Trung Quốc ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine và NATO
Nga đã được Trung Quốc ủng hộ trong xung đột với phương Tây về vấn đề Ukraine khi Trung Quốc cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) không nên nhận thêm thành viên mới.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) cùng Tổng thống Nga chụp ảnh trước đối thoại tại Bắc Kinh ngày 4/2. Ảnh: AP
Kênh Al Jazeera cho biết sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2, hai nhà lãnh đạo đề nghị NATO ngừng mở rộng.
Trong tài liệu chiến lược được công bố, Nga và Trung Quốc nhấn mạnh hai bên phản đối NATO mở rộng, đồng thời kêu gọi khối quân sự này từ bỏ cách tiếp cận ý thức hệ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cả hai nước cũng khuyến khích tôn trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích của các quốc gia khác.
Video đang HOT
Moskva và Bắc Kinh cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về liên minh liên minh 3 bên AUKUS gồm Australia, Anh và Mỹ.
Các nước phương Tây đã cáo buộc Nga chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Ukraine, đồng thời cảnh cáo áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga nếu nước này tấn công Ukraine. Nga đã phủ nhận cáo buộc này.
Nhà phân tích chính trị Dmitry Babich tại công ty Rossiya Segodnya (Nga) nhận định NATO và Mỹ nên thay đổi chính sách đối với Moskva và Bắc Kinh. Ông đánh giá: “Cả hai nước đối mặt với cùng thử thách, cùng sự nguy hiểm từ Mỹ và các quốc gia phương Tây khác”. Theo ông, bất đồng về Ukraine là một diễn biến không may mắn.
Ông Babich phân tích: “Nga không muốn điều đó, Trung Quốc cũng vậy. Nhưng xét từ góc độ lịch sử thì một mối đe dọa thực sự sẽ đoàn kết các quốc gia tốt hơn bất cứ liên minh nào”.
Nga, Trung Quốc kêu gọi ngừng mở rộng NATO
Phản ứng về quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc, Nhà Trắng cho biết Washington vẫn duy trì mối quan hệ riêng với Bắc Kinh.
Theo trang Politico, Nga và Trung Quốc cho biết họ "phản đối việc NATO mở rộng hơn nữa" và kêu gọi tổ chức này "từ bỏ các phương pháp tiếp cận theo ý thức hệ Chiến tranh Lạnh".
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 4/2/2022. Ảnh: AFP
Thông điệp trên được đưa ra trong một tuyên bố chung được công bố ngày 4/1 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh trước lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022.
Tuyên bố nêu rõ: "Tình hữu nghị giữa hai nước không có giới hạn [và rằng] không có lĩnh vực hợp tác bị cấm", cho rằng quan hệ ngoại giao giữa hai cường quốc ngày càng sâu sắc hơn.
Tuyên bố không đề cập đến Ukraine (hoặc Liên minh châu Âu), nhưng đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện tại: "Nga và Trung Quốc phản đối các nỗ lực của các thế lực bên ngoài nhằm phá hoại an ninh và ổn định ở các khu vực lân cận chung của họ, phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào những vấn đề nội bộ của các quốc gia có chủ quyền dưới bất kỳ lý do nào, phản đối các cuộc cách mạng màu và sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nói trên".
Mỹ cũng được nhắc đến nhiều lần và bị chỉ trích vì liên minh AUKUS ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. "Các bên vẫn cảnh giác cao độ về tác động tiêu cực từ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đối với hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố viết.
Phản ứng về quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc, Nhà Trắng cho biết Washington vẫn duy trì mối quan hệ riêng với Bắc Kinh.
"Bóng dáng" Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh Mặc dù cam kết an ninh mới của Mỹ, Anh và Australia hoàn toàn không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng "yếu tố Bắc Kinh" được cho là phủ bóng thỏa thuận này. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall,...