Trung Quốc thừa nhận chiến dịch tiêm chủng gặp khó
Quan chức y tế cho biết Trung Quốc đối mặt khó khăn ngày càng tăng khi tốc độ tiêm chủng chững lại, dù mới 60% dân số tiêm vaccine đầy đủ.
“Gần đây, chương trình tiêm chủng ngày càng gặp khó khăn khi bước sang giai đoạn sau”, Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công nghệ Y tế và Sức khỏe thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hôm nay cho biết.
Ông Trịnh không nói rõ những khó khăn này là gì, nhưng cảnh báo những người chưa tiêm vaccine Covid-19 không nên trông chờ bản thân sẽ được bảo vệ bởi những người đã tiêm, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về biến thể Delta với khả năng lây lan cao.
Quan chức này cho biết khoảng 900 triệu dân Trung Quốc đã tiêm đủ liệu trình vaccine, chiếm hơn 60% tổng dân số khoảng 1,4 tỷ. Ông dẫn ý kiến của các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể cần đạt tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao hơn 80% để đạt miễn dịch cộng đồng.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Trung Quốc cầm hộp đựng vaccine Covid-19 Vero Cell do Sinopharm sản xuất tại điểm tiêm chủng ở Bắc Kinh ngày 15/4. Ảnh: Reuters .
Trung Quốc, trong tháng 7, 8, đã tiêm khoảng 13 triệu mũi vaccine mỗi ngày, thấp hơn so với mức trung bình hồi tháng 6 là 19 triệu mũi. Ông Trịnh ước tính vào cuối tháng 10, Trung Quốc sẽ hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 theo phác đồ thông thường cho 1,1 tỷ dân, đồng thời tiêm mũi tăng cường cho một số nhóm dân số như người cao tuổi và lao động nguy cơ nhiễm nCoV cao.
Dân Trung Quốc được khuyến cáo tiêm mũi tăng cường cùng loại đã dùng trước đó. Ông Trịnh cho biết dân Trung Quốc có thể có nhiều lựa chọn khác nếu nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loại vaccine khác mang lại kết quả.
Trung Quốc đã cung cấp khoảng một tỷ liều vaccine cho toàn thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 8 khẳng định nước này sẽ phấn đấu chuyển hai tỷ liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia khác trong năm 2021.
Hong Kong (Trung Quốc) khó đạt mục tiêu tiêm chủng 70% dân số vào cuối tháng 9
Sáng 31/8, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), cho biết tính đến tối 30/8, tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Hong Kong là khoảng 60,6% và khó có thể đạt được 70% vào cuối 9 tới.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng trong các nhóm ở Hong Kong đã đạt 99% đối với công chức, 93% đối với bệnh viện, 99% đối với bác sĩ và 90% đối với y tá tại các bệnh viện công, 80% và 90% đối với nhân viên trong viện dưỡng lão và trường học công lập. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng trong nhóm người lao động, người cao tuổi và học sinh tại Hong Kong còn chưa cao. Tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi là 30% đối với người trên 70 tuổi, thậm chí ít hơn đối với người trên 80 tuổi, còn những người cao tuổi trong các trại dưỡng lão chỉ có khoảng 10%. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng ở học sinh tại Hong Kong trong độ tuổi từ 12 đến 19 tuổi đã đạt 50%, song hiện nay tạm thời vẫn chưa đủ điều kiện để khôi phục việc dạy học trực tiếp toàn thời gian.
Trong khi đó, người lao động hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều người, đi làm bằng phương tiện công cộng, khả năng di chuyển của họ sẽ cao hơn người già và trẻ em, do đó, nhóm đối tượng này cần phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Chính quyền Hong Kong sẽ sử dụng tất cả các biện pháp, chẳng hạn như đến các hội nghị hoặc đến các công ty lớn để giải thích tầm quan trọng của việc tiêm phòng, đồng thời yêu cầu các công ty khuyến khích, tặng thưởng hoặc có biện pháp khuyến khích họ đi tiêm. Nếu họ không tiêm thì sẽ phải tự chi trả chi phí xét nghiệm định kỳ.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục thúc đẩy người lao động, người cao tuổi và học sinh tiêm chủng. Mặc dù hiện tại sẽ không có biện pháp bắt buộc nào, nhưng cũng không loại trừ khả năng nếu dịch COVID-19 tại Hong Kong phức tạp trở lại, những người chưa tiêm phòng sẽ bị hạn chế vào nhà hàng và những nơi công cộng.
Thời gian gần đây, Hong Kong không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trước đó có một ca nhiễm bệnh ở phòng chờ VIP tại sân bay nhưng không lây nhiễm sang người khác, còn những ca nhiễm được ghi nhận khác đều là các ca nhập cảnh. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng có một số ca nhập cảnh bị nhiễm là những người đã được tiêm phòng, tuy nhiên bà nhấn mạnh việc tiêm phòng là hữu ích. Việc tiêm phòng càng quan trọng hơn đối với người cao tuổi, vì một khi người già nhiễm bệnh sẽ rất nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.
Tính đến nay, Hong Kong đã có 12.110 ca mắc COVID-19, trong đó có 212 ca tử vong.
Dữ liệu mới nhất cho thấy vaccine của Sinopharm an toàn và hiệu quả Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/8 cho biết Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - một chi nhánh của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), vừa thông báo vaccine của hãng này không làm tăng nguy cơ gây ra chứng huyết khối hoặc giảm tiểu...