Trung Quốc tiếp tục không có thêm ca mắc COVID-19 trong nước
Giới chức y tế Trung Quốc thông báo Trung Quốc đại lục không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào ở trong nước ngày 26/5.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Quảng Đông, Trung Quốc ngày 22/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 27/5 đã thông báo kết quả trên trong báo cáo hằng ngày, theo đó cho biết ngày 26/5 có 1 ca nhiễm nhập cảnh tại thành phố Thượng Hải. NHC cũng cho biết không có thêm ca tử vong nào do COVID-19 tại Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, thêm 3 bệnh nhân đã khỏi bệnh, theo đó tổng số người được xuất viện tăng lên 78.280 người. Hiện còn 79 bệnh nhân đang được điều trị.
Tính đến hết ngày 26/5, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 82.993 ca mắc và 4.634 ca tử vong vì COVID-19.
*Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KCDC) ngày 27/5 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 40 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca lây nhiễm trong nước và 3 ca nhập cảnh, nâng tổng số người mắc bệnh ở Hàn Quốc lên 11.265 trường hợp. Đây là số ca mắc trong ngày nhiều nhất tại Hàn Quốc trong 49 ngày qua.
Video đang HOT
Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi thêm 50 người, nâng tổng số lên 10.295 trường hợp – tỷ lệ 91,3%, và không phát sinh thêm bệnh nhân tử vong.
Người dân đeo khẩu trang đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc đã dần kiểm soát được tình hình dịch bệnh sau vụ lây nhiễm tập thể từ ổ dịch Itaewon, song KCDC nhấn mạnh phải hết sức cảnh giác với những trường hợp “phát hiện nhiễm bệnh khá muộn”, nhất là khi đang có dấu hiệu bùng phát thêm các ổ dịch tập thể tại bệnh viện Samsung (ở thủ đô Seoul) và một số khu vực đông người nước ngoài như thành phố Ansan, Incheon… có nguồn gốc lây nhiễm từ ổ dịch Itaewon.
Nhằm răn đe những người cố tình vi phạm các quy tắc phòng dịch, Tòa án khu vực Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi ngày 26/5 đã tuyên án 4 tháng tù giam đối với 1 công dân vi phạm Luật phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Đây là phán quyết đầu tiên của tòa án Hàn Quốc đối với cá nhân vi phạm sau khi nội dung luật liên quan được Quốc hội nước này sửa đổi, thắt chặt hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn dai dẳng. Bị cáo là một nam công dân Hàn Quốc 27 tuổi, bị khởi tố do 2 lần vi phạm, tự ý rời khỏi nơi cách ly vào các ngày 14 và 16/4 vừa qua. Người này là một trong những đối tượng được yêu cầu tự cách ly sau khi xuất viện tại một bệnh viện có phát sinh lây nhiễm COVID-19 tập thể.
KCDC thông báo kể từ ngày 26/5, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và xe dịch vụ (như xe buýt và taxi) tại Hàn Quốc bắt buộc phải đeo khẩu trang và có quyền từ chối phục vụ nếu hành khách không đeo khẩu trang khi sử dụng các loại phương tiện này. Bên cạnh đó, kể từ 0h ngày 27/5 (theo giờ địa phương), hành khách đi các chuyến bay quốc tế và nội địa cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang khi lên máy bay. Với các phương tiện tàu hỏa và tàu điện ngầm, cơ quan chức năng Hàn Quốc cũng có kế hoạch ra quy định giới hạn đối với những trường hợp cố tình không đeo khẩu trang. Tính đến ngày 24/5 đã có 9 trường hợp là tài xế xe buýt và 12 tài xế taxi nhiễm COVID-19. KCDC nhấn mạnh đeo khẩu trang là bước quan trọng nhất trong các quy định về phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trong diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội kiêm Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hye cho biết Bộ này đang thảo luận với KCDC những nội dung cụ thể về sử dụng điều hòa nhiệt độ và đeo khẩu trang trong môi trường học đường. Với những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, KCDC đã quyết định áp dụng hệ thống quét mã QR trên điện thoại để lưu danh sách người ra vào. Theo đó, mỗi người sẽ được cấp một mã điện tử để xuất trình khi ra vào những cơ sở này. Thông tin thu thập sẽ được chuyển đến Viện thông tin an sinh xã hội (SSIS) và sẽ chỉ được cung cấp cho KCDC khi phát sinh ca nhiễm tập thể mới.
Theo nhận định của KCDC, số ca lây nhiễm do tiếp xúc với các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 từ ổ dịch Itaewon đã tăng gấp 1,3 lần so với các ca ban đầu phát sinh tại đây (lên tổng số 255 người), qua đó kêu gọi người dân tích cực hợp tác đảm bảo an toàn, không để dịch lây lan đến các trường học. Tuy nhiên, hiện KCDC chưa phát hiện ca lây nhiễm tập thể mới tại các cơ sở công cộng tập trung đông người và vẫn duy trì kiểm soát đối với các trường hợp nhiễm bệnh.
Hàn Quốc xem xét mở rộng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa
Ngày 14/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Kim Yong-beom cho rằng nước này cần tích cực cân nhắc thực hiện khám, chữa bệnh từ xa trên quy mô toàn quốc nhằm đảm bảo an toàn cho các y, bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 dã chiến ở Seoul, Hàn Quốc ngày 13/5/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc đã tạm thời nới lỏng các hạn chế trong hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, cho phép các bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ qua đường truyền hình ảnh trực tuyến.
Tuy nhiên, việc mở rộng dịch vụ này ra quy mô toàn quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh của các bác sĩ do lo ngại nguy cơ chẩn đoán sai và bị đánh cắp dữ liệu. Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Kim Yong-beom cho biết Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc vẫn duy trì quan điểm rằng cần phải tích cực xem xét thực hiện các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa.
Trước đó, tháng 12/2019, Hàn Quốc thông báo sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa trong năm 2020 nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho những người sống ở những khu vực khó tiếp cận, như cư dân ở các đảo xa, bằng cách sử dụng mạng Internet kết nối bệnh nhân với bác sĩ.
Từ năm 2015, Hàn Quốc đã tăng số người tham gia chương trình thí điểm chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa lên khoảng 5.300 người trên 7 hòn đảo xa xôi, ngư dân và lính hải quân gần biên giới với Triều Tiên, các tù nhân... để kiểm tra tính khả thi của hệ thống trước khi đưa vào triển khai trên toàn quốc.
Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, tổ chức đại diện cho khoảng 100.000 bác sĩ trên cả nước, cho rằng chương trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề an toàn, cũng như có nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phòng khám nhỏ.
Đề xuất của Thứ trưởng Bộ Tài chính Kim Yong-beom được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hàn Quốc tiếp tục tăng 2 con số. Sáng 14/5, Cơ quan quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo thêm 29 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 10.991 ca, trong khi số ca tử vong tăng thêm 1 ca lên 260 ca.
Cùng ngày, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết một tổ chức phi lợi nhuận đã vận chuyển dung dịch rửa tay sát khuẩn tới Triều Tiên nhằm hỗ trợ nước này chống dịch COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong năm nay Chính phủ Hàn Quốc cho phép một tổ chức dân sự cung cấp hàng viện trợ cho Triều Tiên.
Theo thông báo, lô nước rửa tay trị giá 100 triệu won (81.400 USD) đã được vận chuyển đến Triều Tiên vào đầu tháng này sau khi được Chính phủ Hàn Quốc cấp phép. Tháng trước, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng đã "bật đèn xanh" cho một tổ chức khác viện trợ 20.000 bộ quần áo bảo hộ cho Triều Tiên nhưng số hàng này chưa được chuyển.
Người Hàn Quốc xếp hàng từ 5h mua Chanel Hơn một trăm người Hàn Quốc xếp hàng từ sáng sớm nay trước một cửa hàng của thương hiệu Chanel ở Seoul trước khi sản phẩm tăng giá, bất chấp Covid-19. Nhiều người xếp hàng từ 5h sáng, đeo khẩu trang, đứng quanh cửa hàng Chanel trong trung tâm thương mại Lotte, thủ đô Seoul, trong khi giờ mở cửa là 10h30. Động...