Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc theo dõi chặt chuyến thăm đầu tiên sau tái cử của Tổng thống Obama tới một số nước Đông Nam Á, trong khi các nhà phân tích cho rằng chính Myanmar là cơ hội để hai cường quốc hợp tác.

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama - Hình 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton chân trần vãn cảnh chùa Myanmar. Ảnh: AP

Khi Tổng thống Obama cuối tuần qua đến thăm Myanmar, Campuchia và Thái Lan, Trung Quốc đã theo dõi một cách chặt chẽ những động thái mới nhất này, khi cả hai nước đều muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực.

Trung Quốc lo ngại rằng chiến lược “chuyển trọng tâm về châu Á” của Tổng thống Obama, một nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ cũ và tạo thêm các mối quan hệ mới, là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Myanmar là biểu hiện số một cho mối lo ngại này. Một chính phủ dân sự mới được thành lập gần đây đã tách ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, và với cuộc cải cách cấp tiến cả về kinh tế lẫn chính trị, đang phát triển quan hệ thân thiện với các nước phương Tây.

“Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc để làm bạn với các nước châu Á, tuy nhiên điều này không nhất thiết dẫn đến một trò chơi được ăn cả, ngã về không”, Liu Feitao, một chuyên gia về chính sách của Mỹ tại Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc, cơ quan có liên quan đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lập luận.

Quan điểm của ông Liu được ông Michael Green, trưởng vụ châu Á tại Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Bush, chia sẻ. “Myanmar là nơi chúng ta có thể vượt qua khái niệm về cạnh tranh chiến lược. Quan hệ Mỹ-Trung với các nước thứ ba có thể rất tốt đẹp”.

Các học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ nước này vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về chính sách tái cân bằng trọng tâm an ninh về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, và Bắc Kinh vẫn chưa phát triển một chiến lược để đối phó với chính sách này.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ những quan điểm của mình. Thứ trường Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải viết trong một bài đăng đầu năm 2012 rằng Mỹ cần phải thuyết phục được Trung Quốc là không có khoảng cách giữa những tuyên bố chính sách của họ về Trung Quốc với những ý định thực sự của Mỹ.

Bắc Kinh lo ngại nếu các láng giềng của mình trông đợi sự hỗ trợ từ Mỹ khi tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, chẳng hạn như trường hợp Philippines.

Chia rẽ các nước?

“Có nhiều nhu cầu và kỳ vọng to lớn vào sự lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Tôi cho rằng nhu cầu đó cho đến hôm nay là chưa từng có tiền lệ”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Thomas Donilon tuần trước phát biểu tại Washington.

Video đang HOT

Đối với Bắc Kinh, những lời bình luận như vậy nghe có vẻ như là Washington đang tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn chưa quên lời nhận xét của Ngoại trưởng Clinton tại Campuchia cách đây hai năm, khi bà nói “người ta không muốn bị lệ thuộc quá mức vào một nước” để trả lời một câu hỏi về quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh.

Các chiến lược gia Trung Quốc nói rằng họ cũng lo ngại về những khía cạnh quân sự nổi bật của chiến lược chuyển trọng tâm: Bộ trưởng quốc phòng Panetta đầu năm nay tuyên bố rằng 60% lực lượng tàu hải quân của Mỹ sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương trước năm 2020; Lực lượng không quân và Hải quân của Mỹ gần đây đã công bố một khái niệm mới về “Chiến trường Không-Biển”; Tài liệu Chỉ đạo chiến lược của Lầu Năm Góc, xuất bản hồi tháng giêng, đã đưa Trung Quốc và Iran vào trung tâm lo ngại về an ninh của Mỹ; và 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến sẽ được chuyển đến đóng căn cứ tại Australia trước năm 2016.

Chuyến thăm châu Á bốn ngày của Tổng thống Obama là dịp để ông nhấn mạnh các khía cạnh mới trong chính sách châu Á của ông. Chuyến thăm “đánh dấu một sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo của nỗ lực tái cân bằng của chúng tôi”, ông Donilon cho biết.

“Tái cân bằng của chúng tôi được xác định vượt ra ngoài khuôn khổ quốc phòng. Nó sẽ tiếp tục được xác định bằng sự can dự sâu đậm hơn về kinh tế và chính trị”, Donilon nói thêm.

Phép thử Myanmar

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama - Hình 2

Obama và lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Sang Suu Kyi. Ảnh: AP

Trong bối cảnh khu vực như vậy, Myanmar có thể sẽ là phép thử đầu tiên về một sự hợp tác mà cả Bắc Kinh và Washington đều nói là họ muốn có ở châu Á-Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho cả hai cường quốc giúp phát triển đất nước này.

Myanmar lần đầu tiên phát đi tín hiệu về sự tách xa với Trung Quốc bằng một quyết định năm ngoái, mang tính tượng trưng, là sẽ dừng dự án xây đập Myitsone, một dự án thủy điện khổng lồ mà Trung Quốc đầu tư trên sông Irawaddy.

Tuy nhiên những thực tế kinh tế và chính trị cho thấy “nhiều thứ sẽ vẫn không thay đổi” trong quan hệ của Myanmar với nước láng giềng rộng lớn ở phía bắc, dù chính phủ có cải thiện quan hệ với Mỹ đến chừng nào.

Scott Harold, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Rand Corporation ở Washington, nói: “Dầu và khí của Myanmar nói chung xuất đi Trung Quốc, và vai trò của Trung Quốc trong công cuộc xây dựng cảng, đường sá và đường ống sẽ không thay đổi”.

“Trong bất cứ trường hợp nào thì Myanmar vẫn luôn ở sát cạnh một thị trường rất, rất lớn, một đất nước có những lợi ích kinh tế và quốc phòng quan trọng đến mức mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào của Myanmar cũng phải coi trọng”, ông nói.

‘Muốn cân bằng’

Myanmar “phải mở cửa cho Mỹ để có thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận”, ông Liu của Viện nghiên cứu Quốc tế ở Mỹ, nhận xét. “Tuy nhiên tôi không cho rằng họ sẽ xây dựng quan hệ của mình với Washington bằng cái giá phải trả là quan hệ với Trung Quốc. Cũng giống như tất cả các nước châu Á khác, họ cũng muốn có cân bằng”.

Ông Green, một cựu quan chức trong Hội đồng an ninh quốc gia, người đã đến thăm Myanmar năm ngoái, không cho rằng Myanmar sẽ “đứng vào hàng với Mỹ để kiềm chế hoặc hạn chế quyền lực của Trung Quốc”.

Ông dự đoán rằng, thay vào đó, “họ sẽ sử dụng Mỹ để tăng cường và cân bằng công cuộc phát triển kinh tế của họ”, thúc đầy đầu tư của Mỹ hoạt động song song với đầu tư của các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đây là những nước đã có nhiều công ty đang cạnh tranh ký các hợp đồng kinh tế với các công ty của Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc giờ đây đang cạnh tranh ảnh hưởng. Nhưng không một nước nào muốn bị cuốn vào một cuộc đối đầu Mỹ-Trung hoặc buộc phải lựa chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng các nước sẽ cho biết một cách rất rõ ràng khi bên này hay bên kia đi quá xa”, ông Green nói thêm.

Theo VNE

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 2

Các cây bút nghiên cứu chính trị và giới chóp bu quân sự Trung Quốc đang lên án Mỹ việc sử dụng nhiều "âm mưu và thủ đoạn tinh vi" để thực hiện chính sách cản trở con đường phát triển của Trung Quốc, dù đó là sự "phát triển trong hòa bình".

Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy chính Mỹ từng "hà hơi tiếp sức" cho sự lớn mạnh của quân đội nước này nói riêng và Trung Quốc nói chung. Thiếu những nền tảng ngoại lực ban đầu như vậy, Trung Quốc khó có thể đạt được những kết quả như hiện nay...

Kỳ 2: "Dưỡng hổ di họa"

"Thân Trung, bài Nga"

Lịch sử chính trị thế giới cho thấy có khi, chỉ bởi vài quan điểm cá nhân, thế cục đã có thể thay đổi. Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ, đó là những bộ não như Henry Kissinger và sau đó là "học trò" của ông - Ngoại trưởng Alexander Haig. Trong nội các Ronald Reagan (kế nhiệm Jimmy Carter), Haig được xem là nhân vật luôn ủng hộ mạnh mẽ chính sách thân Bắc Kinh. Haig muốn đặt dấu ấn riêng trên trang sử quan hệ Mỹ - Trung bằng việc thực hiện những bước đột phá để nâng quan hệ hai nước lên một cấp độ chiến lược mới, mà trọng tâm của nó là tăng tốc việc bán vũ khí giết người cho Trung Quốc cả về chất lẫn lượng. Haig tin rằng, chỉ khi như vậy, Mỹ mới có thể cân bằng được sức mạnh quân sự Liên Xô.

Quan điểm của Haig cũng được chia sẻ bởi một số người trong bộ máy quân đội Mỹ. Bản nghiên cứu về mối quan hệ an ninh chiến lược với Trung Quốc năm 1981 của Bộ tổng Tham mưu quân đội Hoa Kỳ kết luận rằng, Trung Quốc "đang đóng góp đáng kể" cho "sự cân bằng toàn cầu". Tuy nhiên, một lần nữa, Quốc hội và một số tướng lĩnh Lầu Năm Góc vẫn dè dặt việc mở rộng cửa và cung cấp cho Trung Quốc những kỹ thuật quân sự tiên tiến. Với Haig, đó là những ý kiến "thiển cận", xuất phát từ hạng người có "tư duy bàn giấy" và "đầu óc hẹp hòi"...

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 2 - Hình 1
Chủ tịch Giang Trạch Dân (và Tổng thống Bill Clinton) trong chuyến công du Mỹ cuối năm 1997 (chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc kể từ sự kiện Thiên An Môn)

Sự vận động liên tục của Haig cuối cùng cũng có kết quả, dù khiêm tốn. Năm 1983, Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger tuyên bố, trong số những bước đi mới được thiết kế nhằm tăng cường quan hệ quân sự song phương Mỹ - Trung, Washington sẽ sẵn lòng bán những hệ thống "vũ khí phòng ngự" cho Bắc Kinh. Và trong nửa sau thập niên 80 của thế kỷ trước, Washington cũng đồng ý bán cho Trung Quốc ngư lôi, radar chiến thuật, thiết bị máy móc để sản xuất vỏ đại bác và hệ thống điện tử cho thiết bị đánh chặn của chiến đấu cơ. Giới chức Mỹ thậm chí còn bày tỏ việc sẵn lòng thảo luận việc bán hệ thống tên lửa chống tăng, hệ thống dò âm chống tàu ngầm, động cơ turbine khí cho tàu chiến và hệ thống tên lửa không đối không.

Tóm lại, Washington đã chuẩn bị bán một số mặt hàng quân sự với số lượng lớn cho Trung Quốc. Sau chuyến công du Trung Quốc của Weinberger năm 1983, một loạt trao đổi qua lại giữa giới chức dân sự lẫn quân sự ở mọi cấp bậc của hai nước liên tục diễn ra. Không chỉ dự tính tổ chức các cuộc phối hợp tập trận hải quân giữa hai quân đội, Mỹ còn háo hức đề xuất ý kiến triển khai máy bay chiến thuật đến những căn cứ gần Vladovostok; phát triển "những hệ thống phòng không và cảnh báo sớm", xin được phép tiếp liệu cho vận tải cơ Mỹ mang hàng hóa cung cấp cho lực lượng "kháng chiến quân" Afghanistan trong cuộc chiến chống Liên Xô...

Tuy nhiên, thời cuộc lại thay đổi và ảnh hưởng của nó là sự tái nhận thức về các mối quan hệ. Giữa thập niên 80, Liên Xô đang lún sâu vào hỗn loạn nội bộ, trong làn sóng cải tổ của Mikhail Gorbachev. Nhận định rằng, Moskva không còn là kẻ thù và là mối đe dọa an ninh lớn đối với mình, Bắc Kinh bắt đầu muốn cải thiện quan hệ với Moskva để tận dụng quan hệ quân sự lẫn kinh tế. Dù sao, hai nước cũng từng có những mối liên hệ chặt chẽ thời thập niên 50 của thế kỷ trước. Việc tái nhận thức trong chiến lược quan hệ với Liên Xô khiến Bắc Kinh "tế nhị" đẩy quan hệ với Mỹ xuống một... tầm thấp hơn. Thế là thay vì hăm hở sắm "đồ chơi" Mỹ, Trung Quốc đã bỏ qua (cơ hội ngàn vàng này) và chỉ mua vài thứ tượng trưng. Những kế hoạch hợp tác quân sự song phương như nói ở trên cũng bị bỏ xó...

con bài cũ

Năm 1989 đã xảy ra hai sự kiện kinh thiên động địa khiến Mỹ bắt đầu giảm dần, dù rất chậm mối quan hệ với Trung Quốc. Thứ nhất đó là sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 và tiếp đó là sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11. Cả hai sự kiện đều mang lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với chính sách đối ngoại của Mỹ lẫn Trung Quốc. Với Mỹ, sự tan rã của các nước Đông Âu khiến điểm tựa Liên Xô không còn đã dẫn Washington đến những phác thảo mới cho chủ trương đối ngoại. Có một điều đến nay không thể giải thích là tại sao dù chiến lược cân bằng với Liên Xô không còn cần thiết nhưng Washington, bất chấp sự kiện Thiên An Môn, vẫn duy trì quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc.

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 2 - Hình 2
Dù chỉ trích Bill Clinton về chính sách đối với Trung Quốc nhưng George W. Bush cũng áp dụng con đường chẳng khác mấy so với chính phủ tiền nhiệm (trong ảnh là vợ chồng Tổng thống George W. Bush và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008)

Vài tháng sau, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Lawrence Eagleburger đệ trình Quốc hội một danh sách những phạm vi "sống còn" mà Mỹ cần tiếp tục thực hiện trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Eagleburger giải trình rằng, dù Liên Xô sụp đổ, nhưng những "giá trị chiến lược" với Bắc Kinh vẫn không thể vì thế mà từ bỏ. Do đó, Bắc Kinh và Washington cần tiếp tục chia sẻ nhiều mối quan tâm mới, qua những chương trình hợp tác mới, trong bối cảnh chính trị mới. Theo quan điểm Eagleburger cũng như một số giới chức hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, Washington bây giờ cần hỗ trợ để đưa Trung Quốc tiếp cận và gắn kết sâu hơn vào các hệ thống định chế quốc tế. Một cách tinh vi, đó là cách thuần hóa một con cọp đang mọc nanh.

Chính sách này xuất hiện ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Bill Clinton. Năm 1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố Washington sẽ theo đuổi chính sách "hợp tác toàn diện" với Trung Quốc - như Tổng thống Bill Clinton đã trình bày: "Chúng tôi sẽ có nhiều mối liên hệ hơn. Chúng tôi sẽ giao thương nhiều hơn. Chúng tôi sẽ hợp tác quốc tế nhiều hơn". Nói cách khác, Mỹ đã phát quang dọn đường đưa Trung Quốc lên vũ đài quốc tế, với hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với những nghị sự thế giới và những vấn đề toàn cầu (chẳng hạn ô nhiễm môi trường), cũng như sẽ hành xử biết điều, biết luật hơn, với những xung đột khu vực... Mỹ đã tạo ra một ảo tưởng cho Trung Quốc rằng, họ bây giờ là một cường quốc.

Đặt Trung Quốc lên chiếc ghế định chế quốc tế không chỉ buộc Trung Quốc phải "ăn ở" cho ra "tư cách người lớn" mà cũng là một cách để có thể giám sát và thậm chí khống chế Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Mỹ dành cả nửa sau của thập niên 90 để vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000, George W. Bush chỉ trích nội các tiền nhiệm đã "dung túng" và "nuông chiều" Trung Quốc thái quá. Với Bush, Trung Quốc không thể là "đối tác chiến lược" mà phải là "đối thủ chiến lược". Dù vậy, thế cờ đã được bày, trong một thời gian dài như thế, làm sao có thể gỡ một sớm một chiều. Cuối cùng, dưới áp lực của giới doanh nghiệp và tài phiệt Mỹ, Bush cũng buộc phải áp dụng chính sách đối với Trung Quốc chẳng khác thời Bill Clinton bao nhiêu...

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc Kỳ 2 - Hình 3
Ngoại trưởng Alexander Haig và người đồng cấp Hoàng Hoa tại Sân bay Bắc Kinh (tháng 6/1981)

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, những gì được thiết lập trước năm 1989 đã không bao giờ được tái lập. Mỹ bắt đầu nhận ra rằng, Trung Quốc đang từng bước trở thành một mối họa đối với an ninh và quyền lợi Mỹ. Sự nhận thức này diễn ra rất chậm. Trước năm 1996, giới chức quân sự Mỹ vẫn còn chưa quan tâm sự phát triển quân sự Trung Quốc. Họ chỉ nghĩ Trung Quốc đang mải mê lo làm giàu, thế thôi. Trong khi đó, một sự nhận chân toàn bộ về thực trạng quân sự non kém của mình lại đang sôi sùng sục tại Trung Quốc, từ khi họ chứng kiến sức mạnh kinh khủng của Mỹ phô diễn ở cuộc chiến vùng vịnh 1991. Trung Quốc bắt đầu âm thầm tăng tốc đầu tư quân sự, trước sự thờ ơ của Mỹ.

Tất cả chỉ thay đổi vào năm 1996, khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên. Trung Quốc đã gây sức ép Đài Bắc bằng cách triển khai dàn tên lửa chĩa thẳng về Đài Loan. Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Mỹ mới nhận ra một hiểm họa chiến tranh thật sự tại châu Á đến từ Trung Quốc. Lập tức sau đó, tình báo Mỹ bắt đầu theo dõi hoạt động quân sự Trung Quốc. Kết quả thật đáng lo ngại, nếu không nói là đầy tính cảnh báo. Hóa ra quân đội Trung Quốc đã mạnh hơn Mỹ nghĩ rất nhiều. Trước sự kiện 1996, CIA gần như chẳng đếm xỉa đến Trung Quốc.

Trong báo cáo các mối đe dọa toàn cầu vào tháng 2/1996, Giám đốc CIA John Deutch trình bày ngắn gọn: "Chúng ta vẫn biết rất ít về giới lãnh đạo tương lai Trung Quốc cũng như kế hoạch của họ". Một năm sau, sau vụ khủng hoảng Đài Loan, người kế nhiệm Deutch, George Tenet, bắt đầu "la thất thanh": "Những hành động và tuyên bố của Trung Quốc cho thấy họ quyết tâm thể hiện mình như một sức mạnh đỉnh cao ở Đông Á". Đến năm 1998, Tenet tin chắc rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc "có một mục tiêu rõ ràng: biến nước họ thành một sức mạnh chủ yếu ở Đông Á cũng như là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngang hàng Mỹ vào giữa thế kỷ XXI".

Sau những năm tháng tận tình nuôi lớn con cọp dữ và bây giờ nó không những không bị thuần hóa mà còn bắt đầu tính quay sang đớp chủ, Mỹ đã bắt đầu biết "hối" rồi chăng? Đã quá muộn!

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự UkraineÔng Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine
06:10:11 23/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngàyHàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường họcÔng Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHOTrung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO
16:46:37 22/01/2025
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự doBí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do
11:57:53 23/01/2025
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"
11:36:24 23/01/2025

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha'Hoàng tử' Barron Trump gây sốt trong lễ nhậm chức của cha
06:41:33 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước raThảm đỏ hot nhất hôm nay: Trấn Thành gây sốt vì "cưa sừng làm nghé", 1 nàng hậu xinh như công chúa xé truyện bước ra
07:25:14 24/01/2025

Tin mới nhất

Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

Xả súng tại trường học ở Tennessee khiến 2 người thiệt mạng

09:34:11 24/01/2025
Các nạn nhân bao gồm một nữ sinh và chính nghi phạm vụ xả súng. Ngoài ra, có hai học sinh khác bị thương, một người bị vết đạn sượt qua và người còn lại không phải bị thương do trúng đạn mà do ngã.
Quốc hội Ireland bầu ông Micheal Martin làm Thủ tướng

Quốc hội Ireland bầu ông Micheal Martin làm Thủ tướng

09:30:48 24/01/2025
Trước đó một ngày, Quốc hội Ireland đã phải tạm dừng phiên họp 2 lần vì những tranh cãi căng thẳng do các đảng đối lập gây ra, khiến tiến trình bầu chọn Thủ tướng phải kéo dài qua đêm.
Trung Quốc xác nhận không có bất thường trong các mẫu nước gần Fukushima

Trung Quốc xác nhận không có bất thường trong các mẫu nước gần Fukushima

09:14:18 24/01/2025
Liên quan đến việc nối lại nhập khẩu hải sản của Nhật Bản, người phát ngôn Mao Ninh cho biết việc này phụ thuộc vào nhiều dữ liệu khoa học thu được từ các lần khảo sát độc lập của Trung Quốc.
Điện Kremlin: Nga sẵn sàng đối thoại bình đẳng với Mỹ

Điện Kremlin: Nga sẵn sàng đối thoại bình đẳng với Mỹ

09:12:26 24/01/2025
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một bài viết trên Truth Social, đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Những động thái đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump ở Trung Đông

Những động thái đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump ở Trung Đông

08:44:36 24/01/2025
"Tôi đã thăm Saudi Arabia lần trước vì họ đồng ý mua 450 tỷ USD sản phẩm của chúng ta. Tôi nói tôi sẽ làm điều đó nhưng các bạn phải mua sản phẩm của Mỹ và họ đã đồng ý", ông Trump nói, đề cập đến chuyến thăm Saudi Arabia vào năm 2017.
Sơ tán trên 31.000 người do đám cháy rừng mới ở Los Angeles

Sơ tán trên 31.000 người do đám cháy rừng mới ở Los Angeles

08:41:17 24/01/2025
Trong một cuộc họp báo, cảnh sát trưởng hạt Los Angeles, ông Robert Luna, cho biết chính quyền địa phương đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với khoảng 31.000 người. Ngoài ra, khoảng 23.000 người khác được khuyến cáo đi sơ tán.
Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

Ukraine tiết lộ "tối hậu thư" của Nga, quyết không nhượng lãnh thổ

07:10:16 24/01/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không đồng ý với bất kỳ sự thỏa hiệp nào liên quan đến các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát.
"Hỏa thần nhiệt áp" Nga ra đòn, nhằm thẳng cứ điểm Ukraine ở Kursk

"Hỏa thần nhiệt áp" Nga ra đòn, nhằm thẳng cứ điểm Ukraine ở Kursk

06:52:06 24/01/2025
Pháo phản lực phóng loạt TOS-1A được đưa vào hoạt động từ những năm 1987 và là một trong những vũ khí uy lực nhất trong kho pháo binh của quân đội Nga.
Ông Marco Rubio: Từ đối thủ của ông Trump tới Ngoại trưởng Mỹ

Ông Marco Rubio: Từ đối thủ của ông Trump tới Ngoại trưởng Mỹ

06:42:52 24/01/2025
Ngày 20/1, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa lãnh đạo xác nhận ông Marco Rubio trở thành Ngoại trưởng mới của Mỹ theo đề cử của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Hàn Quốc phân trần khi trình diện ở phiên tòa luận tội

Tổng thống Hàn Quốc phân trần khi trình diện ở phiên tòa luận tội

06:40:19 24/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phân trần về sắc lệnh thiết quân luật mà ông ban bố tháng trước trong phiên tòa luận tội.
Liên hợp quốc huy động 1,4 tỷ USD hỗ trợ Somalia trong năm 2025

Liên hợp quốc huy động 1,4 tỷ USD hỗ trợ Somalia trong năm 2025

06:38:49 24/01/2025
Ghi nhận hầu hết các ca tử vong ở miền Nam và miền Trung, trong khi khu vực Đông Bắc có tỷ lệ tử vong tương đối thấp, dù tình trạng mất an ninh lương thực cao.
Kiev phát hiện Nga triển khai chiến thuật quân sự tinh vi nhằm vào Ukraine

Kiev phát hiện Nga triển khai chiến thuật quân sự tinh vi nhằm vào Ukraine

06:34:42 24/01/2025
Tên lửa Kh-55SM thường được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên, theo trang tin quân sự Defense Express của Ukraine, Nga đã sử dụng đầu đạn giả không nổ.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị: Lặn tìm người đàn ông đuối nước ở cầu Kênh

Quảng Trị: Lặn tìm người đàn ông đuối nước ở cầu Kênh

Tin nổi bật

12:30:06 24/01/2025
Vào lúc 14 giờ 25 ngày 23.1, Công an H.Triệu Phong nhận được tin báo có người nghi bịđuối nướctại khu vực cầu Kênh (thôn Đông Tâm 1, xã Triệu Tài, H.Triệu Phong).
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/1/2025: Tỵ tiêu cực, Mùi thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/1/2025: Tỵ tiêu cực, Mùi thuận lợi

Trắc nghiệm

12:24:31 24/01/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/1/2025, Tỵ hãy tự tin hành động, Mùi không nên chủ quan.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/1/2025 cho thấy người tuổi Tý
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.
Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Từ trong tù, Diddy "phản công" cực căng trước thông tin lộ băng sex với loạt sao nổi tiếng

Sao âu mỹ

11:11:18 24/01/2025
Vào ngày 23/1, Page Six đưa tin Diddy đã đệ đơn kiện phỉ báng đối với luật sư Courtney Burgess, quản lý âm nhạc Ariel Mitchel và Nexstar Media Inc. - đơn vị điều hành NewsNation.
7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại "mời gọi" ung thư

7 chiếc nồi mẹ tôi nhất quyết vứt đi: Loại khó nấu, loại sinh độc hại "mời gọi" ung thư

Sáng tạo

11:09:27 24/01/2025
Hôm trước mẹ ghé nhà tôi chơi, sau khi đi 1 vòng quanh bếp liền chỉ tay vào mấy cái nồi và phán ngay: Con hãy loại bỏ những thứ này! . Mẹ đã nấu ăn mấy chục năm và từng thử qua mọi loại nồi, cái nào dùng dở là biết ngay.
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Sức khỏe

10:08:59 24/01/2025
Các anthocyanin có trong bắp cải không chỉ giúp chống viêm. Nghiên cứu cho thấy chúng làm tăng thêm lợi ích sức khỏe của bắp cải bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhóm nữ từng nhận được sự yêu thích bùng nổ khắp thế giới, giờ trở thành "nạn nhân" hay ăn vạ gây phiền nhất Kpop

Nhạc quốc tế

10:02:19 24/01/2025
Đang đứng hiên ngang trên đỉnh vinh quang, sư nghiệp của NewJeans bất ngờ lao đao xuống dốc khi trở thành tâm điểm vụ bê bối tranh chấp giữa tập đoàn HYBE và Min Hee Jin.
Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Sắc vóc trẻ trung, quyến rũ của Á hậu Thụy Vân

Người đẹp

10:00:06 24/01/2025
Ở độ tuổi U40, Á hậu Thụy Vân vẫn sở hữu sắc vóc ngày càng trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ. Á hậu Thụy Vân vẫn giữ được body gọn gàng, đường cong chuẩn mực và nhan sắc cực phẩm.
Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy

Thiều Bảo Trâm "khóa môi" với một chị đẹp, mong chồng tương lai không bao giờ nhìn thấy

Sao việt

09:59:21 24/01/2025
Khoảnh khắc Thiều Bảo Trâm khóa môi một chị đẹp đã lập tức gây bão cõi mạng và khiến cho chính chủ cũng phải lên tiếng giải thích.