Trung Quốc trừng phạt công ty Mỹ, cảnh báo lằn ranh đỏ về Đài Loan
Trung Quốc đã cảnh báo về lằn ranh đỏ sau khi lãnh đạo Đài Loan điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson.
Người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan Quách Nhã Tuệ ngày 5.12 cho biết nhà lãnh đạo Lại Thanh Đức đã điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Bà Quách không công bố nội dung cuộc gọi.
Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức (giữa) dự một cuộc họp qua video khi đang ở đảo Guam của Mỹ ngày 4.12. ẢNH: AFP
Reuters dẫn nguồn tin cho hay cuộc gọi diễn ra vào chiều 4.12 theo giờ Mỹ, khi ông Lại đang có chuyến thăm các nước Thái Bình Dương. Trong lúc quá cảnh tại Hawaii (Mỹ), ông Lại cũng có cuộc gọi dài 20 phút với cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và thảo luận về các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc.
Hồi năm 2022, Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận bao quanh Đài Loan khi bà Pelosi thăm hòn đảo lúc còn đương chức.
Video đang HOT
Bình luận về các cuộc điện đàm, người phát ngôn Lâm Kiếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng vấn đề Đài Loan là cốt lõi của lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và lằn ranh đỏ thứ nhất không thể bị vượt qua trong quan hệ Trung – Mỹ. Trung Quốc sẽ có biện pháp cương quyết và mạnh mẽ để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”. Ông Lâm kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc và ngừng gửi tín hiệu sai lầm đến lực lượng đòi ly khai của Đài Loan.
Cùng ngày, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm vận đối với 13 công ty quân sự Mỹ nhằm đáp trả việc bán vũ khí cho Đài Loan. Các công ty này gồm Teledyne Brown Engineering Inc, BRINC Drones Inc, Shield AI Inc, Rapid Flight LLC, Red Six Solutions, SYNEXXUS Inc, Firestorm Labs Inc, Kratos Unmanned Aerial Systems Inc, HavocAI, Neros Technologies, Cyberlux Corporation, Domo Tactical Communications và Group W.
Bên cạnh đó, nước này sẽ đóng băng tài sản tại Trung Quốc của 6 lãnh đạo thuộc 5 công ty Mỹ và cấm họ nhập cảnh. Lệnh cấm được đưa ra sau khi Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Mỹ gần đây thông qua hợp đồng bán phụ tùng và hỗ trợ chiến đấu cơ F-16, radar cho Đài Loan trị giá 385 triệu USD.
Trung Quốc cảnh báo hậu quả việc quá cảnh Mỹ của nhà lãnh đạo Đài Loan
Nhà Trắng kêu gọi Trung Quốc tránh "phản ứng thái quá" trước kế hoạch dừng chân tại Mỹ của lãnh đạo Đài Loan, coi đây là hoạt động quá cảnh thông thường.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trước khi lên đường bay đến Mỹ. Ảnh Reuters.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 29/3 nhấn mạnh rằng việc quá cảnh của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phù hợp với chính sách của Mỹ, "với mối quan hệ không chính thức lâu đời giữa Mỹ và Đài Loan và phù hợp với chính sách 'Một Trung Quốc', chính sách này vẫn không thay đổi".
"Không có lý do gì để phía Trung Quốc phản ứng thái quá ở đây", ông Kirby nói thêm, đồng thời lưu ý rằng Washington hy vọng bà Thái Anh Văn sẽ dừng chân tại Mỹ "bình thường, không có biến cố".
Bà Thái Anh Văn dự kiến sẽ đi qua New York trong ngày 29/3 (giờ địa phương) và đi qua Los Angeles vào tháng 4 này như một phần của chuyến đi đến và đi từ Guatemala và Belize. Bà dự kiến sẽ trở lại Đài Bắc vào ngày 7/4.
Lãnh đạo Đài Loan đã từng đi qua Mỹ trước đây, gần đây nhất là vào năm 2019. Tuy nhiên lần này, bà dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California, một động thái có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Ông Kirby cho biết ông không thể đại diện cho Chủ tịch Hạ viện hay công bố về chương trình nghị sự của ông McCarthy.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo đối với việc bà Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), phát ngôn viên Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, ngày 29/3 cáo buộc việc bà Thái quá cảnh ở Mỹ không chỉ đơn giản là chờ đợi ở sân bay và khách sạn, mà là để gặp các quan chức và nghị sĩ Mỹ.
"Nếu bà ấy liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy, đó sẽ là một hành động khiêu khích khác vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc 'Một Trung Quốc', gây tổn hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời phá hủy hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan", bà Chu Phượng Liên nhấn mạnh, nói thêm rằng Bắc Kính "kiên quyết phản đối điều này và chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp để kiên quyết chống trả".
Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận tại khu vực gần Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc.
Nhà Trắng ngày 29/3 đã cảnh báo không nên thực hiện các động thái tương tự sau chuyến đi của bà Thái Anh Văn, "không nên sử dụng việc quá cảnh này như một cái cớ để đẩy mạnh bất kỳ hoạt động nào xung quanh eo biển Đài Loan".
Mỹ không chính thức công nhận Đài Loan nhưng có quan hệ thương mại và an ninh với hòn đảo này.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã trở nên căng thẳng vì nhiều vấn đề trong những năm gần đây, bao gồm các vấn đề thương mại, tình trạng của Đài Loan, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và việc Mỹ liên tục thúc đẩy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Mối quan hệ của hai nước đã trở nên căng thẳng hơn vào đầu năm nay khi Mỹ bắn hạ cái mà họ nói là khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay ngang qua lãnh thổ của mình.
Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận khôi phục liên lạc quân sự với Mỹ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày trong đó ông và Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết ổn định mối quan hệ Washington-Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc đã khước từ đề nghị của Mỹ về khôi phục liên lạc giữa quân đội hai nước để giảm thiểu rủi ro hiểu nhầm. Chủ tịch...