Trung Quốc tố Nhật Bản ‘kiếm cớ’ bành trướng quân đội
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kịch liệt chiến lược an ninh quốc gia mới vừa được thông qua của Nhật Bản và tố cáo Tokyo chỉ “kiếm cớ” để bành trướng quân đội.
Một cuộc duyệt binh của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hồi 27.10.2013 ở gần thủ đô Tokyo – Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng ngày 20.12 cho biết động thái này của Nhật Bản sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hồi đầu tuần này, Nhật Bản đã thông qua ba văn kiện: Chương trình Quốc phòng trung hạn, Chiến lược An ninh quốc gia và Đường hướng Chương trình quốc phòng quốc gia, nhấn mạnh những quan ngại về an ninh của Tokyo đối với Trung Quốc và Triều Tiên, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Trong chương trình quốc phòng ngắn hạn (5 năm) của Nhật Bản, Tokyo sẽ tăng cường ngân sách quốc phòng, mua nhiều loại khí tài quân sự, chẳng hạn như: 17 máy bay quân sự MV-22 Osprey, 3 máy bay không người lái, 52 tàu đổ bộ tấn công AAV7, 99 xe tăng tấn công chủ lực, 28 chiến đấu cơ tàng hình và 3 máy bay tiếp nhiên liệu trên không, để chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xung đột với Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Geng tố cáo Tokyo dùng chiến lược an ninh quốc gia để có cớ bành trướng quân đội, khiến các nước láng giềng phải quan ngại.
Video đang HOT
Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời ông Vasily Kashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, nhận định rằng chương trình quốc phòng của Nhật Bản giờ đây tập trung toàn bộ vào mối đe dọa từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Bắc Kinh cho rằng Chiến lược an ninh quốc gia và các chương trình quốc phòng trung và dài hạn của Tokyo là sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, theo nhận định của ông Vasily.
Nhưng ông Vasily cho rằng xung đột quân sự không phải là mục đích của cả Trung Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc muốn Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, chuyên gia Vasily phân tích.
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012. Tàu và máy bay của hai quốc gia này thường xuyên “đụng độ”, chơi trò “mèo vờn chuột” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư – một ngư trường dồi dào, cũng là một nơi có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí đốt, theo Reuters.
Theo TNO
Trung Quốc im lặng trước vùng phòng không mới của Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9.12 đưa tin về vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc nhưng không kèm theo bình luận chỉ trích gì. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không có ý kiến.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận cụ thể nào về vùng nhận dạng phòng không vừa được mở rộng của Hàn Quốc - Ảnh: Reuters
Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về vùng phòng không mới chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc vừa thiết lập ở biển Hoa Đông, theo AFP.
Trước đó, Seoul, Tokyo và Washington đã lên tiếng phản đối vùng phòng không mới mà Bắc Kinh đơn phương thành lập hồi tháng 11, vốn bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (nơi đang có tranh chấp với Hàn Quốc) và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản).
Giới quan sát nhận định Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; nhưng đối với Seoul, Bắc Kinh luôn tìm cách thắt chặt quan hệ hữu nghị.
Một bài xã luận trên ấn phẩm tiếng Hoa của Hoàn Cầu thời báo, nhật báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ không có phản ứng cụ thể gì về vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc.
Cũng theo nhận xét của tờ báo này, động thái mới đây của Hàn Quốc "mang tính lợi dụng", tranh thủ thời điểm Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu, nhưng cho biết "Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lợi của Hàn Quốc".
"Hàn Quốc là một đối tác hữu nghị và quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp lại ý tốt của Trung Quốc một cách toàn tâm, chứ không phải chỉ qua điện thoại", Hoàn Cầu thời báo nhắn nhủ.
Các hãng tin chính thống khác tại Trung Quốc, gồm cả tờ Nhân dân nhật báo do đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, hay Tân Hoa xã, đã không có bất kỳ bài bình luận gì về chủ đề nói trên, trong khi các tờ báo khác đưa tin rất mơ hồ.
"Mặc dù vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc một cách chủ quan, nhưng đây là một hành động mà chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành để đảm bảo cho quyền lợi và thỏa mãn yêu cầu của người dân nước này", Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Su Hao, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc, nhận định.
Bình luận này được đăng tải trên ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu thời báo. Ông Su cũng nói rằng động thái của Hàn Quốc không mang tính hiếu chiến.
Phản ứng của truyền thông Trung Quốc tương tự với các phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào cuối tuần qua, khi được hỏi về việc Hàn Quốc công bố kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không.
"Trung Quốc sẵn sàng giữ liên lạc với Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau", ông Hồng trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch của Hàn Quốc "cần tuân thủ luật pháp và công ước quốc tế".
Mỹ, Nhật, Hàn bước vào 'cuộc chiến cân não' với Trung Quốc Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov, nhận định rằng Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn Quốc đã bước vào "cuộc chiến cân não" về vùng nhận dạng phòng không với Trung Quốc. Ông Pushkov cho rằng việc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lập vùng nhận dạng phòng không chồng lấn nhau là động thái nguy hiểm, theo trang tin Russia Beyond Headlines ngày 8.12. "Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc đã bước vào cuộc chiến cân não với Trung Quốc", ông Pushkov nhận xét. Vào ngày 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố mở rộng vùng nhận dạng phòng không của nước này thêm hơn 66.000 km2 về phía nam, bao gồm không phận bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc. Vùng nhận dạng phòng không mở rộng của Hàn Quốc cũng chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không mới thành lập ở biển Hoa Đông của Trung Quốc và của Nhật, theo AFP. Mỹ "hoan nghênh" việc Hàn Quốc mở rộng vùng nhận dạng phòng không. Nhưng Washington và hai đồng minh Nhật, Hàn lại kịch liệt phản đối vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập hồi 23.11. ( Phúc Duy)
Nhật không phản đối vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc Chính phủ Nhật Bản cho biết kế hoạch mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc không gây ra vấn đề gì đối với Tokyo, đài NHK (Nhật) đưa tin ngày 9.12. Vào hôm 8.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo sẽ mở rộng vùng phòng không chồng lấn sang một phần vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Vùng phòng không mở rộng của Hàn Quốc bao trùm cả bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu, vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Seoul và Bắc Kinh. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo rằng vùng phòng không mở rộng sẽ có hiệu lực vào ngày 15.12 và khẳng định đã "tham khảo với Mỹ, Nhật và Trung Quốc" trước khi đưa ra quyết định này. NHK dẫn lời các quan chức Nhật xác nhận đã được phía Hàn Quốc thông báo trước về vùng phòng không mở rộng. Mặc dù không phản đối, nhưng Tokyo bày tỏ quan ngại rằng động thái của Hàn Quốc có thể gây phương hại đến quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh, cũng như gây căng thẳng trong khu vực. ( Hoàng Uy)
Theo TNO
Trung Quốc thách Nhật bỏ vùng phòng không Bắc Kinh tuyên bố sẽ chỉ xem xét việc hủy bỏ vùng nhận dạng phòng không sau 44 năm nữa, nếu Tokyo làm điều đó với vùng phòng không của Nhật ngay bây giờ. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. Ảnh: CNS "Nhật hoàn toàn không có quyền có những phát biểu vô trách nhiệm về việc Trung...