Trung Quốc trả đũa Mỹ về chuyện Hong Kong
Bắc Kinh hôm qua tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các cá nhân người Mỹ “hành xử quá đáng” đối với các vấn đề liên quan Hong Kong, ý nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào quan chức Trung Quốc đưa ra hồi tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên
Thông báo này được đưa ra khi Quốc hội Trung Quốc đang soạn thảo một dự thảo luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hong Kong. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên không nêu rõ các cá nhân nào của Mỹ là đối tượng của việc áp đặt hạn chế thị thực tại một cuộc họp báo. Ông cũng đề cập lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào các quan chức Trung Quốc không được nêu tên, theo tin của Reuters. “Mỹ đang cố gắng cản trở hệ thống luật pháp Trung Quốc bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng họ sẽ không bao giờ thành công”, ông nói với các phóng viên. “Đáp lại…, Trung Quốc đã quyết định áp dụng các hạn chế thị thực đối với các cá nhân Mỹ có hành vi nghiêm trọng đối với các vấn đề liên quan Hong Kong”.
Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại Mike Pompeo cho biết, những hạn chế về thị thực mới của Washington áp dụng đối với các quan chức Trung Quốc được cho là “chịu trách nhiệm, hoặc đồng lõa trong việc phá hoại quyền tự trị cao của Hong Kong”. Thượng viện Mỹ cũng đã phê duyệt một dự luật áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân hoặc công ty hỗ trợ việc hạn chế quyền tự trị của Hong Kong. Luật bao gồm các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng làm ăn với bất kỳ ai ủng hộ bất kỳ sự đàn áp nào đối với quyền tự trị của đặc khu hành chính này.giao Mỹ
Ông Triệu nói với các phóng viên rằng, Trung Quốc đã gửi khiếu nại tới Mỹ về bộ luật và cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng các biện pháp mạnh mẽ. “Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và nước ngoài không có quyền can thiệp”, ông Triệu nói.
Video đang HOT
Quốc hội Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối cùng của việc soạn thảo luật và dự kiến thông qua trong tuần này, thậm chí có thể vào hôm nay, theo CNN. Khi các phóng viên hỏi “cá nhân Mỹ” nào có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn chế visa mới, ông Triệu nói: “Tôi tin rằng những người có liên quan biết rất rõ điều đó”.
Thứ Sáu tuần trước, ông Pompeo cho biết Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc nhưng không nêu tên cụ thể.
“Mức độ tự chủ cao của Hong Kong và việc thực thi đầy đủ Tuyên bố chung Trung-Anh, cũng như sự tôn trọng nhân quyền, có tầm quan trọng cốt yếu. Mỹ sẽ tiếp tục xem xét để đáp lại những lo ngại này”, ông Pompeo nói.
Các biện pháp trừng phạt về thị thực không mạnh như trừng phạt kinh tế nhưng gửi một thông điệp tới “bên kia”, và có thể ảnh hưởng đến việc đi lại của con cái các quan chức Trung Quốc, những người thường theo học các trường đại học ở Mỹ.
Trung Quốc tham gia hiệp ước vũ khí
Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc phê chuẩn tham gia Hiệp ước Buôn bán Vũ khí, thỏa thuận từng bị Tổng thống Trump phản đối.
"Gia nhập hiệp ước này là biện pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì và cải thiện hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực. Trung Quốc luôn kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu vũ khí", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cho biết.
Cuộc họp Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc hôm 20/6. Ảnh: Xinhua.
Quyết định được Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, phê chuẩn hôm 20/6. "Trung Quốc chỉ xuất khẩu sản phẩm quân sự tới các quốc gia có chủ quyền, không giao dịch với những cá nhân hoặc tổ chức phi quốc gia", ông Triệu nói thêm.
Hiệp ước Kiểm soát Buôn bán Vũ khí (ATT) có hiệu lực từ ngày 24/12/2014, được 105 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn, cùng 32 nước tham gia ký nhưng chưa phê chuẩn.
Thỏa thuận này kiểm soát hoạt động mua bán vũ khí thông thường, từ súng đạn đến xe tăng, máy bay quân sự, đặc biệt là những thương vụ liên quan tới các vùng chiến sự, nhằm thúc đẩy hòa bình, hạn chế thương vong cho con người, bảo đảm minh bạch và trách nhiệm từ các nước tham gia.
Những quốc gia thành viên ATT phải lưu trữ toàn bộ thông tin về giao dịch mua bán vũ khí, đồng thời bị cấm chuyển vũ khí xuyên biên giới nếu chúng có nguy cơ được dùng trong các cuộc tấn công dân thường hoặc hành động vi phạm nhân quyền.
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng ủng hộ thỏa thuận này, nhưng Thượng viện Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn ATT. Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái rút Mỹ khỏi ATT, cho rằng nó gây hại cho ngành công nghiệp vũ khí Mỹ, cũng như xâm phạm quyền sử dụng súng ở nước này.
Báo cáo hồi tháng 1 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc là quốc gia sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Trung Quốc nói luật an ninh giúp Hong Kong duy trì tự do Quan chức Trung Quốc nói luật an ninh sẽ củng cố mô hình "một quốc gia, hai chế độ", bảo đảm tự do cho Hong Kong sau năm 2047. "Luật an ninh sẽ giúp Hong Kong loại bỏ các thế lực phá hoại đang đe dọa chính quyền, gồm những kẻ kêu gọi ly khai và âm mưu thông đồng với nước ngoài....