Trung Quốc trấn áp hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Dương Tử
Trung Quốc đã phát động chiến dịch trấn áp các hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Dương Tử. Khai thác cát đang làm gia tăng nguy cơ hạn hán ở nhiều khu vực rộng lớn ở miền trung nước này.
Một chiếc thuyền nằm trên bờ sông Dương Tử. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), tình trạng khai thác cát quá mức trên sông Dương Tử, nơi cung cấp nước cho 1/3 dân số Trung Quốc, được cho là nguyên nhân dẫn đến lượng nước thấp bất thường trong các đợt hạn hán mùa đông những năm gần đây.
Tình trạng khai thác cát trên sông Dương Tử, hồ kết nối và các nhánh của con sông cũng đã ảnh hướng lớn đến các tuyến vận tải đường thủy, gây thêm khó khăn cho giới chức trong việc kiểm soát lũ lụt trong mùa hè.
Video đang HOT
Theo một thông báo do các Bộ Giao thông, Bộ Công an và Bộ Thủy lợi đưa ra hôm 15/3, việc “chấn chỉnh toàn diện” các hoạt động khai thác trên sông Dương Tử sẽ giúp chính quyền cải thiện việc kiểm soát lũ lụt và đảm bảo nguồn cung cấp nước.
Chính quyền địa phương đã được yêu cầu soạn thảo các kế hoạch để điều chỉnh hoạt động khai thác cát hiệu quả hơn, cấm hoặc hạn chế hoạt động ở các khu vực nhạy cảm. Họ cũng phải truy quét mạnh mẽ việc khai thác bất hợp pháp và có những hành động chống lại các băng nhóm bất hợp pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh này.
Tuy nhiên, thông báo không đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với hoạt động này. Khai thác cát vốn là một nguồn thu nhập béo bở trong khu vực đã bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đánh bắt cá trên sông.
Khai thác cát được cho là đã làm hạ thấp lòng hồ Poyang ít nhất 20 mét. Hồ này là một cửa xả lũ của sông Dương Tử và là một trong những nguồn cát xây dựng lớn nhất thế giới. Hiện nay, phần lớn hồ Poyang đều khô cạn vào mùa đông.
Chính quyền tỉnh Giang Tây, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát hồ, cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một con đập trên sông Poyang hồi tháng 1 trong nỗ lực điều hòa dòng chảy của sông. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại điều đó có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Luật bảo tồn sông Dương Tử của Trung Quốc chính thức có hiệu lực
Tư ngay 1/3, Luật bảo tồn sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) cua Trung Quôc đa chinh thưc có hiệu lực trong bôi canh Trung Quôc tăng cường nỗ lực bảo vệ con sông dài nhất quốc gia này.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử). Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Với 96 điều khoản trong 9 chương, đây là đạo luật đầu tiên của Trung Quôc về viêc bao tôn một lưu vực sông cụ thể. Đao luât quy đinh viêc tăng cường giám sát, cũng như ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguôn nước ở lưu vực sông Dương Tử. Theo đao luât, để đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội của lưu vực sông Dương Tử, Trung Quôc se triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy viêc bảo tồn môi trường có sự phối hợp tốt và ngăn chặn việc khai thac quá mức, đồng thời ưu tiên bao tôn hê sinh thái.
Đạo luật cũng cấm việc đánh bắt cá vì mục đích thu lợi tại các khu bảo tồn sinh vật thủy sinh của lưu vực sông Dương Tử. Ngoài ra, trong thời hạn do nhà nước quy định, việc đánh bắt ca vi mục đích khai thac tài nguyên thiên nhiên bị cấm ở khu vực chính của Dương Tử bao gồm sông chính, các nhánh sông chính, các hồ và các khu vực cửa sông cụ thể. Các nỗ lực thực thi pháp luật chung cũng sẽ được thực hiện để giải quyết tình trạng khai thác cát trái phép.
Trươc đo, đao luật được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) thông qua ngày 26/12/2020.
Vơi chiêu dai hơn 6.300 km, lưu vực sông Dương Tử sở hữu sự đa dạng sinh học phong phú cùng nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nước. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt ca quá mức và tình trạng ô nhiễm từ lâu đã đe dọa cac loai thưc vât thủy sinh và làm cạn kiệt nguồn cá.
Kể từ ngày 1/1/2020, Trung Quốc đã chính thực thực thi lệnh cấm đánh bắt cá 10 năm tại các khu vực chủ chốt trên sông Dương Tử nhằm bảo vệ đa dạng sinh học tại con sông dài nhất quốc gia này.
Lũ lụt đang tàn phá kinh tế Trung Quốc ra sao? Nếu không có trận lũ tháng trước, gia đình Bao Wentao đã thu hoạch được 28.000 USD và chuẩn bị gieo trồng vụ mới. Vào thời điểm này trong năm, lúa trên ruộng nhà Bao Wentao lẽ ra đã sẵn sàng để thu hoạch. Nhưng năm nay, lũ lụt đã nhấn chìm nhiều vùng đất rộng lớn ở miền nam Trung Quốc, bao...