Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Ngày 26/2, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) Chu Tiểu Xuyên tuyên bố nước này sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Trả lời họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thượng Hải, ông Chu Tiểu Xuyên khẳng định Trung Quốc sẽ không để các chính sách kinh tế vĩ mô của mình quá lệ thuộc vào hoạt động kinh tế ở bên ngoài hoặc dòng vốn.
Ông nhấn mạnh Trung Quốc luôn phản đối việc giảm giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu. Theo ông, năm ngoái xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức cao và thặng dư thương mại gần 600 tỷ USD.
Ông Chu Tiểu Xuyên thừa nhận Trung Quốc đang chịu áp lực về nợ khi tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối cao, đặt ra thách thức cho việc quản lý kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo ông, các nhà quan sát cần cân nhắc 3 yếu tố quan trọng ngoài mức nợ cao này.
Thứ nhất, tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc ở mức gần 50%, cao hơn nhiều so với mức 10% tại nhiều nước. Đa số các khoản tiết kiệm này được đầu tư vào hệ thống ngân hàng và thị trường trái phiếu. Những tổ chức tài chính này đã biến các khoản tiết kiệm thành nợ và đẩy mức nợ lên cao.
Thứ hai, thị trường chứng khoán non trẻ của Trung Quốc có lượng giao dịch cổ phiếu còn hạn chế, vì thế nợ vẫn là công cụ tài chính quan trọng.
Thứ ba, việc tích lũy làm giàu tại Trung Quốc mới chỉ bắt đầu vào cuối những năm 1970 khi quốc gia này bắt đầu mở cửa và cải cách. Khi người dân và các doanh nghiệp giàu có hơn, họ sẽ vay tiền ít hơn để đầu tư.
Video đang HOT
Ông Chu Tiểu Xuyên khẳng định “nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn mạnh.”
Kinh tế Trung Quốc năm ngoái đạt mức tăng trưởng 6,9%, thấp nhất kể từ năm 1990. Bắc Kinh đã thực hiện một loạt động thái để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó 6 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11/2014 và giảm lượng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, đồng thời tăng chi tiêu vào một số lĩnh vực.
Nhiều nhà phân tích dự kiến Trung Quốc sẽ có thêm các biện pháp để thúc đẩy kinh tế.
Theo VietnamPlus
Chỉ ngân hàng mạnh mới được thành lập công ty tài chính
Kể từ ngày 8.2.2016, chỉ những ngân hàng có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỉ đồng và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định mới được thành lập công ty tài chính.
Chỉ ngân hàng mạnh mới được thành lập công ty tài chính (Ảnh minh họa)
Ngày 25.12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng (bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính).
Phải có tổng tài sản trên 100.000 tỉ đồng
Theo thông tư này, để tham gia là cổ đông sáng lập của TCTD phi ngân hàng cổ phần, nếu là doanh nghiệp Việt Nam thì phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỉ đồng và tổng tài sản tối thiểu phải có là 1.000 tỉ đồng trong 3 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ và phải tuân thủ việc góp vốn theo quy định của pháp luật liên quan.
Trong khi đó, nếu cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện là có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỉ đồng và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.
Đồng thời, ngân hàng này không vi phạm các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của NHNN trong năm liền kề trước năm nộp hồ xin cấp giấy phép. Bên cạnh đó, phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập TCTD phi ngân hàng và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 2 năm trước liền kề.
Để tham gia làm thành viên sáng lập TCTD phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn, nếu là doanh nghiệp Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỉ đồng và tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỉ đồng trong 3 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ.
Đối với các TCTD nước ngoài, để tham gia làm thành viên sáng lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các ngân hàng này phải kinh doanh có lãi trong 3 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp giấy phép. Đồng thời, có tổng tài sản trên 10 tỉ USD vào cuối năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép...
Đáng chú ý, thông tư cũng quy định rõ các TCTD nào không phải là cổ đông chiến lược, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của TCTD khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Được biết, thời gian hoạt động của các công ty tài chính, cho thuê tài chính theo quy định này có thời hạn hoạt động tối đa là 50 năm. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 8.2.2016.
Cuộc chơi của các "ông lớn"
Theo quy định trên, sẽ có khoảng 20 ngân hàng không đủ điều kiện thành lập công ty tài chính do tổng tài sản không đủ 100.000 tỉ đồng.
Cụ thể, các ngân hàng như TPBank, Bắc Á, VietBank, SeABank, Đông Á, Saigonbank, BaoVietBank, Kienlongbank, VIB, VietCapitalBank, Nam Á, Việt Á, NCB, OCB, An Bình, PVcom Bank, HD Bank và 3 ngân hàng 0 đồng CB Bank, Ocean Bank, GP Bank.
Trong khi đó, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã và đang có ý định mua lại công ty tài chính để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng.
Đơn cử, gần đây nhất, ngày 4.12.2015, NHNN đã có văn bản chấp thuận Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC) sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), thành lập công ty con trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng mua lại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (TFC) và chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty này thành Công ty TNHH một thành viên do Maritime Bank sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trong khi đó, vào mùa đại hội cổ đông năm 2015, hàng loạt ngân hàng xin ý kiến cổ đông thành lập công ty tài chính, như BIDV xin kế hoạch lập công ty tài chính tiêu dùng với 3 phương án là mua lại một công ty tài chính đang hoạt động, hoặc chuyển đổi công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng. Trường hợp không thực hiện được 2 phương án trên, BIDV sẽ thành lập mới công ty tài chính.
Vietin Bank với kế hoạch sáp nhập PG Bank, Vietin Bank sẽ chuyển một phần PG Bank thành Công ty Tài chính PG Finance. Ngân hàng Á Châu (ACB) dự kiến thành lập công ty tài chính với mô hình hoạt động gồm tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính và bao thanh toán...
Như vậy, việc thông tư này quy định các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu muốn thành lập công ty tài chính phải có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỉ đồng sẽ loại không ít ngân hàng nhỏ ra khỏi "sân chơi" này.
Theo Một thế giới
Bất ngờ thặng dư thương mại trong tháng 10 Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu cho biết, trong tháng 10 cả nước xuất siêu 500 triệu USD, đưa thâm hụt thương mại 10 tháng năm 2015 giảm xuống còn 3,6 tỷ USD. Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong tháng 10/2015 đạt 14,3 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng...