Trung Quốc: Tranh cãi truyền thống bố chồng hôn con dâu trong đám cưới
Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy người bố chồng ôm chặt lấy con dâu và hôn đã gây khiến dư luận Trung Quốc bất bình. Họ cho rằng truyền thống lỗi thời và vượt quá giới hạn này nên sớm bị loại bỏ.
Hình ảnh người bố chồng ôm và hôn con dâu trước mặt quan khách (Ảnh: Youliaobeiming)
Theo SCMP, trong tuần qua đoạn video ghi lại cảnh một người bố chồng ôm và hôn ngay trước mặt quan khách trong đám cưới của cô gái này ở Diêm Thành, Giang Tô đã khiến dư luận Trung Quốc xôn xao.
Ngày 27/2, công ty luật đại diện của người bố chồng, một người đàn ông mang họ Bian, ra thông báo phân trần rằng khách hàng của ông chỉ đơn giản là đang thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Video đang HOT
Yangtse Evening Post trích thông báo của công ty luật Jiangsu Dazhi cho biết: “Theo truyền thống trong đám cưới ở khu vực Diêm Thành, ông Bian đã có hành động trông giống như hôn cô dâu. Hành động này chỉ nhằm đáp ứng sự mong chờ của các quan khách, tạo ra bầu không khí vui vẻ và ông Bian không hôn cô dâu thật sự”.
Trả lời Modern Express, chuyên gia văn hóa He Linglong cho biết truyền thống trên có từ thời vua Vạn Lịch nhà Minh (1573-1620) và được coi là hành động gắn kết 2 gia đình.
“Lý do sâu xa của truyền thống này là trong quá khứ bố chồng thường có quyền lực tuyệt đối trong gia đình và nhà cô dâu lo lắng không biết liệu con gái mình có hòa nhập được với gia đình mới hay không. Vì vậy, hai gia đình thường phối hợp để “trêu chọc” cô dâu mới và bố chồng nhằm giúp con dâu thân quen hơn với gia đình bên chồng bằng những trò đùa như vậy”, ông He chia sẻ.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Wang Dengzuo cho rằng truyền thống thì nên hợp với thời cuộc và công chúng nên từ bỏ những truyền thống đã trở nên không còn thích ứng với cuộc sống hiện đại. “Phong tục cưới xin thay đổi liên tục. Chúng ta nên phát huy những cái tốt và bỏ đi những truyền thống không còn tốt”, ông Wang nói.
Người dùng mạng Trung Quốc cho biết người dân Diêm Thành thường hay trêu đùa cô dâu mới bằng những cách khác nhau nhưng hành động hôn cô dâu của người bố chồng đã đi quá giới hạn. Một người khác cho rằng vấn đề không nằm ở việc có hôn hay không hôn, mà hành động được ghi lại trong video là không chấp nhận được.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc cải tiến tên lửa 'sát thủ tàu sân bay'
Phiên bản cải tiến của tên lửa chống hạm DF-21D Trung Quốc được cho là có thể vô hiệu hóa một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt tàu sân bay từ khoảng cách 1.500 km. Ảnh: Defense News.
Một lữ đoàn đặc nhiệm thuộc Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đang thử nghiệm trước khi triển khai một phiên bản tên lửa DF-21D mới, được cho là có thể vô hiệu hóa cả nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Asia Times ngày 30.1 đưa tin.
Truyền thông Trung Quốc cho biết mẫu tên lửa cải tiến này mạnh hơn phiên bản DF-21D cũ 30% và có thể loại khỏi vòng chiến đấu tàu sân bay cùng các chiến hạm hộ tống của đối phương, nhưng không tiết lộ thông số kỹ thuật và những dữ liệu về các lần thử nghiệm đã được tiến hành.
Hiện chưa rõ DF-21D cải tiến có được tăng tầm bắn và tốc độ hay không, nhưng các chuyên gia nhận định hệ thống xe phóng di động của phiên bản mới được tăng khả năng cơ động trên địa hình dã chiến, trong khi phiên bản cũ cần đến nhiều xe hỗ trợ cũng như phải đậu trên bề mặt cứng có diện tích lớn trước khi phóng.
Với biệt danh "sát thủ tàu sân bay", tên lửa DF-21D của Trung Quốc được coi là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới có thể phá hủy các tàu sân bay từ khoảng cách lên đến 1.500 km. Quả đạn có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương và lao xuống mục tiêu với tốc độ cực cao.
DF-21D cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 300 kiloton. Bắc Kinh hiện triển khai DF -21D tại các tỉnh dọc theo bờ biển như Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Liêu Ninh.
Theo Nguyễn Hoàng (VnExpress)
Trẻ cởi trần, khổ luyện trong bão tuyết ở Trung Quốc Một người cha Trung Quốc, được biết đến với phương pháp giáo dục con cái theo kiểu "hành xác", đã nhân rộng mô hình rèn luyện gây tranh cãi bằng việc tổ chức trại huấn luyện. Tại đây, những đứa trẻ phải cởi trần khổ luyện ở nhiệt độ dưới 0 độ C. Năm 2012, ông bố có tên He Liesheng ở Nam...