Trung Quốc thông qua luật chống lừa đảo viễn thông, trực tuyến
Các nhà lập pháp Trung Quốc vừa thông qua luật mới chống lừa đảo viễn thông và trực tuyến.
Với hơn 1 tỷ người dùng Internet, là thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh và máy tính cá nhân lớn nhất toàn cầu, Trung Quốc là mảnh đất màu mỡ cho những ứng dụng lừa đảo sinh sôi. Luật chống lừa đảo viễn thông và trực tuyến có hiệu lực từ ngày 1/12 tới.
Luật quy định, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải bắt buộc người sử dụng điện thoại đăng ký tên thật, cung cấp chứng minh nhân dân. Các nhà cung cấp không được bán sim mới cho người đã có sim và kiểm tra kỹ người đăng ký mua nếu thấy bất thường. Các tổ chức tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phi ngân hàng phải có hệ thống thẩm định khách hàng chặt chẽ khi mở tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán; đồng thời thực hiện những biện pháp quản lý rủi ro để ngăn chặn tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán không bị sử dụng để lừa đảo.
Video đang HOT
Các đơn vị này cũng được quyền xác minh danh tính của khách hàng và từ chối mở tài khoản nếu nghi ngờ. Luật quy định, các sở, ngành, doanh nghiệp và chính quyền địa phương phải phối hợp hành động, hợp tác liên ngành, liên tỉnh để trấn áp các loại tội phạm.
Theo Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc, từ đầu năm đến nay cơ quan này đã gỡ bỏ gần 45.000 ứng dụng giả mạo, gần 4 triệu website và hơn 500.000 ứng dụng bất hợp pháp. Chỉ riêng JD Finance, một trong những công ty cho vay trực tuyến lớn nhất, có hơn 5.600 ứng dụng giả mạo.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng các ứng dụng để lừa đảo trực tuyến chiếm gần 2/3 số các vụ gian lận viễn thông tại Trung Quốc. Những ứng dụng lừa đảo thường giả mạo các nền tảng thanh toán trực tuyến. Do đó, việc quản lý chặt đăng ký tài khoản ngân hàng, sim điện thoại và trách nhiệm của cơ quan chức năng Trung Quốc với kỳ vọng sẽ giảm đáng kể số vụ lừa đảo.
Mất 2 tỷ đồng sau khi nghe điện thoại giả danh công an
Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, Internet vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên toàn...
Doanh số bán iPhone 13 vẫn tăng bất chấp iPhone mới sắp ra mắt Máy bay Boeing cũ "độ" thành khách sạn độc nhất vô nhị giữa resort trong rừng rậm Sony Future Filmmaker Awards - Giải thưởng mới dành cho hạng mục phim ngắn
Ngày 24/8, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo, thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Gần đây, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 2 tỷ đồng.
Cụ thể, vào ngày 18/8, Công an phường Nguyễn Trãi tiếp nhận đơn trình báo của bà Q (sinh năm 1965; ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc nhận được một cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Đối tượng thông báo bà Q có liên quan đến một vụ án và yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ điều tra. Sau khi chuyển 2 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng cung cấp, bà Q biết mình bị lừa nên đã đến cơ quan công an trình báo.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, Internet, mạng xã hội vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên toàn quốc với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, bức xúc trong dư luận xã hội.
Để chủ động đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông, Internet, mạng xã hội, Công an thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị nghiệp vụ trong CATP phối hợp các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng cho người dân, các cơ quan, tổ chức biết về các phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng xã hội, giúp nhân dân chủ động phòng ngừa, kịp thời tố giác tội phạm đến cơ quan Công an.
Chuyên gia Trung Quốc tranh cãi về vai trò của 'chiplet' trong việc đạt mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn HiSilicon, đơn vị thiết kế chip nội bộ của tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei, là một trong những công ty đầu tiên ở Trung Quốc nghiên cứu về chiplet. Các chuyên gia bán dẫn Trung Quốc đang tranh luận về khả năng tồn tại của công nghệ "chiplet" như một con đường tắt để đạt được khả năng tự cung cấp...