Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình thứ hai
Chiếc chiến đấu cơ tàng hình thứ hai của Trung Quốc đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 1/11 loan tin. Đây là bước tiến mới nhất của nước này nhằm hiện đại hóa quân đội.
Hình ảnh về chiếc J-31 rò rỉ trên mạng.
Chiếc J-31, chiếc máy bay tàng hình thứ hai được Trung Quốc hé lộ trong vòng chưa đầy hai năm qua, đã bay thử 11 phút vào sáng ngày thứ tư 31/10 tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, tờ Thời bào Hoàn cầu nhà nước Trung Quốc dẫn lời một nhân chứng cho hay.
Các bức ảnh được những người quan tâm đến quân đội Trung Quốc đăng tải có vẻ như cho thấy chiến chiến đấu cơ được sơn màu đen đang bay thử nghiệm. Những bức ảnh đầu tiên về chiếc máy bay này đã được rò rỉ trên mạng vào tháng trước.
Trung Quốc đã hé lộ chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên, J-20, vào đầu năm 2011, trong khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này đã đi vào phục vụ vào tháng 10 và những chiếc khác có khả năng mang máy bay như J-31 dự kiến sẽ ra mắt.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn tờ chuyên về chiến đấu cơ Combat Aircraft Monthly ở Anh cho hay so với chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, thì J-31 là chiến đấu cơ kích cỡ trung bình, sử dụng động cơ đẩy tầm trung của Nga, nhưng sau này sẽ được trang bị động cơ WS-13 của Trung Quốc
“Giống như chiến đấu cơ F-22 và F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ, J-20 và J-31 sẽ bổ trợ cho nhau trong các hoạt động tương lai”, Bai Wei, cựu phó tổng biên tập tuần báo Aviation World cho hay.
Video đang HOT
J-31 trang bị cho tàu sân bay?
“J-31 gần như chắc chắn được thiết kế với mục đích là triển khai trên các tàu sân bay, dựa vào đánh giá phần bánh lái kép được gia cố thêm cùng hai cánh đuôi lớn của nó. Những đặc điểm này giúp tăng cường ổn định khi bay thẳng”, Bai cho biết. Ông cũng cho biết thêm J-31 có thể thay thế hoặc bổ trợ cho chiến đấu cơ mặt đất đầu tiên của Trung Quốc J-15, cũng được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển.
Người phát ngôn Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) hiện chưa bình luận gì về thông tin bay thử nghiệm. Nhưng theo trang web của tập đoàn này, ông Lin Zuoming, chủ tịch AVIC và phó giám đốc điều hành đã đến cơ sở SAC vào ngày thứ ba, thị sát trung tâm phát triển máy bay và cảm ơn các nhân viên “vì những đóng góp quan trọng”.
Cũng giống như Thành Đô J-20, chiến đấu cơ tàng hình Thẩm Dương J-31 lần đầu tiên được tiết lộ trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào giữa tháng 9 vừa qua.
Hai chiến đấu cơ tàng hình này đã đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai, sau Mỹ, phát triển 2 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. “Trung Quốc cần cả chiến đấu cơ hạng nặng và chiến đấu cơ nhỏ hơn, rẻ hơn để bảo vệ không phận rộng lớn của mình”, Bai cho biết và ông cũng cho rằng J-31 có thể hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc AVIC phát triển hai chiến đấu cơ cùng lúc, trong khi Mỹ phát triển F-22 và F-35 cách nhau tới 9 năm.
Bill Sweetman, tổng biên tập tạp chí Aviation Week ở Mỹ, viết trên blog của mình rằng J-31 là F-35, nhưng không bị giới hạn bởi yêu cầu cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng – những yêu cầu giới hạn lượng vũ khí và hình dáng của tất cả mẫu F-35.
Trung Quốc cho biết chi tiêu quốc phòng của nước này sẽ cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2012. Đây là khoản ngân sách tiếp tục được rót thêm cho đội quân 2,3 triệu binh sỹ hùng mạnh của nước này.
Theo Dantri
Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa vi ba cho "chiến tranh điện tử"
Lầu Năm góc thử thành công tên lửa vi ba dùng để tiêu diệt máy tính, radar thụ động và các thiết bị điện tử khác.
Theo đơn đặt hàng của Lầu Năm góc, phân hãng Phantom Works của Boeing đang thực hiện dự án CHAMP (Counter-Electronics High Power Microwave Advanced Missile Project - Dự án tên lửa vi ba chống điện tử công suất lớn tiên tiến). Dự án còn có sự hợp tác của Phòng Năng lượng định hướng thuộc Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ.
Tên lửa CHAMP có sử dụng linh kiện của Raytheon Ktech, hệ thống bảo đảm năng lượng xung của Sandia National Laboratories.
Hình ảnh giả định của tên lửa CHAMP.
Mục tiêu của CHAMP ước trị giá 38 triệu USD là chế tạo một vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng ngắm và bắn của kẻ địch vì nó loại khỏi vòng chiến toàn bộ các thiết bị điện tử trong bán kính hoạt động của nó mà không gây hại cho con người.
Các tên lửa này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị quân nhà bay đến và tiến vào một thành phố đối phương. Gần một năm trước, tên lửa đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả chưa được thông báo.
Lần thử nghiệm tiếp theo diễn ra ngày 16/10/2012 tại một trường thử ở bang Utah đã được Boeing chính thức thông báo.
Hình ảnh giả định của tên lửa CHAMP.
Trong cuộc thử nghiệm, mục tiêu của pháo xung điện từ CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại trường thử, trong đó bố trí một số lượng lớn máy tính cá nhân để bàn và các thiết bị điện tử khác. Sau khi bị pháo điện từ tấn công bằng bức xạ vi ba định hướng trong vài giây, tất cả các máy tính, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy.
Vài giây sau, hệ thống điện bị hỏng, thậm chí hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hỏng. Tất cả những gì còn lại như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại. Trong vòng một giờ, tên lửa CHAMP đã tiêu diệt thành công 7 tòa nhà mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất phụ rất nhỏ hoặc không gây tổn hại gì.
Hiện chưa rõ sắp tới Quân đội Mỹ có nhận vào trang bị và triển khai tên lửa CHAMP hay không. Theo các chuyên gia Boeing, cho rằng, vũ khí này có thể làm biến đổi hoàn toàn chiến thuật tiến hành chiến tranh hiện đại trong không gian thông thường và không gian điều khiển học. Các chuyên gia Mỹ dự kiến, sắp tới, công nghệ này sẽ mang lại khả năng làm tê liệt hoàn toàn toàn bộ các thiết bị điện tử của kẻ địch tiềm tàng, kể cả các hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu.
Keith Coleman, một lãnh đạo của dự án CHAMP, cho biết: "Công nghệ này đánh dấu sự mở đầu cảu một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển học. Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai gần, các hệ thống này sẽ là phương tiện sẽ biến các thiết bị điện tử và máy tính của kẻ địch thành đống đồ vô dụng, khiến cho kẻ địch trở nên bất lực từ góc độ thông tin. Chế tạo tên lửa mới, chúng tôi đã làm cho một cái gì đó trong lĩnh vực viễn tưởng khoa học trở thành một vật tồn tại thực tế"
CHAMP dự định trước hết dùng để chống các radar thụ động siêu tinh vi mà Nga, Trung Quốc và các nước khác đang sử dụng.
Khác với các radar chủ động, radar thụ động phát hiện mục tiêu mà không để lộ sự tồn tại của mình ở cự ly xa. Các radar này cho phép phát hiện khá hiệu quả các máy bay tàng hình Mỹ, thậm chí cả loại tối tân, đắt tiền nhất như F-35. Một chùm vi ba từ tên lửa CHAMP có thể dễ dàng loại khỏi vòng chiến cả hệ thống phát hiện của đối phương mà không gây tổn hại cho ai.
Theo ANTD
Trung Quốc đã biên chế hơn 250 chiến đấu cơ tự chế J-10 Dẫn thông tin từ tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, tờ Want Daily của Đài Loan ngày 29/10 khẳng định hiện không quân và hải quân Trung Quốc đang sử dụng ít nhất 250 chiến đấu cơ J-10 do nước này tự thiết kế. Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc J-10 là thế hệ chiến đấu cơ thứ tư của...