Trung Quốc trấn an Ấn Độ về tàu ngầm
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tuyên bố việc các tàu ngầm nước này đậu ở Sri Lanka không phải là điều bất thường, bất chấp những mối quan ngại của Ấn Độ.
Một tàu ngầm hạt nhân Type 901 lớp Han của Trung Quốc. Ảnh: ChinaDaily
Bộ Quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay nói “việc các tàu ngầm hải quân dừng đỗ để tiếp nhiên liệu và thủy thủ đoàn được nghỉ ngơi tại một cảng nước ngoài là một hoạt động quốc tế thông thường”, hãng thông tấn Xinhua hôm nay dẫn lời một quan chức cho biết.
Quan chức này cho hay các tàu ngầm Trung Quốc dừng đỗ “trong khi đang làm nhiệm vụ hộ tống ở Vịnh Aden” và ngoài khơi Somalia, nơi hải quân Trung Quốc đang tham gia nhiệm vụ hộ tống chống cướp biển.
Hãng thông tấn cho rằng hai chuyến dừng đỗ Sri Lanka của tàu ngầm Trung Quốc, một lần vào giữa tháng 9, trùng thời điểm với chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Tập Cận Bình, và chuyến thứ hai hôm 31/10, đã khiến Ấn Độ quan ngại. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố các chuyến thăm không có gì bất thường, “bất chấp những mối quan ngại Ấn Độ nêu lên”.
Video đang HOT
Tàu ngầm Changzheng-2, thuộc Type 901 lớp Han, và tàu chiến Chang Xing Dao của Trung Quốc hôm 31/10 cập cảng Colombo, cảng lớn và đông đúc nhất Sri Lanka. Hồi giữa tháng 9, một tàu ngầm hạt nhân khác cũng dừng tại Sri Lanka và không nổi lên, các báo cáo cho hay.
Hải quân Sri Lanka cũng cho rằng chuyến cập cảng không có gì bất thường và chỉ ra rằng 230 tàu chiến đã đến Colombo kể từ năm 2010.
India Today dẫn lời nhiều nguồn tin cho biết các quan chức Trung Quốc đã giải thích với những người đồng cấp Ấn Độ rằng những chuyến thăm của tàu ngầm chủ yếu là những lần dừng đỗ để tiếp nhiên liệu cho sứ mệnh hộ tống chống cướp biển ở Ấn Độ Dương và Vịnh Aden. Tuy nhiên, một số quan chức và nhà phân tích Ấn Độ không hoàn toàn công nhận lời giải thích này, và chỉ ra rằng các tàu ngầm có rất ít vai trò trong những nhiệm vụ như vậy.
Trọng Giáp
Theo VNE
Obama trấn an dân chúng về Ebola
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp ứng phó mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch Ebola, đồng thời tuyên bố khả năng bùng phát là thấp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp hôm qua. Ảnh: AP
Ông Obama vừa quyết định hoãn chuyến công tác đến hai bang New Jersey và Connecticut để tập trung xử lý nguy cơ bùng phát dịch Ebola, sau khi có thông tin nữ y tá thứ hai nhiễm Ebola, Amber Vinson, từng có mặt trên một chuyến bay thương mại từ bang Ohio về Texas, theo Reuters.
"Chúng ta xử lý vấn đề này rất nghiêm túc ở mức cao nhất của chính phủ. Chúng ta sẽ kiểm soát được tình hình", Politico dẫn lời ông Obama. Ông cho rằng các quan chức Mỹ cũng cần theo sát diễn biến dịch ở Tây Phi để kịp thời xử lý.
Tổng thống Mỹ tổ chức cuộc họp đặc biệt với các thành viên nội các tại Nhà Trắng để bàn cách ứng phó với virus chết người này. "Ebola không giống như dịch cúm, nó không ở trong không khí", ông Obama nói và cho rằng cách duy nhất bị lây nhiễm là tiếp xúc với chất lỏng của người có triệu chứng nhiễm dịch. Tổng thống Mỹ đề nghị người dân bình tĩnh vì nguy cơ bùng phát trên đất Mỹ là rất thấp. Ông cho biết mình từng bắt tay và ôm hôn các y tá làm việc trong nhóm xử lý dịch Ebola tại thành phố Atlanta tháng trước.
Ông Obama khẳng định Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cần gửi đội phản ứng nhanh tới bất kỳ bệnh viện hoặc cơ sở y tế nào trong vòng 24 giờ nếu phát hiện có ca nhiễm Ebola để đảm bảo việc kiểm soát thích đáng. Việc đảm bảo an toàn cho các bác sĩ và y tá cũng rất quan trọng.
Hiện chính quyền Obama đang bị chỉ trích vì cách xử lý trước dịch bệnh. Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner cho rằng ông Obama cần xem xét đến việc cấm tạm thời các chuyến bay từ các nước bùng phát dịch, điều mà đến nay Nhà Trắng bác bỏ. Còn thành viên Hạ viện Sheila Jackson Lee nói CDC cần tích cực hơn nữa.
Ông Obama đáng lẽ đang trên đường tới thị trấn Union, bang New Jersey để tham gia vận động gây quỹ cho đảng Dân chủ trước thời điểm bầu cử giữa kỳ, và ủng hộ Dan Malloy, thống đốc bang Connecticut, chạy đua giành thêm một nhiệm kỳ. Giới quan sát nhận định việc ông Obama hoãn chuyến đi là một sự "rút kinh nghiệm" từ một sự vụ hồi tháng 8. Ông từng bị chỉ trích vì đi đánh golf khi vừa phát biểu về vụ việc nhà báo Mỹ James Foley bị các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu.
Ông Obama cũng tổ chức cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Italy để bàn về việc ngăn chặn dịch Ebola và nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế để dịch bệnh không bùng phát.
Các bệnh nhân nhiễm Ebola được chữa trị ngoài Tây Phi. Đồ họa: BBC.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mải trấn an Kiev, bà Merkel bị cấp phó "thọc sau lưng" "Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm của bà Angela Merkel, trong khi đó, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại có quan điểm ngược lại. "Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm được Thủ tướng Đức bà Angela Merkel tái khẳng định như vậy vào hôm thứ 7 ngày 23/8 trong...