Trung Quốc: Ứng dụng dữ liệu viễn thám đo độ trong của nước hồ
Độ trong của nước là một chỉ số đáng tin cậy để định lượng hiện tượng phú dưỡng – một dạng biểu hiện của ao hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: the-latest)
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành đo lường độ trong của nước hồ và các hồ chứa bằng cách sử dụng dữ liệu hình ảnh viễn thám (ảnh thu được từ bộ cảm biến vệ tinh viễn thám).
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Viễn thám về Môi trường mới đây, độ trong của nước là một chỉ số đáng tin cậy để định lượng hiện tượng phú dưỡng – một dạng biểu hiện của ao hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Địa lý và Nông học Đông Bắc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thu thập 2.152 mẫu nước từ 34 khu vực trong giai đoạn 2013-2018.
Video đang HOT
Dựa trên dữ liệu đo được và dữ liệu viễn thám Landsat OLI, họ đã phát triển các mô hình hồi quy để lập bản đồ về độ trong của nước với độ phân giải 30m ở quy mô quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy các hồ ở phía Đông Bắc và phía Đông Trung Quốc có độ trong thấp do độ sâu của nước nông kết hợp với nhiều thực vật trôi nổi và các loài tảo phát triển phong phú.
Các hồ nước ở cao nguyên Vân Nam-Quý Châu, Khu tự trị Nội Mông và Khu tự trị Tân Cương cho thấy độ trong trung bình, trong khi các hồ ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có độ trong cao nhất.
Hình ảnh của Landsat đã được chứng minh có thể áp dụng trong việc cung cấp thông tin định lượng về độ trong của nước hồ. Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ công tác quản lý nguồn nước trong nước cũng như cải thiện chất lượng nước.
Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra khi các chất dinh dưỡng gia tăng trong các ao, hồ, khiến các loài tảo phát triển mạnh làm hạn chế ánh nắng Mặt Trời.
Với hồ phú dưỡng, lượng O2 hòa tan tăng đáng kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo, gây thiếu O2 cho các sinh vật thủy sinh. Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh thái, làm thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái.
Ngoài ra, một số tảo nở hoa có chứa các hợp chất độc hại, tác động lên chuỗi thức ăn, khiến nhiều động vật chết. Đối với con người, nhiều vùng sử dụng nước ao hồ để cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, do nước chứa nhiều thực vật trôi nổi làm cản trở việc làm sạch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho người dân./.
Nhật Bản khởi động sớm siêu máy tính giúp chống lại Covid-19
Siêu máy tính Fugaku hiện đang được lắp đặt tại Kobe, Nhật Bản sẽ được vận hành sớm hơn dự định để giúp chống lại đại dịch Covid-19.
Các nghiên cứu sẽ được ưu tiên dưới sự kiểm soát của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.
Việc cài đặt siêu máy tính mới bắt đầu vào tháng 12 năm 2019 và dự kiến sẽ đi vào sử dụng đầy đủ vào năm 2021. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 vừa qua, nó đã được đưa vào sử dụng thử nghiệm.
Các dự án đủ điều kiện để được ưu tiên sử dụng siêu máy tính mới này bao gồm: Nghiên cứu về các đặc điểm của coronavirus mới; Nghiên cứu nhằm xác định các hợp chất có thể được sử dụng để trị liệu chống lại coronavirus; Nghiên cứu có thể giúp cải thiện chẩn đoán và điều trị Covid-19; Các dự án nghiên cứu về sự lây lan nhiễm và tác động kinh tế xã hội của virus corona chủng mới và các dự án khác có tiềm năng đóng góp vào các biện pháp đối phó với coronavirus mới.
"Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Fugaku với tư cách là siêu máy tính hàng đầu của Nhật Bản là bảo vệ sức khỏe của người dân bằng sức mạnh tính toán khổng lồ của nó. Trước vấn đề đại dịch toàn cầu hiện nay liên quan đến Covid-19, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp quyền truy cập vào Fugaku để đẩy nhanh quá trình chẩn đoán, điều trị, cũng như phòng ngừa lây nhiễm nhằm góp phần chấm dứt sớm của đại dịch", Satoshi Matsuoka, Giám đốc Trung tâm Khoa học máy tính RIKEN (R-CCS), nói.
Siêu máy tính Fugaku là sản phẩm của Viện nghiên cứu RIKEN và Công ty sản xuất đồ điện tử Fujitsu của Nhật Bản. Siêu máy tính thế hệ mới của Nhật Bản này có khả năng hoạt động nhanh hơn từ 40 đến 120 lần so với K - siêu máy tính đầu tiên trên thế giới có sức mạnh hơn 10 petaflop, năm 2011, siêu máy tính K được công nhận là máy tính xử lý dữ liệu nhanh nhất thế giới, nhưng sau đó bị qua mặt bởi các mẫu máy tính sản xuất tại các quốc gia khác.
Chi phí để xây dựng siêu máy tính Fugaku lên tới khoảng 999 triệu USD với mục đích sẽ được sử dụng để nghiên cứu giảm thiểu hậu quả thiên tai, sản xuất, y tế và 6 lĩnh vực khác.
Trang Phạm
Dân Mỹ bỏ thành thị, chạy về vùng nông thôn hẻo lánh để tránh dịch Theo thống kê của hãng phân tích dữ liệu AirDNA, người Mỹ đang có xu hướng chạy trốn khỏi các đô thị đông đúc để tạm sống ở những vùng quê xa xôi, ít người. Theo Business Insider, sự lo lắng về dịch virus corona chủng mới của người Mỹ đã thúc đẩy dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn tại các địa...