Trung Quốc trước cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2
Một hội nghị quan trọng mới khai mạc của đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ mở ra cuộc cải cách lịch sử lần thứ 2 ở nước này.
Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vì hội nghị này hứa hẹn sẽ triển khai toàn diện công cuộc cải cách sâu rộng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Hội nghị kéo dài 4 ngày được khai mạc hôm 10/11 này sẽ tập trung bàn về các vấn đề lớn của Trung Quốc, trong đó có việc chuyển đổi chức năng của chính phủ, vấn đề đô thị hóa, mở cửa lĩnh vực tài chính, cải cách hệ thống thuế và chính sách giá cả.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tờ Wall Street Journal nhận định: “Một số vấn đề tương đối dễ thực hiện, chẳng hạn như bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, một động thái nhằm ổn định hệ thống tài chính của Trung Quốc trong điều kiện các biện pháp kiểm soát vốn đang dần được nới lỏng.”
Nhật báo Độc Lập của Nga dự đoán rằng hội nghị lần này sẽ bàn về việc Trung Quốc chuyển đổi từ một nền kinh tế thiên về xuất khẩu sang hướng tới người tiêu dùng, trong đó có vấn đề trao quyền sở hữu đất cho các hộ gia đình ở nông thôn và cho phép vốn tư nhân trong lĩnh vực tài chính.
Video đang HOT
Tờ báo này nhận xét: “Các động thái này sẽ kích thích thị trường nội địa với 1,35 tỉ dân của Trung Quốc, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước này.”
Trong khi đó, tạp chí Forbes của Mỹ thì cho rằng hội nghị lần này sẽ “quyết định các chính sách kinh tế tạo định hướng cho Trung Quốc trong thập kỷ tới”.
Tạp chí Forbes cho rằng đây là “Hội nghị lần thứ 3″ đáng chú ý nhất kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở ra con đường cải cách và mở cửa Trung Quốc năm 1978, vì hiện nay Trung Quốc đang tiến tới bước ngoặt mà giới lãnh đạo nước này không thể làm ngơ.
Nhật báo Daily Telegraph của Anh cho rằng hội nghị năm nay của CPC có thể sánh với hội nghị 35 năm trước đây của Đặng Tiểu Bình khi nó mở ra một “cuộc cách mạng sâu sắc” sẽ đưa Trung Quốc thoát ra khỏi chiếc bẫy thu nhập cá nhân và tiến tới mô hình tăng trưởng đi lên.
Tờ báo này cho rằng về mặt lý thuyết, những cải cách này sẽ phá vỡ “sự phụ thuộc vào vốn đầu tư” của Trung Quốc và cho phép tăng giá trị lao động của nhân công người Trung Quốc.
Tờ Financial Times nhấn mạnh rằng hội nghị lần này là “đúng thời điểm” để CPC đưa ra một loạt những cải cách về kinh tế, xã hội và dân chủ ở Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cần phải đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng cao cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hợp lý, từ đó làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội.
Tờ El Mercurio của Chile thì cho rằng hội nghị lần thứ 3 này sẽ giúp Trung Quốc giữ vững tốc độ phát triển kinh tế và tăng cường năng lực sản xuất trung hạn của quốc gia này.
Nhật báo Die Welt của Đức nhận xét tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được các quốc gia trên toàn thế giới theo dõi sát sao, ngay cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức cũng phải chịu sự phụ thuộc chưa từng có tiền lệ và sự tăng trưởng này của Trung Quốc.
Nhật báo này dự báo rằng những cải cách sắp được thực thi tới đây sẽ được người dân Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư trên khắp thế giới chào đón nồng nhiệt, bởi chúng không chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc mà còn có lợi cho nhiều nước khác trên toàn cầu.
Theo Khampha
Giải cơn khát năng lượng
Các quốc gia Đông Nam Á cần phải đầu tư hàng nghìn tỷ USD để giải cơn khát năng lượng nếu không sẽ tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề xã hội của khu vực trong tương lai.
Nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á sẽ tăng cao nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế
và nhu cầu tiêu dùng của người dân
Trong báo cáo "Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á" vừa công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khuyến cáo, 10 quốc gia Đông Nam Á cần đầu tư tới 1.700 tỷ USD vào phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng để đối phó với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu năng lượng cũng như sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu trong vài thập kỷ tới. Cũng theo IEA, các nước khu vực cần tìm kiếm nguồn cung cấp than đá bởi loại nhiên liệu này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc sản xuất điện trong tương lai.
Hiện mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người của Đông Nam Á chỉ bằng một nửa mức trung bình của toàn cầu và hiện vẫn có tới 1/5 số dân thiếu điện. Tuy nhiên, IEA cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những khu vực có tốc độ tiêu thụ năng lượng cao nhất trên thế giới, dự báo tăng 80% từ nay tới năm 2035.
Tới thời điểm trên, nhập khẩu dầu của các nước Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 5 triệu thùng/ngày, cao hơn gấp đôi mức tiêu thụ hiện nay. Vào năm 2035, Đông Nam Á sẽ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), trong khi sản xuất dầu trong khu vực sau 20 năm nữa sẽ giảm gần 1/3.
IEA dự báo Đông Nam Á sẽ tiêu thụ năng lượng tương đương tăng 1 tỷ tấn mỗi năm vào năm 2035, chiếm 10% tốc độ tăng trưởng sử dụng nhiên liệu toàn cầu. Trong đó, tiêu thụ khí đốt thiên nhiên cũng tăng 77% lên 250 tỷ mét khối, tiêu thụ than tăng gấp 3 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,8%/năm và lượng than sử dụng ở Đông Nam Á sẽ chiếm tới gần 50% nhu cầu năng lượng của khu vực.
Gia tăng mạnh nhu cầu năng lượng, theo IEA, sẽ gây áp lực gia tăng chi phí khiến các nền kinh tế Đông Nam Á dễ bị tổn thương hơn trước các biến động về nguồn cung cấp năng lượng. Để đảm bảo an ninh và bền vững năng lượng, các nước Đông Nam Á cần có sự đầu tư thích đáng với khoảng 1.700 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng, chiếm 60% tổng đầu tư của ngành năng lượng khu vực.
Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong tương lai, nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng đã đi trước một bước để tìm kiếm các đối tác chiến lược dài hạn. Trong đó đáng chú ý là việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã quyết định đầu tư 36 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng của Canada mà theo đó Petronas sẽ xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng và tài trợ cho một công ty của Canada xây dựng một hệ thống đường ống dẫn khí từ nhà máy này ra bờ biển phía Tây của Canada để xuất khẩu sang châu Á.
Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á cũng cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác, phát triển các nguồn năng lượng khác ngoài nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt và than đá) như điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời... Một trong những biện pháp quan trọng được nêu là thực hiện tiết kiệm năng lượng, bởi theo IEA, việc tăng cường áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng để có thể cắt giảm 15% nhu cầu năng lượng vào năm 2035.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Phe nổi dậy Syria lại xâu xé lẫn nhau Phe nổi dậy Syria và các chiến binh có liên quan đến Al-Qaeda hôm qua (2/10) lại lao vào xâu xé lẫn nhau ở gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tình trạng bùng phát bạo lực này đã phơi bày thêm nữa mâu thuẫn nội bộ trầm trọng trong các phe nhóm đang chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống...