Thái Lan cân nhắc xây dựng thêm sân bay để hỗ trợ du lịch trong nước
Cục Cảng hàng không Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu khả thi cho một sân bay ở tỉnh Bueng Kan và dự kiến sẽ phân bổ 3,5 tỷ baht (khoảng 115 triệu USD) vào năm 2022 để xây dựng sân bay này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: businesstimes.com.sg)
Bộ Giao thông Thái Lan đã đồng ý xem xét tài trợ xây dựng các sân bay ở vùng Đông Bắc và miền Nam để hỗ trợ du lịch trong nước, trong bối cảnh chính phủ nước này đặt mục tiêu sớm kích thích du lịch nội địa để tạo nguồn thu cho đất nước.
Cục Cảng hàng không Thái Lan (DOA) đã tiến hành nghiên cứu khả thi cho một sân bay ở tỉnh Bueng Kan thuộc vùng Đông Bắc và dự kiến sẽ phân bổ 3,5 tỷ baht (khoảng 115 triệu USD) vào năm 2022 để xây dựng sân bay này.
Nếu kế hoạch được nội các thông qua, việc đánh giá tác động môi trường sẽ được hoàn thành vào năm 2022, công tác thu hồi đất cần thiết sẽ được thực hiện vào năm 2023 và việc xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2026.
Một sân bay khác ở Bueng Kan cũng đang được xem xét vì ngày càng có nhiều người chọn đi bằng đường hàng không và hiện tại không có sân bay nào gần tỉnh này.
Nếu dự án được tiến hành, sân bay sẽ có diện tích khoảng 20.000m2 và nằm cách trung tâm thị trấn Bueng Kan khoảng 15km. DOA còn đề nghị ngân sách 4,13 tỷ baht để xây dựng một sân bay ở tỉnh Satun theo một dự án đang được Bộ Giao thông xem xét.
Bộ Giao thông cũng đang xem xét đề xuất về một sân bay trị giá 4,54 tỷ baht ở tỉnh Mukdahan. Các nghiên cứu sơ bộ được thực hiện vào năm 2018 đã xác nhận một nghiên cứu trước đây của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản rằng vị trí tốt nhất sẽ là ở khu vực Kham Pa Lai của huyện Muang.
Địa điểm này cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tương tự như khoảng cách tới sân bay của các tỉnh Nakhon Phanom, Sakon Nakhon và Roi Et. Tỉnh thuộc vùng Đông Bắc này có đường biên giới với Lào và đang được coi là một đặc khu kinh tế, do vị trí địa lý có tiềm năng cao về thương mại và đầu tư.
DOA cũng đang xem xét khả năng xây dựng một sân bay ở tỉnh Phatthalung ở miền Nam Thái Lan và việc nghiên cứu ba địa điểm khả thi sẽ được hoàn thành vào giữa tháng Sáu tới.
Ngành du lịch Thái Lan đang gặp nhiều khó khăn khi không có du khách nước ngoài trong phần lớn năm 2020. Thái Lan đón tiếp 39,9 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2019 và ghi nhận mức chi tiêu của khách du lịch vào khoảng 1.910 tỷ baht, tương đương gần 11,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Tuy nhiên, trong năm 2020, Thái Lan chỉ đón được 6,7 triệu lượt du khách nước ngoài và con số này dự kiến sẽ giảm xuống mức dưới 5 triệu lượt trong năm 2021 với mức chi tiêu chỉ còn 260 tỷ baht.
Do đại dịch COVID-19 , doanh thu từ du lịch nội địa của Thái Lan cũng đã giảm đáng kể, từ 1.000 tỷ bath trong năm 2019 xuống còn 600 tỷ baht trong năm 2020. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan mới đây nhận định khách du lịch nội địa sẽ là chủ yếu trong ít nhất 4 tháng đầu năm 2021.
Để thúc đẩy du lịch trong nước, Chính phủ Thái Lan có thể sẽ triển khai các biện pháp kích thích bổ sung nhằm tăng cường các hoạt động.
Sau Ninh Bình, Sơn La, tỉnh Hà Giang cũng muốn xây dựng sân bay
Trong đề nghị gửi Bộ GTVT, các tỉnh Ninh Bình, Sơn La và Hà Giang đều nhấn mạnh việc xây dựng sân bay sẽ tạo đột phá về hạ tầng giao thông, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
UBND tỉnh Hà Giang vừa đề nghị Bộ GTVT bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh này vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
UBND tỉnh Hà Giang dự kiến nghiên cứu vị trí sân bay tại huyện Bắc Quang. Tiêu chuẩn cảng hàng không quân sự cấp II và cấp 4C theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng. Sân bay có diện tích khoảng 388 ha, trong đó phần dùng cho mục đích quân sự là 70 ha.
Theo lãnh đạo tỉnh Hà Giang, sau khi được Thủ tướng phê duyệt, địa phương sẽ khẩn trương xác định mốc giới, công bố quy hoạch và quản lý ranh giới, quy hoạch sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng sân bay lưỡng dụng quân sự và dân dụng.
Hà Giang muốn xây sân bay theo tiêu chuẩn cảng hàng không quân sự cấp II và cấp 4C theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng.
"UBND tỉnh Hà Giang xác định việc đầu tư xây dựng sân bay là một chủ trương lớn, tạo bước đột phá làm động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh", văn bản nêu.
Gần đây nhất, UBND tỉnh Sơn La cũng có đề nghị Bộ GTVT đưa Cảng hàng không Nà Sản vào Quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh, tại dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn đề xuất đưa Cảng hàng không Nà Sản ra khỏi quy hoạch giai đoạn 2021-2030.
Nguyên nhân được cho là do dự báo nhu cầu vận tải đạt thấp (đạt 0,5 triệu HK/năm vào năm 2030). Do vậy, nếu chỉ xét riêng độc lập Cảng hàng không Nà Sản thì tính hiệu quả về kinh tế chưa cao, khó khăn trong kinh phí đầu tư...
Cảng hàng không Nà Sản còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo đột phá về hạ tầng giao thông.
Về đề xuất này, UBND tỉnh Sơn La cho rằng: Cảng hàng không Nà Sản nằm ở trung tâm khu vực Tây Bắc, là sân bay chính trọng yếu trong chiến lược phòng thủ Quốc gia, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống khẩn nguy về quốc phòng cũng như công tác tìm kiếm cứu nạn của khu vực.
"Việc phải di chuyển gần 4 giờ (hơn 150km) để đến Cảng hàng không Điện Biên hoặc di chuyển gần 7 giờ (hơn 300km) để đến Cảng hàng không Nội Bài là rào cản rất lớn trong việc thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư đến với tỉnh Sơn La", ông Minh bày tỏ.
Để thực hiện các quy hoạch nêu trên, thời gian qua, UBND tỉnh Sơn La đã chủ động phối hợp với ngành hàng không Việt Nam tích cực nghiên cứu, kêu gọi và đề xuất các phương án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản. Liên quan đến nguồn vốn đầu tư sân bay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng "có thể huy động kết hợp bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn quốc phòng - an ninh, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác".
Trước Sơn La và Hà Giang, tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị quy hoạch sân bay, dự kiến tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Nhiều địa phương đề xuất bổ sung quy hoạch xây sân bay.
Theo lý giải của tỉnh, Ninh Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với truyền thống lịch sử - văn hóa, phong cảnh tự nhiên phong phú và đa dạng. Hàng năm, tỉnh thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2019 tỉnh đã đón trên 7,6 triệu lượt khách.
Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử (trong đó Nhà máy ôtô Hyundai Thành Công, một trong 3 nhà máy lắp ráp ô tô lớn nhất Việt Nam), tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài. Do vậy số lượng người nước ngoài đến tỉnh Ninh Bình công tác, làm việc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Hơn nửa cư dân đảo Jeju được hỏi phản đối kế hoạch xây dựng sân bay thứ hai Theo các cuộc khảo sát công bố ngày 18/2, hơn một nửa cư dân trên đảo Jeju, miền Nam Hàn Quốc đã phản đối kế hoạch xây dựng sân bay quốc tế mới trên đảo này. Trong cuộc khảo sát của Viện Gallup Korea, cơ quan chuyên thăm dò ý kiến dư luận Hàn Quốc, trong số 2.091 cư dân đảo Jeju được...