Trung Quốc ứng phó dịch COVID-19: Bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn mới
Nhà chức trách Trung Quốc đã tuyên bố hạ cấp quản lý dịch COVID-19 từ loại A xuống loại B kể từ ngày 8/1, đồng thời công bố một loạt biện pháp ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Như vậy, sau 3 năm tập trung chống dịch và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng những nghiên cứu tương đối cẩn thận về dịch bệnh, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu từng bước nới lỏng các hạn chế, để thận trọng tái “mở cửa” đất nước.
Người dân xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 10/11/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo những biện pháp mới, bắt đầu từ ngày 8/1, việc xét nghiệm axit nucleic sẽ không còn được thực hiện đối với những người nhập cảnh Trung Quốc và những người có khai báo sức khỏe bình thường sẽ không còn phải trải qua bất kỳ quy trình đặc biệt nào. Hoạt động xuất nhập cảnh của hành khách và vận tải thương mại tại các cửa khẩu đất liền sẽ dần được khôi phục sau khi có những đánh giá toàn diện. Trung Quốc cũng sẽ tối ưu hóa hơn nữa việc sắp xếp cho người nước ngoài quay trở lại để nối lại công việc, kinh doanh, học tập, thăm thân và đoàn tụ, đồng thời tạo điều kiện cấp thị thực phù hợp. Nước này cũng dỡ bỏ giới hạn hệ số tải trọng đối với các chuyến bay quốc tế và tăng số lượng chuyến bay theo từng giai đoạn, đồng thời yêu cầu các hãng hàng không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trên máy bay, hành khách đi máy bay phải đeo khẩu trang.
Theo thông báo về các biện pháp tạm thời trao đổi nhân sự giữa Trung Quốc và nước ngoài do Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban hành, những người có tờ khai sức khỏe bất thường hoặc sốt và các triệu chứng khác vẫn phải trải qua quy trình phát hiện kháng nguyên của Hải quan. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, những người nhiễm bệnh không có triệu chứng và không mắc các bệnh nền nặng hoặc các ca bệnh nhẹ có thể được cách ly tại nhà hoặc tự quản lý việc chăm sóc sức khỏe. Trong những trường hợp khác, các cá nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra kiểm dịch thông thường theo các luật và quy định có liên quan. Ngoài ra, Trung Quốc cũng lên kế hoạch nối lại hoạt động du lịch nước ngoài cho công dân Trung Quốc một cách có trật tự.
Trong số những biện pháp mới được ban hành cũng có yêu cầu mở rộng các nguồn lực y tế và thiết lập một cơ chế huy động cơ sở hằng ngày để kịp thời điều trị các ca bệnh nặng, cũng như tiến hành giám sát dịch bệnh trong các khu dân cư lớn, các địa điểm quan trọng và những xu hướng đột biến của virus SARS-CoV-2. Nhà chức trách Trung Quốc nhấn mạnh, những biện pháp mới nhằm hướng dẫn xã hội và các tổ chức y tế giải quyết tốt hơn tình trạng gia tăng các ca bệnh và đạt được mục tiêu đảm bảo điều trị y tế cũng như ngăn ngừa các ca bệnh nặng.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo hôm 27/12 vừa qua, ông Lương Vạn Niên, người đứng đầu Hội đồng chuyên gia giám sát ứng phó dịch COVID-19 quốc gia Trung Quốc, nhấn mạnh rằng, “sự thay đổi này chắc chắn không phải là bỏ mặc không can thiệp. Chúng tôi đã thấy những nguy cơ có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của việc điều chỉnh việc hạ cấp dịch COVID-19 từ loại A xuống loại B, bao gồm cả tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 và tình trạng gia tăng bệnh nhân tìm kiếm điều trị y tế và thuốc men”. Theo chuyên gia này, để đảm bảo quá trình chuyển tiếp suôn sẻ trong hạ bậc phân loại dịch bệnh, Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị ứng phó với những nguy cơ có thể xảy ra trong giai đoạn đầu điều chỉnh chính sách. Mục tiêu là tối đa hóa việc đáp ứng nhu cầu y tế và giảm thiểu số ca bệnh nặng và tử vong.
Cũng trong cuộc họp báo ngày 27/12, giới chức Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo hiện nay, nguồn giường bệnh và trang thiết bị của Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, những nỗ lực tiếp tục tăng cường giám sát các ca bệnh nặng trước sự phát triển của dịch bệnh sẽ được thực hiện và NHC cũng kêu gọi thành lập một hệ thống hỗ trợ khu vực phối hợp trong nước.
Trung Quốc hiện đã xây dựng một cơ chế hằng ngày nhằm huy động các nguồn lực để điều trị các ca bệnh nặng đến những nơi cần thiết nhất. NHC cho biết, tính đến ngày 25/12/2022, tổng số giường chăm sóc tích cực (ICU) ở Trung Quốc là 181.000, tức là 12,8 giường ICU/100.000 người. Cơ quan này nhấn mạnh, ở các tỉnh thành đang trong giai đoạn cao điểm của việc điều trị chăm sóc đặc biệt cho các ca bệnh nặng, nguồn giường ICU gần đạt giá trị tới hạn. Theo giới chức NHC, để tiếp nhận nhiều ca bệnh hơn, những bệnh nhân nặng trong các phòng cấp cứu cần được điều trị y tế trong vòng 24 giờ. Đồng thời, để ngăn chặn những ca bệnh nặng hơn, các trung tâm y tế cộng đồng đã thống kê những người cao tuổi có các vấn đề về bệnh nền và phân loại họ vào các nhóm nguy cơ khác nhau.
Trong khi đó, các bệnh viện từ tuyến 2 trở lên và tất cả các cơ sở y tế cơ sở cũng được khuyến khích mở càng nhiều phòng khám sốt hoặc phòng khám nói chung càng tốt. Theo NHC, tính đến ngày 25/12, hơn 16.000 phòng khám sốt tại các bệnh viện cấp 2 trở lên và hơn 41.000 phòng khám sốt và phòng tư vấn tại các cơ sở y tế cấp cộng đồng đã được thành lập. Ở một số nơi như các tỉnh thành An Huy, Giang Tô, Sơn Đông, Bắc Kinh và Thượng Hải, nhiều bệnh viện dã chiến, phòng tập thể dục và các điểm lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic đã được chuyển đổi thành các địa điểm chẩn đoán và điều trị sốt tạm thời để đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân bị sốt.
Giới chức y tế Trung Quốc cũng cho biết, mặc dù các bệnh viện ở nước này hiện có nhiều bệnh nhân COVID-19 hơn, nhưng ngành y tế Trung Quốc “đã chuẩn bị một cách có trật tự”, “và ưu tiên hiện nay là đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng COVID-19 cho nhóm người cao tuổi và người dân ở khu vực nông thôn”. Ông Lư Hồng Châu – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nêu rõ: “Chúng tôi đã nghiên cứu về đợt bùng phát dịch vào mùa Xuân năm nay ở Thượng Hải và có tương đối ít bệnh nhân nặng hơn vì hầu hết người dân đã hoàn thành toàn bộ quá trình tiêm chủng vào cuối năm ngoái. Thời gian bảo vệ của vaccine bất hoạt là khoảng 3-6 tháng, có nghĩa là phần lớn trong số họ đã được bảo vệ bằng vaccine vào mùa Xuân năm nay. Tuy nhiên, ông Lư Hồng Châu khuyến cáo rằng, đối mặt với đợt cao điểm nghỉ lễ Tết Nguyên Đán sắp tới, người dân nên tiêm chủng nhắc lại theo trình tự, sử dụng các loại vaccine khác nhau. Theo chuyên gia này, đối với những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, nếu bị mắc COVID-19, họ nên dùng các loại thuốc phân tử nhỏ chống virus càng sớm càng tốt, vì người cao tuổi mắc bệnh tiềm ẩn có thể dễ dàng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng trong tuần thứ hai. Ông nhấn mạnh “nếu chúng ta có thể chuẩn bị đầy đủ cho hai bước bao gồm tăng tốc tiêm chủng và sử dụng thuốc phân tử nhỏ kịp thời, các ca bệnh nặng và tử vong sẽ giảm”.
Để xử lý phản ứng với dịch COVID-19 trong bối cảnh quyết định hạ cấp phân loại từ loại A xuống loại B, Chính phủ Trung Quốc đã công bố 5 tài liệu bổ sung đề cập đến cách theo dõi virus và tiến hành xét nghiệm. Một trong những tài liệu này là văn bản về giám sát dịch bệnh, trong đó khuyến cáo cơ sở y tế các cấp phải phân tích các ca bệnh về mặt lâm sàng, đặc biệt là những xu hướng liên quan đến các ca bệnh nặng và tử vong, đồng thời phải đưa ra báo cáo chẩn đoán về những ca bệnh nặng và tử vong, nêu rõ ngày ra viện và ngày tử vong cũng như nguyên nhân tử vong.
Tài liệu này nhấn mạnh, các tỉnh lỵ phải chọn một số học sinh cấp 1, cấp 2 ở thành thị để tiến hành giám sát trọng điểm. Nhà trường sẽ theo dõi các triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2 ở học sinh hằng ngày và thực hiện các xét nghiệm axit nucleic và kháng nguyên khi cần thiết. Văn bản này cũng yêu cầu giám sát nước thải tại các nhà máy xử lý nước thải của các khu vực đô thị, bao gồm cả chỉ số về trình tự gen của virus và tải lượng virus để hiểu rõ hơn virus đã thay đổi như thế nào theo thời gian.
Về vấn đề xét nghiệm, tài liệu nêu rõ, các cư dân trong cộng đồng sẽ không còn phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic đại trà nữa, và trong thời kỳ dịch bệnh, nếu cần, mỗi cá nhân sẽ được xét nghiệm bằng một ống xét nghiệm riêng. Nếu dịch bệnh phổ biến, cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu những cuộc tụ tập đông người, ví dụ như tổ chức cho người lao động đi làm vào các giờ khác nhau, giảm tần suất các cuộc họp trực tiếp, hủy bỏ các dịch vụ ăn uống tại chỗ và thực hiện nhiều biện pháp khác để giảm cường độ của dịch bệnh…
Có thể nói, với việc tỷ lệ người dân tiêm vaccine ngày càng cao và kinh nghiệm xử lý dịch trong 3 năm qua, cùng các loại thuốc điều trị COVID-19 ngày càng phong phú, hiệu quả, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng, việc Bắc Kinh thay đổi chính sách, dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt và tái mở cửa đất nước để thúc đẩy phục hồi kinh tế là phù hợp trong bối cảnh hiện nay, mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước.
New Zealand không yêu cầu khách nhập cảnh từ Trung Quốc xét nghiệm COVID-19
Ngày 4/1, Chính phủ New Zealand thông báo sẽ không yêu cầu du khách từ Trung Quốc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 để nhập cảnh vào nước này.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng phụ trách về ứng phó dịch COVID-19 của New Zealand, bà Ayesha Verrall cho biết kết quả đánh giá rủi ro y tế cộng đồng cho thấy du khách từ Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến số ca mắc COVID-19 tại nước này. Bà khẳng định rủi ro đối với y tế công của New Zealand là ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ yêu cầu một số du khách từ Trung Quốc xét nghiệm tự nguyện để thu thập thêm thông tin.
Hiện tất cả khách quốc tế nhập cảnh tại New Zealand đều được yêu cầu xét nghiệm nếu có triệu chứng và nước này cung cấp xét nghiệm miễn phí tại sân bay. New Zealand đang lên kế hoạch xét nghiệm mẫu nước thải trên các chuyến bay quốc tế để xem có thể thay thế biện pháp xét nghiệm tự nguyện đối với các cá nhân bằng hình thức xét nghiệm tập trung hơn hay không.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ mở lại biên giới và dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch đối với du khách nước ngoài vào ngày 8/1 tới. Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc sau khi nước này quyết định chuyển sang hướng sống chung với dịch bệnh từ ngày 7/12/2022, một số nước Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Pháp, Tây Ban Nha, Italy đã áp dụng yêu cầu xét nghiệm đối với khách nhập cảnh từ Trung Quốc. Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Australia cũng đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới đối với du khách đến từ Trung Quốc.
Phía Trung Quốc cho rằng các biện pháp này thiếu cơ sở khoa học, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể thực hiện các biện pháp trả đũa.
Trong khi đó, để ứng phó với số ca mắc COVID-19 gia tăng, chính quyền thành phố Trùng Khánh vừa qua đã quyết định cấp miễn phí thuốc men và dụng cụ y tế cho người dân trên 60 tuổi.
Trong thông báo tối 3/1, chính quyền Trùng Khánh cho biết đã đặt mua 2,4 triệu gói vật phẩm y tế gồm thuốc hạ sốt, các thuốc cổ truyền của Trung Quốc, khẩu trang y tế và bộ xét nghiệm. Những vật phẩm này sẽ được cấp phát cho người dân trước ngày 5/1, trong đó ưu tiên người dân nông thôn, người trên 80 tuổi và những người có bệnh nền. Những người gặp khó khăn trong việc di chuyển sẽ được nhận thuốc tận nhà.
Trùng Khánh là địa phương mới nhất trong số các thành phố của Trung Quốc áp dụng biện pháp này trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng nhanh khiến người dân đổ xô đi mua các thuốc hạ sốt và giảm đau ibuprofen và paracetamol. Trước đó, vào cuối tháng 12/2022, thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, đã bắt đầu phân phát hơn 2 triệu gói vật phẩm chống dịch cho người cao tuổi, gia đình thu nhập thấp và những nhóm dễ bị tổn thương khác.
Chile bắt đầu xét nghiệm COVID-19 với người đến từ Trung Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 2/1, Bộ Y tế Chile đã chính thức yêu cầu mọi khách du lịch từ Trung Quốc tới nước này phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Santiago, Chile. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Đây được xem là một biện...