nhất và có khả năng tạo ra sự mất lòng tin chiến lược giữa hai bên như tin tặc, vũ trụ, hoạt động hàng hải, hàng không...
Trả lời câu hỏi về khả năng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Mỹ luôn theo đuổi chính sách tránh đối đầu quân sự với các nước.
Ông Russel nêu rõ Biển Đông về cơ bản không phải là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc mà là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước đòi hỏi chủ quyền khác, giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như giữa Trung Quốc và luật pháp quốc tế.
"Ở đây có một số nguyên tắc, thứ nhất là quan hệ tốt. Mỹ muốn Trung Quốc có quan hệ hữu hảo với tất cả các nước láng giềng cũng như với Mỹ. Nguyên tắc tiếp theo là tự do hàng không, hàng hải nhưng nguyên tắc này thực sự đang bị đe dọa tại Biển Đông", ông Russel khẳng định.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng xây dựng cơ sở vật chất tại các tiền đồn mà Bắc Kinh vừa xây dựng tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ đối với Mỹ mà còn cả các nước trong khu vực, khiến căng thẳng gia tăng.
"Rõ ràng là triển vọng quân sự hóa những tiền đồn tại Biển Đông đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng. Đó là lý do Mỹ liên tục hối thúc Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất và quân sự hóa các tiền đồn này", ông Russel nói thêm.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh những nguyên tắc mà các bên cần tuân thủ để có thể giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình như không chấp nhận cưỡng ép, đe dọa hay sử dụng vũ lực, không cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.
Các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển trong đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua con đường ngoại giao hoặc trọng tài...
Theo ông Russel, những nguyên tắc này đã được Trung Quốc và các nước ASEAN cam kết bằng văn bản vào năm 2002 và sẽ tiếp tục được đề cập đến trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung lần này.
Gián tiếp chỉ trích hành vi đe dọa của Trung Quốc đối với các ngư dân nước ngoài tại Biển Đông, ông Russel nêu rõ Mỹ mong muốn rằng một chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhất của Philippines, Việt Nam hay Malaysia đều có thể tự tin hoạt động tại vùng biển quốc tế như một tàu chiến lớn nhất của Mỹ.
Đối thoại chiến lược và kinh tế là diễn đàn để Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác và giải quyết những thách thức trong các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Cuộc đối thoại sắp tới sẽ diễn ra tại Washington DC từ ngày 22-24/6.
Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng/VOV
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc trơ trẽn công bố xây hàng loạt công trình ở Trường Sa Theo kế hoạch xây dựng mới được Trung Quốc ngang ngược công bố, sẽ có hàng loạt công trình "dân sự" được nước này dựng lên ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tin tức từ hãng tin Reuters cho hay, Bắc Kinh ngày 17/6 đã công bố một số chi tiết về kế hoạch xây dựng ở những bãi đá trên...