Trung Quốc triển lãm thành tựu một năm chống Covid-19
“Nhân dân trên hết, sinh mệnh trên hết” là khẩu hiệu tại triển lãm Vũ Hán, nơi trưng bày những thành tựu chống Covid-19 của Trung Quốc.
23/1 đánh dấu một năm ngày đầu tiên Vũ Hán áp lệnh phong tỏa, mở đầu cho 76 ngày “phong thành” chống Covid-19. Thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, là nơi đầu tiên phát hiện nCoV trước khi loại virus này càn quét khắp thế giới, giết chết hơn hai triệu người.
Tại triển lãm đang được tổ chức ở Vũ Hán, câu chuyện về cuộc chiến chống Covid-19 tại Trung Quốc được kể lại đầy sinh động. Du khách được đưa lại thời điểm đầu năm ngoái bằng những lời tưởng niệm tới y bác sĩ, sĩ quan quân đội và nhân viên chính quyền, những người đã chiến đấu với virus.
Các phòng triển lãm trang trí bằng lá cờ của đảng Cộng sản Trung Quốc, treo đầy những bức ảnh, thông điệp, cũng như phát video ca ngợi nhân viên y tế và bệnh viện dã chiến được dựng lên trong thời gian kỷ lục.
Tâm điểm trong hội trường là bức ảnh kích cỡ người thật của Chủ tịch Tập Cận Bình, người được ca ngợi đã đưa ra những chính sách kịp thời đối phó với Covid-19.
“Vũ Hán đã trải qua một năm khó khăn”, Wang Chen, 20 tuổi, một người dân Vũ Hán, nói bên ngoài triển lãm. “Trung Quốc đã xử lý khủng hoảng vô cùng tốt”.
Trung Quốc chỉ ghi nhận chưa đầy 5.000 ca tử vong vì Covid-19, con số chứng minh chính quyền đã kiểm soát dịch thành công. Thành quả nghiên cứu vaccine và nền kinh tế tăng trưởng dương đã góp phần quảng bá câu chuyện về chiến thắng Covid-19 của Bắc Kinh.
Người dân xem triển lãm về cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc tại nhà triển lãm Vũ Hán hôm 20/1. Ảnh: AFP
GDP Trung Quốc năm 2020 tăng trưởng 2,3%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng là nền kinh tế lớn duy nhất công bố số liệu tăng trưởng dương trong thời đại dịch.
Khi dữ liệu được công bố, truyền thông nhà nước đã không ngớt lời ca ngợi “khả năng phục hồi và sức sống” của nền kinh tế Trung Quốc. Tại Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân, khung cảnh yên bình, đi lại tự do và an toàn trong tuần này, đối ngược với cảnh phong tỏa, tỷ lệ tử vong cao và quá tải bệnh viện tại nhiều nơi khác trên thế giới.
Các khu chợ thực phẩm tươi sống ở Trung Quốc tấp nập người mua sắm. Các vũ công lớn tuổi tập luyện trong công viên, còn quán bar thì bán bia nấu thủ công mang nhãn hiệu “Vũ Hán kiên cường”.
Video đang HOT
Trong tuần này, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tới Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc nCoV. Bắc Kinh coi chuyến đi là cơ hội để trưng bày thành quả chống dịch của mình.
“Đã tới lúc chứng minh Vũ Hán vô tội”, Wang nói giữa những âm thanh và tin tức liên tục tuyên truyền Covid-19 khởi phát từ nơi khác chứ không phải Trung Quốc.
Bên ngoài Trung Quốc, quan điểm về phản ứng của Bắc Kinh trước Covid-19 kém tích cực hơn. Tháng 10 năm ngoái, một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy quan điểm của phương Tây về Trung Quốc đã xấu đi trong thời kỳ đại dịch.
Người dân Mỹ chỉ trích kịch liệt nhất, khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump đổ lỗi cho Trung Quốc và gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc”. Australia và châu Âu cũng lên tiếng chỉ trích, còn những câu hỏi về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong ứng phó đại dịch vẫn chưa được giải đáp.
Hôm 19/1, một nhóm chuyên gia độc lập công bố kết quả điều tra, cho rằng cả Trung Quốc và WHO đáng lẽ phải thực hiện nhiều hành động hơn để ngăn chặn đại dịch. “Đáng lẽ nên xử lý nhanh hơn khi phát hiện dấu hiệu từ sớm”, ủy ban Độc lập về Ứng phó Đại dịch nói.
Không thể thuyết phục các nước phương Tây ngừng chỉ trích, Trung Quốc tìm cách tiếp cận với đồng minh ở Đông Nam Á, châu Phi, hứa hẹn chia sẻ vaccine với giá hợp lý.
Trong nước, giới lãnh đạo bận rộn chuẩn bị tuyên truyền cho người dân về lợi ích của tiêm vaccine. Hồi tháng 9, ông Tập đã trao huân chương cho các nhân viên y tế, ca ngợi Trung Quốc đã vượt qua “cuộc kiểm tra đặc biệt mang tính lịch sử” khi phần lớn thế giới vẫn đang sa lầy trong cuộc chiến chống Covid-19 với tỷ lệ lây nhiễm cao.
Vào 21/1, bộ phim tài liệu “Ngày và Đêm ở Vũ Hán” do nhà nước tài trợ sẽ công chiếu tại các rạp lớn, với hàng trăm suất miễn phí khắp cả nước.
Trên tài khoản Weibo của bộ phim là bài viết giới thiệu, trấn an khán giả rằng phim không nói nhiều tới cái chết và sự hoảng loạn khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. “Thay vào đó, bộ phim tạo ấn tượng về cách ứng phó đại dịch thông qua tình yêu thương”, trích bài giới thiệu.
"Thánh cách ly" lộ diện, hơn cả số lần Vũ Khắc Tiệp bị gọi tên bởi covid-19
Cách ly dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong thời điểm dịch Covid-19 lây lan.
Tuy nhiên, có người nhiều cùng lắm chỉ cách ly 2-3 lần, ấy thế mà một cô gái ở Trung Quốc đã phải cách ly tới 6 lần trong 1 năm qua khiến nhiều người phải bất ngờ.
Người dân thực hiện biện pháp phòng dịch. (Ảnh: SCMP).
Liên tiếp những đợt cách ly dồn dập
Theo Zing dẫn nguồn từ Sohu cho biết, một cô gái tên Gu Juan (không phải tên thật), người gốc Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, hiện làm việc tại Bắc Kinh đã từng trải qua 6 lần cách ly. Cụ thể, vào ngày 22/1/2020, Gu rủ người bạn thân của mình đến Vân Nam chơi. Do dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, cả hai được thông báo phải cách ly tại nhà sau khi trở về thành phố Thạch Gia Trang vào hôm 26/1/2020.
Hết đợt cách ly 14 ngày, Gu lại trở thành người tiếp xúc gần với nhóm khách du lịch mắc Covid-19 đến từ Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc. Vì vậy, cô được đưa đến bệnh viện Sanlitun ở quận Chính Định bằng xe cấp cứu và bắt đầu thực hiện cách ly từ hôm 9/2/2020.
Đến ngày 23/2/2020, Gu hết cách ly và trở lại Bắc Kinh làm việc, nhưng được thông báo là vẫn phải tự cách ly ở nhà để đảm bảo an toàn. Năm ngày sau, bạn cùng phòng của Gu lên, cô buộc phải tính lại ngày cách ly từ đầu và đợt này kết thúc vào 14/3/2020.
Một khu vực cách ly tập trung ở Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Được một thời gian êm đẹp thì đến tháng 6/2020, dịch Covid-19 lại bùng phát ở chợ đầu mối Xinfadi thuộc Bắc Kinh. Do một nhân viên chuyển phát nhanh mắc Covid-19 được xác định đã đến khu vực Gu Juan sinh sống để giao thực phẩm nên cô gái lại phải cách ly 14 ngày. Sau đợt cách ly này, cô cũng yên ổn đến Tết Dương lịch.
Đến kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2021, Gu về Thạch Gia Trang với gia đình và xui sao, thời điểm này dịch lại bùng phát ở địa phương. Kết thúc kỳ nghỉ, cô trở về Bắc Kinh và nhanh chóng được nhân viên cảnh sát gọi điện hỏi thăm lịch trình di chuyển.
Hôm sau, ủy ban sức khỏe cộng đồng yêu cầu Gu ở nhà trong 3 ngày và thực hiện xét nghiệm axit nucleic. Kế đó, cô nhận được thông báo rằng những người có lịch sử đi lại tới Thạch Gia Trang và Hình Đài sẽ phải thực hiện cách ly tại nhà. Đến ngày 15/1/2021, Gu hoàn thành việc xé nghiệm axit nucleic thứ 2 và được thông báo hết hạn cách ly vào hôm 17/1.
Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm nCoV cho người dân. (Ảnh: Hoàn Cầu).
Trải nghiệm sau 6 lần cách ly của cô gái
Chia sẻ về lần cách ly đầu tiên của mình vào năm ngoái, Gu Juan cho biết cô đã rất sợ hãi vì không hiểu biết nhiều về Covid-19. Cô nói: "Cuộc sống ở Bắc Kinh vốn rất nhanh và căng thẳng. 14 ngày cách ly ở nhà, tôi có nhiều quy tắc sống hơn. Tôi dành thời gian đọc sách, học nấu ăn và xem nhiều bộ phim truyền hình mà trước đó vì quá bận chưa thể theo dõi". Trong những lần cách ly tiếp theo, Gu đã duy trì công việc của mình thông qua hoạt động trực tuyến.
Từ những trải nghiệm của mình, Gu Juan hi vọng mọi người có thể bình tĩnh khi cách ly và khi phòng dịch Covid-19. Cô cho biết, mọi người chỉ cần tuân thủ các khuyến cáo của chính phủ, theo dõi tin tức hằng ngày để biết lịch sử dịch tễ của bệnh nhân Covid-19, làm xét nghiệm và không che giấu bệnh tật, lịch sử di chuyển. Điều này tốt cho cả bản thân lẫn gia đình và cộng đồng.
Người dân được đo thân nhiệt để phòng dịch. (Ảnh: Weibo).
Gu cũng nói thêm, cô hi vọng dịch Covid-19 sẽ sớm qua đi, công việc và cuộc sống của mọi người có thể sớm trở lại bình thường trong một ngày không xa. Cuối cùng, cô cũng tự hào nói rằng: "Hôm nay, cuối cùng tôi cũng kết thúc đợt cách ly thứ 6 của mình trong 1 năm qua".
CHIA SẺ CỦA CÔ GÁI "ĐƯỢC" ĐI CÁCH LY
Không riêng gì ở Trung Quốc mà nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, nhiều người dân cũng phải thực hiện cách ly do trở về từ vùng dịch hoặc có liên quan đến ca mắc Covid-19.
Dĩ nhiên, ai cũng từng lo sợ khi phải đi cách ly, song sau đó, những người đi cách ly lại thấy thoải mái, vui vẻ ngay vì những gì diễn ra trong khu cách ly quá khác với tưởng tượng.
Qua lời kể của một cô gái, nhiều người vui mừng khi biết người thực hiện cách ly lại có những khoảnh khắc bình yên, vui vẻ khi được các cán bộ chăm sóc tận tình, đồng thời được lo ăn uống đầy đủ.
Riêng cô gái này, thời gian sinh hoạt, ăn uống lành mạnh khiến cô vô cùng mãn nguyện, hơn nữa còn được phục vụ cơm ngày ba bữa, thậm chí là được uống cả trà sữa nữa.
nCoV có thể sống trên cá hồi hơn một tuần Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV có thể tồn tại hơn một tuần trên bề mặt cá hồi tươi ướp lạnh. Nghiên cứu được công bố trên trang web biorxiv.org hôm 7/9, cho thấy nCoV có khả năng lây nhiễm trong vòng 8 ngày ở nhiệt độ 4 độ C. Ở 25 độ C (nhiệt độ phòng), nCoV sống...