Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, Úc tính tới sở hữu vũ khí hạt nhân?
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đặt ra cho Úc những thách thức mới và một giáo sư, cựu cố vấn quân sự Úc đề cập đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vụ thử hạt nhân Castle Bravo của Mỹ.
“Chúng ta hãy tự hỏi bản thân, liệu chúng ta có thể phòng thủ trước một cường quốc như Trung Quốc”, Huge White, cựu cố vấn quân sự cho nhiều đời thủ tướng Úc và hiện là giáo sư chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc, đặt câu hỏi.
Ông White nhắc đến việc Úc không thể tự phòng vệ nếu không có hiệp ước tương trợ với Mỹ. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiệp ước này chắc chắn đến đâu vẫn còn là câu hỏi.
Kết quả là Canberra một lần nữa phải đứng trước lựa chọn khó khăn, là việc tự nâng cao năng lực quốc phòng, với khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích răn đe chiến lược.
Video đang HOT
“Suốt 40 năm qua, Úc không cần đến vũ khí hạt nhân vì được chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ”, ông White nói trên tờ Herald. “Nhưng Mỹ làm được điều đó nhờ sự thống trị ở châu Á, nhưng nếu Mỹ không còn ưu thế này thì tình hình đối với Úc cũng thay đổi”.
Trong giai đoạn những năm 1950 và 1960, Thủ tướng Úc Robert Menzies khi đó cũng từng cân nhắc giải pháp sở hữu vũ khí hạt nhân, đầu tiên là mua vũ khí hạt nhân Mỹ và sau đó Úc sẽ tự phát triển chương trình hạt nhân riêng. Canberra cuối cùng không theo đuổi phương án này vì chi phí quá lớn và cũng không cần thiết.
Sam Roggeveen, chuyên gia ở Viện Lowy, nói nếu Úc sở hữu vũ khí hạt nhân thì có thể khiến cả khu vực chạy đua vũ khí. Indonesia khi đó cũng có thể muốn phát triển vũ khí hạt nhân riêng.
Ngân sách quốc phòng Úc hiện đã ở mức kỷ lục, tương đương 2% GDP. Ngân sách quốc phòng Úc năm 2019-2020 đã tăng 1,6 tỉ USD, lên con số 27,5 tỉ USD.
Nhưng nếu phát triển chương trình hạt nhân, con số này thậm chí sẽ còn tăng tới 3,5% GDP, tức là tăng thêm 20,9 tỉ USD. Đây sẽ là con số khổng lồ khiến Úc phải suy nghĩ khi tính tới giải pháp hạt nhân.
Theo Danviet
Sân bay Ả Rập Saudi bị nã tên lửa hành trình
26 người bị thương trong vụ tấn công một sân bay quốc tế ở Ả Rập Saudi, càng làm gia tăng căng thẳng giữa Riyadh và đối thủ trong khu vực là Iran.
Kênh truyền hình thân Houthi đăng video khoảnh khắc tên lửa bay lên trời.
Theo Daily Mail, phiến quân Houthi ở Yemen đã phóng tên lửa vào cổng ra vào sân bay tại thành phố nghỉ dưỡng Abha ở Ả Rập Saudi, khiến công dân nhiều quốc gia bị thương.
Liên quân chống Houthi do Ả Rập Saudi dẫn đầu đổ lỗi cho Iran, vì đã cung cấp cho phiến quân Yemen các loại "vũ khí hiện đại".
Một mạng lưới truyền hình của phiến quân đưa tin rằng lực lượng Houthi đã sử dụng tên lửa hành trình trong đợt tấn công lần này.
Trong số 26 người bị thương, có 6 người bị thương nặng phải nhập viện, phát ngôn viên liên quân, Turki al-Malki nói. Một công dân Ấn Độ nằm trong số 3 phụ nữ bị thương và có hai trẻ em Saudi cũng bị thương.
Sân bay Ả Rập Saudi bị gián đoạn hoạt động trong nhiều giờ.
18 người khác được về nhà ngay sau khi sơ cứu. Vụ tấn công bằng tên lửa đã khiến sân bay này phải tạm thời đóng cửa trong nhiều giờ, khiến các chuyến bay bị gián đoạn. Sân bay chỉ cách biên giới Yemen khoảng 160km.
Vụ tấn công được cho là sẽ càng làm thổi bùng căng thẳng giữa hai quốc gia là đối thủ trong khu vực Iran và Ả Rập Saudi.
Trước đó, phiến quân Houthi cũng xác nhận họ đã phóng tên lửa vào sân bay của Ả Rập Saudi. Houthi nói đây là đòn đáp trả cho các "hoạt động gây hấn và phong tỏa Yemen" mà Ả Rập Saudi và liên minh Ả Rập tiến hành.
Theo Danviet
Mỹ tố Nga không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân Mỹ tin rằng Nga có thể không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Trung tướng Robert Ashley cho biết hôm thứ Tư. "Mỹ tin rằng Nga có thể không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân của mình theo cách phù hợp với tiêu chuẩn"", Ashley nói trong một cuộc thảo luận tại...