Trung Quốc triển khai 24 máy bay ném bom áp sát Nhật Bản
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review(Canada) tiết lộ Trung Quốc đã triển khai 24 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A tại khu căn cứ không quân ở tỉnh Sơn Đông sát với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A của Trung Quốc – Ảnh: DefenceNews
Kanwa Defense Review ngày 4.12 nhận định rằng căn cứ không quân tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông với các máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A, được trang bị tên lửa chống hạm YJ-83 sẽ là một mối đe dọa cho các tàu chiến Nhật Bản nếu xảy ra xung đột.
Kanwa ước tính tên lửa chống hạm C802AKD, phiên bản xuất khẩu của YJ-83, có tầm bắn trên 250 km.
Video đang HOT
Trung Quốc và Nga là hai quốc gia trên thế giới vẫn đang phát triển máy bay tiêm kích-ném bom như chiếc Su-34 và JH-7A, trong khi Mỹ không phát triển loại máy bay để thay thế cho chiếc máy bay tiêm kích-ném bom F-111 (Mỹ) thời chiến tranh lạnh, theo nhận định của Kanwa.
Kanwa tiết lộ Không quân Trung Quốc sở hữu 96 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A và Hải quân Trung Quốc cũng có 96 chiếc JH-7A.
Trung Quốc từng điều JH-7A tham gia tập cuộc tập trận chung với Nga, mang tên Sứ mạng Hòa bình 2013.
JH-7A còn được triển khai đến Đơn vị Không quân 37 tại khu vực miền tây bắc Trung Quốc, nhằm ứng phó trước nguy cơ tấn công của lực lượng NATO từ Afghanistan.
Căng thẳng khu vực leo thang khi Trung Quốc hôm 23.11 đơn phương tuyến bố vùng nhận dạng phòng trên biển Hoa Đông, chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Nhật – Trung Senkaku/Điếu Ngư.
Theo TNO
Trung Quốc khen Mỹ có hợp tác, trách Nhật "chính trị hóa" vùng phòng không mới
Trung Quốc đã lên tiếng tán dương Mỹ và những nước đã có động thái yêu cầu các hãng hàng không tuân thủ quy định khai báo khi đi ngang vùng nhận dạng phòng không mới của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đã chỉ trích Nhật Bản "chính trị hóa" vùng phòng không này, nói rằng thái độ của Tokyo không có lợi cho sự hợp tác về hàng không dân sự giữa hai nước, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) đưa tin ngày 3.12.
Được biết, vào hôm 23.11, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) tại biển Hoa Đông.
Bộ Quốc phòng nước này còn yêu cầu tất cả các máy bay đi ngang vùng này phải khai báo và đe dọa sẽ có "những biện pháp phòng vệ khẩn cấp" để xử lý những máy bay không tuân thủ quy định này.
"Trung Quốc đã liên lạc với các nước có liên quan đến ADIZ và yêu cầu họ thừa nhận quan ngại về an ninh và quyền được tự vệ của Trung Quốc", phát ngôn viên Hồng Lỗi cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngợi khen Washington đã có "thái độ mang tính xây dựng" cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho các chuyến bay qua việc khuyên các hãng hàng không Mỹ khai báo với Trung Quốc khi bay ngang vùng phòng không mới.
Tuy nhiên, ông Hồng tố cáo rằng Tokyo vào cuối tuần trước đã từ chối ngồi lại đàm phán với Bắc Kinh về an toàn hàng không.
"Phía Nhật cứ nói rằng họ luôn mở rộng cửa cho các cuộc thảo luận nhưng khi cần thảo luận thì họ lại đóng sập cửa lại",South China Morning Post dẫn lời ông Hồng cho hay.
Theo TNO
Quan chức Mỹ tới Hàn Quốc bàn về ADIZ của Trung Quốc Hãng thông tấn Yonhap ngày 28/11 đưa tin ông Evan Medeiros, quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) phụ trách các vấn đề châu Á, đã tới Hàn Quốc để thảo luận về tuyên bố ADIZ của Trung Quốc. Máy bay MV-22 Osprey tới căn cứ không quân Futenma ở Ginowan, tỉnh Okinawa. (Nguồn: Kyodo/TTXVN) Sau chuyến thăm Seoul, điểm...