Trung Quốc tố Nhật, Philippines ‘hùa nhau’ chỉ trích Bắc Kinh ở diễn đàn ASEAN
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Philippines và Nhật Bản “liên minh” với nhau để công kích Bắc Kinh ở diễn đàn ngoại giao và an ninh của ASEAN và các nước đối tác vừa mới kết thúc tại Kuala Lumpur (Malaysia), Reuters cho hay.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (trái) và Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio – Ảnh: Reuters
Trong diễn đàn kéo dài gần 1 tuần này, Trung Quốc hứng chịu một “trận bão” chỉ trích về vấn đề Biển Đông từ nhiều nước tham gia. Ngay sau khi diễn đàn kết thúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng tố cáo “trận bão” chỉ trích đó do phía Nhật Bản và Philippines “đạo diễn”.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario bị chỉ đích danh trong thông cáo phản đối của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát ra vào cuối ngày 6.8. Thông cáo cho rằng ông Rosario đã thực hiện các đợt tấn công vào chính sách Biển Đông của Trung Quốc nhằm “hạ nhục” Bắc Kinh ở diễn đàn ASEAN. Điều khiến Bắc Kinh tức giận hơn là những đợt tấn công này nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio.
Thông cáo trích dẫn lại phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị tại diễn đàn ASEAN cho rằng “tình hình Biển Đông nói chung đang ổn định, không có mảy may (nguy cơ) nào dẫn đến xung đột lớn” (?).
“Trung Quốc phản đối những lời nói và hành động không có tính xây dựng, chỉ làm tăng chia rẽ, phóng đại sự đối lập và tạo căng thẳng (cho Biển Đông)”, Reuters ngày 7.8 trích dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Video đang HOT
“Trung Quốc cũng quan ngại vấn đề tự do hàng hải, nhưng đến nay chưa có trường hợp nào bị tổn hại (vì sự hạn chế tự do hàng hải)”, Ngoại trưởng Vương Nghị nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc vừa hứng chịu “cơn bão” chỉ trích tại các cuộc họp ở Kuala Lumpur – Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc còn bao biện với điều mà Bắc Kinh lặp đi lặp lại nhiều lần trên các diễn đàn rằng “Trung Quốc mới thực sự là nạn nhân ở Biển Đông, bị các nước chiếm đảo, kể cả Philippines” (?). Ông Vương Nghị còn nói dù “bị ép” từ nhiều phía, Trung Quốc luôn “dằn lòng kiềm chế” để duy trì sự ổn định và hòa bình ở Biển Đông.
Cũng có mặt tại các sự kiện ở Kuala Lumpur (Malaysia) lần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã sử dụng những từ mạnh nhất từ trước đến nay để chỉ trích Trung Quốc ngay trước mặt Ngoại trưởng Vương Nghị khi ông nhắc đến việc xây đảo, ý đồ chiếm cả Biển Đông, ngăn cản tự do hàng hải, Reuters mô tả.
Thế nhưng trong thông cáo phát đi đêm 6.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến Mỹ cũng như Ngoại trưởng Kerry, thay vào đó chĩa “mũi dùi” về phía Nhật Bản. Ngoại trưởng Vương Nghị còn cáo buộc Nhật Bản xây đảo Okinotori ở Thái Bình Dương để khẳng định chủ quyền.
Trong khi diễn đàn đang diễn ra, Nhật Bản tuyên bố sẽ tặng máy bay tuần tra biển cho Philippines, đồng thời cam kết khoản tín dụng 2 tỉ USD để Manila thực hiện dự án cơ sở hạ tầng ở nước này. Trung Quốc cho rằng Philippines nhận “hậu đãi” của Nhật Bản để tấn công Bắc Kinh.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc chống chế trước chỉ trích về Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng chỉ trích của các nước đối với hoạt động bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông của nước này là "không mang tính xây dựng, gây thêm chia rẽ và đối đầu".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua tuyên bố tình hình chung ở Biển Đông đang "ổn định", và "khả năng về một cuộc xung đột lớn đơn giản là không tồn tại",Xinhua đưa tin.
Do đó, ông Vương cho biết Trung Quốc phản đối những điều nước này gọi là "những ngôn từ và hành động không mang tính xây dựng, gây thêm chia rẽ và đối đầu hoặc gây căng thẳng".
Nói về cái gọi là "quần đảo Tam Sa", ông Vương ngang nhiên cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc, bởi nước này là "nước đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các đảo".
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố cách đây 70 năm, Trung Quốc "lấy lại" cái gọi là "quần đảo Nam Sa" và "Tây Sa" mà Nhật trước đó chiếm giữ. Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc mới chính là nạn nhân thực sự ở Biển Đông", Reuters dẫn lời ông Vương nói, đề cập đến cái gọi là "sự xâm chiếm" của một số nước, trong đó có Philippines, với một số hòn đảo.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Các ngoại trưởng ASEAN hôm qua bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến trên Biển Đông, trong đó có hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo, và kêu gọi các bên kiềm chế những hành động làm gia tăng tranh chấp.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc việc xây dựng các cơ sở của Trung Quốc cho "mục đích quân sự" tại các đảo nhân tạo đang làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ khiến các bên tuyên bố chủ quyền khác "quân sự hóa" theo. Ông cũng cho rằng "có nỗ lực hạn chế đi lại trong những tháng gần đây" ở Biển Đông.
Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN (AMM) và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 4/8 và kéo dài đến 6/8, với sự tham gia của 27 quốc gia, gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ và một số đối tác khác.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam, bàn chuyện từ đại học đến Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Việt Nam từ ngày 6.8 và có chương trình làm việc dày đặc với quan chức chính phủ và giới chức Việt Nam hôm nay 7.8. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngoại trưởng John Kerry tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội sáng 7.8 - Ảnh: Reuters Chuyến đi của Ngoại trưởng Kerry...