Trung Quốc tiếp tục xiết chặt hoạt động liên quan tới tiền điện tử
Quảng Châu, Trung Quốc đã ra lệnh cấm tất cả các sự kiện quảng cáo liên quan đến tiền điện tử.
Ủng hộ mạnh mẽ blockchain nhưng lại mạnh tay đàn áp tiền điện tử là động thái của Trung Quốc ngay lúc này. Ảnh: Medium.
Một trong những khu kinh tế đặc biệt đầu tiên của Trung Quốc được lập ra để khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong môi trường thoải mái về luật pháp hơn, khu Phát triển Quảng Châu đã ban hành một thông báo vào thứ sáu vừa qua nhằm cấm các sự kiện tiền điện tử.
Lệnh cấm là một động thái hướng tới việc “duy trì sự an toàn và ổn định của hệ thống tài chính”, một trích đoạn từ thông báo được Chính phủ nước này đưa ra. Thông báo này tương tự với thông báo của chính quyền tại quận Triều Dương, Bắc Kinh đưa ra hôm 17/8. Lệnh này cảnh báo các tòa nhà văn phòng, khách sạn và trung tâm mua sắm ở quận trung tâm không được tổ chức bất kỳ sự kiện quảng bá tiền điện tử nào.
Video đang HOT
Hôm thứ sáu vừa qua, một thông báo chung được đưa ra bởi một số cơ quan giám sát và chính quyền của Trung Quốc về các dịch vụ ICO – một hình thức gây quỹ được hỗ trợ bởi tiền điện tử đã bị cấm tại Trung Quốc và các đợt huy động vốn từ cộng đồng bất hợp pháp khác. Các nhà quản lý cảnh báo nhiều công ty đã sử dụng các thuật ngữ như “đổi mới tài chính” hoặc “blockchain” để thu hút các khoản đầu tư nhưng thực chất họ lại đang tiến hành các chương trình gian lận, đa cấp mô hình tháp ponzi.
Lệnh cấm này cho thấy Bắc Kinh đã ngày càng xiết chặt lĩnh vực tiền điện tử trong nước. Hiện hoạt động giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc đã giảm sút nghiêm trọng.
Chính sách này của Trung Quốc cũng đã đặt hệ thống kiểm duyệt giao dịch liên quan đến tiền số thông qua tin nhắn riêng và các nền tảng tài chính ngang hàng. Tuần trước, một số tài khoản trên WeChat Pay của Tencent và AliPay của Alibaba- hai trong số các ứng dụng thanh toán phổ biến nhất của Trung Quốc với hơn một tỷ người dùng, đã bị chặn khi gửi hoặc nhận tiền liên quan đến tiền điện tử.
“Vạn lý trường thành thứ 2″- hệ thống tường lửa trên Internet của Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp ngăn chặn công dân của đất nước này truy cập vào các trang web của hơn 120 sàn giao dịch tiền điện tử ở nước ngoài. Tuần này, cổng thông tin tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc – Baidu đã chuyển sang hạn chế hoặc đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả các cuộc thảo luận liên quan đến crypto trên Baidu Teiba, một diễn đàn trực tuyến giống Reddit.
Theo CCN
Apple xóa ứng dụng bảo mật của Facebook trên App Store, vì theo dõi hoạt động của người dùng và gửi dữ liệu về cho Facebook
Facebook đã sử dụng Onavo Protect để giám sát các ứng dụng cạnh tranh như Snapchat và theo dõi các ứng dụng mới.
Apple cho biết họ đã gỡ bỏ ứng dụng Onavo Protect trên App Store, do vi phạm một số điều khoản về thu thập dữ liệu người dùng. Onavo Protect là một ứng dụng bảo mật của Facebook, hiện tại ứng dụng này vẫn có thể tải về trên Android.
Facebook đã mua lại công ty bảo mật Onavo của Israel vào năm 2013, thương vụ này đã gây ra nhiều tranh cãi. Ứng dụng phổ biến nhất của công ty này là Onavo Protect, cung cấp một số tính năng bảo vệ thiết bị di động, trong đó có cả tính năng truy cập mạng riêng ảo VPN.
Tuy nhiên, Onavo Protect cũng giám sát và theo dõi tất cả các ứng dụng khác trên thiết bị. Các dữ liệu thu thập được sẽ gửi về cho Facebook, từ đó mà gã khổng lồ mạng xã hội có thể xác định sớm các ứng dụng cạnh tranh, và thậm chí có thể thực hiện việc thâu tóm.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, Apple kết luận rằng Onavo Protect đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thu thập dữ liệu người dùng. Apple cũng đã thông báo cho Facebook và yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng này vào đầu tháng 8. Tuy nhiên có vẻ như Facebook đã không thực hiện theo yêu cầu này, khiến Apple phải ra tay xóa bỏ Onavo Protect khỏi App Store.
Một đại diện của Apple cho biết: "Chúng tôi làm việc để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và bảo mật dữ liệu trong toàn bộ hệ sinh thái Apple. Với quy định mới, chúng tôi đã nêu rõ ràng rằng các ứng dụng không được phép thu thập dữ liệu từ các ứng dụng khác trên thiết bị. Bên cạnh đó, các ứng dụng phải thông báo cho người dùng biết các dữ liệu nào được thu thập và các dữ liệu nào sẽ được sử dụng".
Theo Wall Street Journal, Facebook đã sử dụng Onavo Protect để giám sát các ứng dụng cạnh tranh như Snapchat và theo dõi các ứng dụng mới, ví dụ như ứng dụng xem video Houseparty để sao chép các tính năng hấp dẫn nhất.
Nhiều người gọi đây là phần mềm gián điệp, khi mà ngay cả ứng dụng chính của Facebook cũng gợi ý để người dùng tải về Onavo Protect. Trong khi đó, các mô tả của Onavo Protect không rõ ràng khiến người dùng không biết rằng họ sẽ bị thu thập dữ liệu từ tất cả các ứng dụng khác chạy trên thiết bị.
Theo Tri Thuc Tre
Google phải xin lỗi vì đã tiếp tục vi phạm lòng tin của người dùng Google tiếp tục thừa nhận đã theo dõi vị trí người dùng ngay cả khi chế độ &'Location History' được tắt. Thế nhưng, thay vì đưa ra một lời xin lỗi đích đáng, công ty vẫn im lặng và đây không phải là lần đầu trong suốt 20 năm hoạt động. Vị trí của người dùng vẫn bị lưu lại ngay cả khi...