Trung Quốc thiết kế chip hybrid cho máy tính biết suy nghĩ
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa phát triển kiến trúc chip lai ( hybrid) mới, có thể đưa thế giới tiến thêm một bước đến trí thông minh nhân tạo chung (AGI) và những cỗ máy suy nghĩ như con người.
Ảnh chụp cảnh chiếc xe đạp tự động chạy thử ở Trung Quốc
South China Morning Post dẫn nguồn một bài viết trên tạp chí khoa học Nature số đăng hôm 1.8 cho biết tiềm năng tạo AGI bằng cách áp dụng nền tảng phần cứng chung được một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shi Luping thuộc Đại học Thanh Hoa đưa ra. AGI còn được gọi là trí tuệ nhân tạo hay AI đầy đủ.
Nghiên cứu của họ trình bày trường hợp chip Tianjic, vốn được thiết kế bằng cách tích hợp các phương pháp tiếp cận định hướng khoa học máy tính và thần kinh học để phát triển AGI. Tianjic cho thấy rằng việc kết hợp hai cách tiếp cận này, vốn dựa trên công thức và sơ đồ mã hóa khác nhau, có thể cho phép chạy nền tảng điện toán duy nhất. Từ đây, nền tảng điện toán chạy nhiều thuật toán học máy khác nhau, tái cấu hình các khối xây dựng và thực hiện nhiều hoạt động khác.
“Chip cho AI chung này có tiềm năng được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Xe tự hành, robot và tự động hóa là các ngành mà chip loại này có thể tạo sự khác biệt”, giáo sư Shi thuộc Trung tâm Nghiên cứu Máy tính Cảm hứng từ Não thuộc Đại học Thanh Hoa cho biết.
Trong báo cáo đăng trên Nature, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho hay họ thiết kế một chiếc xe đạp tự hành để đánh giá xem liệu nỗ lực làm chip AGI của họ có vượt được thử nghiệm trên đường hay không. Chiếc xe đạp được trang bị camera, đồng hồ tốc độ, động cơ lái và chip Tianjic.
Video đang HOT
Chip Tianjic có kiến trúc hybrid, có khả năng hỗ trợ AGI
Thử ngiệm được ghi lại trên video. Xe đạp phát hiện và tránh được chướng ngại vật, giữ được thăng bằng, nhận dạng lệnh thoại, theo dõi và ra quyết định trong các điều kiện đường sá khác nhau. Shi cho biết chip này “chứng minh sức mạnh của nó trong việc hỗ trợ nhiều chương trình viết mã và khả năng thích ứng trong môi trường phức tạp”.
Ông Shi nói thêm rằng hiện Trung Quốc nỗ lực ươm mầm nhiều startup tập trung vào việc phát triển ứng dụng dựa trên thiết kế chip Tianjic mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện. Mục tiêu là tung ra phiên bản chip để sản xuất hàng loạt vào đầu năm sau. Hiện chưa có thông tin cụ thể về quan hệ đối tác thương mại, đầu tư và chi phí cho kế hoạch sản xuất hàng loạt chip hỗ trợ AGI.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới không ngần ngại trong tham vọng thống trị mảng AI. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đưa ra kế hoạch vào tháng 7.2017, đặt mục tiêu tạo ngành công nghiệp AI trị giá 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 145 tỉ USD, trong nước và trở thành cường quốc AI toàn cầu năm 2030.
Hiện tại, hầu hết nghiên cứu AI chính thống tập trung vào giải pháp phụ thuộc vào vấn đề và phụ thuộc vào miền, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt hay giao dịch tự động. AGI thì khác, nó đại diện cho kỳ vọng xây dựng hệ thống với mục đích chung, có sức nghĩ tương đương với con người.
Dù Trung Quốc ngang hàng với nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực thiết kế chip, nước này vẫn còn khoảng cách 10 năm trong ngành đúc, tức sản xuất mạch tích hợp. Bắc Kinh vì thế kêu gọi tự cung tự cấp nhiều công nghệ chiến lược, trong đó có việc tự sản xuất chip, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại và căng thẳng công nghệ với Mỹ lên cao.
Theo Thanh Niên
Đức cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp bị tấn công mạng từ nước ngoài
Cơ quan An ninh Thông tin Liên bang Đức (BSI) đã đưa ra cảnh báo đối với một số doanh nghiệp nước này bị Mỹ cho là có khả năng bị tấn công mạng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: gulfsouthtech.com)
Báo Sueddeutsche ngày 19/12 đưa tin Cơ quan An ninh Thông tin Liên bang Đức (BSI) đã đưa ra cảnh báo đối với một số doanh nghiệp nước này bị Mỹ cho là có khả năng bị tấn công mạng.
Báo trên khẳng định các công ty về xây dựng, nghiên cứu vật liệu và công nghệ cũng như một số doanh nghiệp thương mại lớn là mục tiêu chính của tin tặc.
Các chuyên gia an ninh từ lâu đã cảnh báo Đức, quốc gia với trình độ công nghệ cao, là mục tiêu của các vụ tấn công mạng dưới đủ mọi hình thức.
Tuần trước, một quan chức tình báo Mỹ cho rằng hoạt động tấn công mạng đang gia tăng tại nước này trong những tháng gần đây, với mục tiêu là nhằm vào những cơ sở hạ tầng trọng yếu.
Các công tố viên Mỹ được cho là sẽ cáo buộc các tin tặc từ Trung Quốc tấn công nhằm vào các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng của họ trong chiến dịch mang tên "Cloudhopper."
Chiến dịch tấn công của nhóm tin tặc này tập trung vào các công ty dữ liệu bên thứ ba có quy mô lớn và các công ty dịch vụ phần mềm điện toán đám mây.
Báo Sueddeutsche nhận định các cuộc tấn công của nhóm trên vẫn tương đối hiếm tại Đức. Mặc dù tần suất tấn công không lớn, xong mục tiêu tấn công lại mang tính tập trung và vì thế thiệt hại sẽ lớn hơn.
Tháng 9 vừa qua, giới chức tình báo nội địa Đức cảnh báo các tin tặc có yếu tố nước ngoài có thể tấn công vào mạng lưới máy tính tư nhân và cài đặt phần mềm nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng nước này. Nhà chức trách tin rằng tin tặc nước ngoài sẽ tiếp tục tìm cách đột nhập vào công ty Đức để đánh cắp thông tin công nghiệp./.
Theo Báo Mới
Vì sao Apple 'thèm khát' modem Intel đến vậy? Việc mua lại mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel sẽ giúp Apple tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát mọi thành phần linh kiện iPhone trong tương lai. Ngày 26/7, Apple xác nhận mua lại mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel với giá 1 tỷ USD. Khoảng 2.200 nhân viên Intel sẽ về với Apple cùng...