Trung Quốc tử hình kẻ thiêu chết vợ cũ trên sóng livestream
Một người đàn ông Trung Quốc đã bị tuyên án tử hình vì thực hiện vụ tẩm xăng phóng hỏa giết chết vợ cũ – một blogger, khi cô này đang phát sóng trực tiếp ( livestream) trước khán giả.
AFP đưa tin, một tòa án ở vùng Aba, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 14/10 đã tuyên án tử hình với Tang Lu vì người này có hành vi giết chết vợ cũ Amuchu khi cô này đang phát sóng trực tiếp.
Tang Lu bị đưa ra xét xử (Ảnh: CCTV).
Amuchu, 30 tuổi, một blogger người Tây Tạng, có nghệ danh trên mạng xã hội là Lamu. Cô bị Tang tẩm xăng và châm lửa thiêu cháy ngay khi đang livestream vào tháng 9 năm ngoái. Cô qua đời ở bệnh viện 2 tuần sau đó vì bị thương nặng. Vụ việc này đã gây chấn động dư luận Trung Quốc và làm dấy lên sự phẫn nộ vì hành vi bạo lực gia đình.
Amuchu ly hôn Tang – người từng có tiền sử bạo hành với cô – vào tháng 6/2020, chỉ vài tháng trước khi cô bị chồng cũ sát hại tại nhà bố đẻ.
Video đang HOT
Tòa án ở Aba nhận định, hành vi của Tang là “rất tàn ác và gây nên tác động vô cùng tồi tệ tới dư luận xã hội” và phải nhận “hình phạt nghiêm khắc” theo luật lệ.
Amuchu là một blogger trước khi cô qua đời (Ảnh chụp màn hình: Douyin).
Vào thời điểm đó, sự ra đi của Amuchu làm dấy lên làn sóng trên mạng xã hội Trung Quốc về vấn đề bạo lực gia đình không được báo cáo đầy đủ ở vùng nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số.
Trên mạng xã hội, Amuchu thường đăng các video về đời sống thường ngày của cô, như đi lên núi, nấu ăn, hát nhép trong khi mặc trang phục truyền thống Tây Tạng. Sau khi cô qua đời, hàng triệu người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi đòi lại sự công bằng cho cô.
Trung Quốc hình sự hóa hành vi bạo lực gia đình vào năm 2016, nhưng theo AFP , vấn nạn này vẫn còn phổ biến và ít được báo cáo, đặc biệt là ở các cộng đồng nông thôn kém phát triển.
Theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc, khoảng 1/4 phụ nữ Trung Quốc đã kết hôn từng bị bạo hành trong gia đình.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng, việc Trung Quốc gần đây thay đổi bộ luật dân sự – trong đó đưa ra thời hạn 30 ngày “hòa giải” bắt buộc với các cặp vợ chồng muốn ly hôn – có thể khiến các nạn nhân gặp trở ngại trong nỗ lực thoát khỏi cuộc hôn nhân bạo hành.
Trung Quốc ra tiêu chuẩn livestream
Bộ Thương mại Trung Quốc đề xuất bộ tiêu chuẩn ngành với những người livestream tiếp thị sản phẩm trên nền tảng mua sắm trực tuyến.
Đề xuất tiêu chuẩn mà Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra hôm 18/8 bao gồm chi tiết về cách ăn mặc hay diễn đạt của người livestream (phát sóng trực tiếp) trước camera, cũng như hướng dẫn về cách nền tảng cho phép người tiêu dùng đánh giá người livestream hoặc sản phẩm mà họ tiếp thị. Những đánh giá này cũng nên công khai.
"Khi người dẫn chương trình phát trực tiếp, trang phục và hình ảnh không được vi phạm trật tự công cộng hay quy chuẩn đạo đức", trích bản đề xuất. "Ngoại hình của họ cũng phải phản ánh được đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang tiếp thị".
Viya, một người bán sản phẩm trực tuyến nổi tiếng Trung Quốc, trong buổi tiếp thị hàng hóa hồi tháng 4. Ảnh: VCG
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, những quy định này nhằm "tạo ra một môi trường thương mại điện tử tốt cho người tiêu dùng". Đề xuất cũng yêu cầu người dẫn chương trình "nói tiếng Hán phổ thông trong quá trình phát trực tuyến" và "phải khách quan và trung thực" về sản phẩm mình đang bán.
Nếu người dẫn chương trình vi phạm luật, họ sẽ bị nền tảng thương mại điện tử trừng phạt như hạn chế lưu lượng truy cập, đình chỉ tài khoản thậm chí đưa vào danh sách đen và xóa tài khoản. Cơ quan quản lý đang lấy ý kiến của người dân về bản quy tắc tới 2/9.
Giá cổ phiếu ở Hong Kong hôm 19/8 đã giảm sau khi thông tin này được đưa ra. Cổ phiếu của Alibaba, công ty điều hành Taobao, nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đã giảm hơn 5% ở Hong Kong, xuống mức thấp nhất từ khi niêm yết tháng 11/2019.
Cổ phiếu của Taobao đã giảm gần một nửa từ khi đạt đỉnh tháng 10 năm ngoái, không lâu trước khi công ty liên kết tài chính của nó là Ant Group hủy niêm yết lên sàn chứng khoán. Kuaishou, ứng dụng video ngắn kiêm nền tảng live stream thương mại điện tử, đã giảm 7%, chạm mức thấp nhất từ khi niêm yết hồi tháng hai. Cổ phiếu hãng này năm nay đã giảm mạnh gần 80%.
Từ cuối năm ngoái, Bắc Kinh bắt đầu ban hành hàng loạt quy tắc đánh vào các ngành công nghiệp, từ công nghệ tới dạy thêm. Giới lãnh đạo Trung Quốc gần đây đưa ra kế hoạch chi tiết về tăng cường giám sát quy định với các công ty trong 5 năm tới, cam kết siết chặt quy định với các lĩnh vực kinh tế số, tài chính trực tuyến và dữ liệu lớn.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...