Trung Quốc tìm động lực mới chấn hưng đất nước từ nền văn minh, lịch sử
“Việc nghiên cứu nguồn gốc về nền văn minh Trung Hoa hiện nay đã đạt những thành tựu đáng khích lệ, thế nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để chúng ta tiếp tục khám phá” – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.
Ảnh chụp một chiếc dĩa bằng đồng màu xanh ngọc có hình hoa văn khắc mô tả một loài động vật tại Bảo tàng Erlitou ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc – Ảnh: NHÂN DÂN NHẬT BÁO
Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 30-5, gần đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về nền văn minh Trung Hoa để nâng cao nhận thức của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân trong nước về các giá trị lịch sử và nền tảng văn hóa trường tồn qua hàng thập kỷ.
Hôm 27-5 vừa qua, ông Tập đã chủ trì phiên họp lần thứ 39 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chương trình nghiên cứu cấp quốc gia nhằm tìm hiểu nguồn gốc và cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa.
Ông kêu gọi toàn dân tiếp tục kiên định lý tưởng của con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung Quốc nhằm hiện thực hóa công cuộc chấn hưng đất nước.
“Nền văn minh Trung Hoa có lịch sử lâu đời, mang bản sắc tinh thần độc đáo của dân tộc Trung Quốc. Đó là nền tảng của văn hóa Trung Quốc đương đại, cũng như sợi dây tinh thần gắn kết người Trung Quốc trên toàn thế giới và là kho tàng của sự đổi mới văn hóa Trung Quốc” – Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Tập phát biểu hôm 27-5.
Video đang HOT
Ông Tập yêu cầu giới chuyên gia nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu các hiện vật và di tích văn hóa đã được khai quật, cũng như quảng bá thông tin về giá trị và tầm quan trọng của chúng trong việc thúc đẩy và truyền bá nền văn minh Trung Hoa đến với công chúng trong và ngoài nước.
Theo giáo sư Zhang Yi Wu, chuyên gia về nghiên cứu văn hóa tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, việc truy tìm nguồn gốc của các di vật khảo cổ nhằm xác định chính xác điểm khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa và phục vụ cho việc lập niên biểu văn hóa quốc gia.
Một di vật bằng đồng giống chiếc mũ của Gia Cát Lượng đã đội được khai quật tại di tích Sanxingdui (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) – Ảnh: THỜI BÁO HOÀN CẦU
Trong tháng 5-2022, Viện Nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên cùng với Bảo tàng Yibin cũng đã công bố việc tìm thấy một cổ vật giống chiếc mũ mà Gia Cát Lượng đã đội khi ra chiến trận. Theo ông Ran Honglin, trưởng nhóm khảo cổ tại di tích Sanxingdui, chiếc mũ có từ thời Vương quốc Thục, tồn tại cách đây khoảng 4.800 năm.
Ngoài ra, trong năm 2021, Bảo tàng Di tích Erlitou (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) trưng bày hơn 2.000 hiện vật, bao gồm khu phức hợp cung điện sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, xưởng đồ đồng và mạng lưới đường sá có từ nhà Hạ – triều đại sớm nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Kể từ khi ngành khảo cổ học được thành lập ở Trung Quốc cách đây 100 năm, các nhà khảo cổ trong nước đã bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc.
“Chương trình nghiên cứu của chúng tôi đã vượt qua các gọng kìm được dẫn dắt bởi các lý thuyết do phương Tây đề xuất” – Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Wang Wei, chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc, bày tỏ hôm 30-5.
Còn ông Shen Ruiwen, trưởng khoa khảo cổ học và bảo tàng học (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), cho biết ông cảm nhận được “sự gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc” khi nước này thường xuyên tổ chức các hoạt động quốc tế như triển lãm văn hóa hay các chương trình trao đổi giữa các trường đại học Trung Quốc và nước ngoài.
Dự án “Tìm kiếm nguồn gốc văn minh Trung Quốc” được Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc phát động vào năm 2004.
Theo thống kê vào năm 2018 của Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc, dự án đã thu hút gần 70 cơ quan nghiên cứu và trường đại học, dẫn đầu là Viện Khảo cổ học (Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc) và Trường Khảo cổ – bảo tàng (Đại học Bắc Kinh).
Hơn 20 tượng Phật cổ bị đánh cắp ở Trung Quốc
23 bức tượng Phật cổ thời Đường tại một ngọn núi nổi tiếng tỉnh Tứ Xuyên bị đánh cắp, khiến 13 quan chức bị trừng phạt.
Số tượng Phật này có niên đại từ triều đại nhà Đường (618-907) và thuộc 220 tượng Phật được chạm khắc vào bề mặt vách đá cao 30 mét trên núi Fozi ở huyện Vượng Thương. Núi Fozi nổi tiếng với nhiều tượng Phật và những tượng bị đánh cắp đều nằm cách mặt đất 1,5-3 m.
Một bức tượng Phật trên núi Fozi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trước và sau khi bị đánh cắp hồi tháng 1. Ảnh: Baidu .
Quan chức sở di tích và văn hóa địa phương phát hiện vụ trộm trong cuộc kiểm tra định kỳ hồi tháng 1 và đã báo cảnh sát, nhưng truyền thông Trung Quốc hôm 18/8 mới đưa tin. Giới chức không biết chính xác ngày các bức tượng bị mất.
Núi Fozi tương đối hẻo lánh, cũng không có thiết bị giám sát trong khu vực nên cuộc điều tra có thể đi vào ngõ cụt. Sau vụ trộm, các camera giám sát đã được lắp đặt trên núi hồi tháng 3. 8 quan chức đã bị kỷ luật, trong khi 5 quan chức khác đang bị cảnh sát điều tra.
23 bức tượng bị mất được tạc vào 4 hốc trên vách đá, gồm 11 đầu Phật cùng 12 tượng toàn thân.
"Có rất nhiều tượng Phật trên núi Fozi. Chúng tôi không rõ có bao nhiêu tượng", người đàn ông khoảng 70 tuổi sống tại ngôi làng gần núi cho biết.
Giới chức Tứ Xuyên đầu tuần này bắt 4 người bị nghi trộm 10 tượng đầu Phật 4 năm trước. Nhóm tội phạm này bán những chiếc tượng đầu Phật với giá 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD) cho một doanh nhân kinh doanh đồ cổ ở Thành Đô. Người này sau đó bán lại cho một người đàn ông ở Phúc Kiến với giá 120.000 nhân dân tệ (18.500 USD).
Trung Quốc ra tiêu chuẩn livestream Bộ Thương mại Trung Quốc đề xuất bộ tiêu chuẩn ngành với những người livestream tiếp thị sản phẩm trên nền tảng mua sắm trực tuyến. Đề xuất tiêu chuẩn mà Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra hôm 18/8 bao gồm chi tiết về cách ăn mặc hay diễn đạt của người livestream (phát sóng trực tiếp) trước camera, cũng như hướng...