Trung Quốc thâu tóm cty làm màn hình cho Apple của Nhật
Bơm 232 tỷ yên (2,1 tỷ USD) vào Japan Display, nhà sản xuất màn hình của Nhật Bản cho Apple, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp này.
Trước đó, các nỗ lực hỗ trợ tài chính công của Nhật Bản đã thất bại trong việc giúp Japan Display giảm sự phụ thuộc vào Apple, công ty thời gian qua đã bán không được tốt các sản phẩm iPhone khiến Japan Display lao đao.
Thỏa thuận mới này giúp cho những người mua lại số cổ phiếu của quỹ INCJ, một quỹ đầu tư do Chính phủ Nhật đứng đằng sau, trở thành các cổ đông chính của công ty sản xuất màn hình, với 49,8% cổ phần và điều này cũng chấm dứt các nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Nhật Bản trong việc ngăn chặn các nhà sản xuất màn hình cuối cùng của nước này rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm bên mua, bao gồm nhà sản xuất màn hình phẳng Đài Loan TPK Holding, tập đoàn đầu tư Trung Quốc Harvest Group, sẽ bơm 80 tỷ yên để mua lại cổ phiếu và trái phiếu của Japan Display.
Video đang HOT
Japan Display chấp nhận đánh đổi để được cứu trợ
INCJ cũng tham gia việc cứu trợ bằng cách hoán đổi khoản nợ tương đương 75 tỷ yên sang cổ phiếu của công ty này và tiếp tục gia hạn một khoản nợ lớn khác lên tới 77 tỷ yên cho công ty.
Sau thỏa thuận này, số cổ phần của INCJ tại Japan Display giảm từ mức 25,3% xuống còn 12,7%. Tuy nhiên, thỏa thuận này khả năng vẫn có thể bị xem xét lại nếu bị coi là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington đang xiết chặt lại các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Japan Display và đối thủ của họ – Sharp từng thống trị về công nghệ màn hình. Tuy nhiên, những năm gần đây, cả hai đều chật vật cạnh tranh với các đối thủ châu Á linh hoạt hơn.
Đầu những năm 2000, Hàn Quốc và Đài Loan nhanh chóng giành quyền kiểm soát thị trường, thông qua những khoản đầu tư khổng lồ. Thị phần của Nhật Bản nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 20%.
Năm 2012, chính phủ Nhật thông qua quỹ đầu tư nhà nước INCJ đã hợp nhất bộ phận màn hình LCD của Sony, Toshiba và Hitachi thành Japan Display với niềm hy vọng đây sẽ là chìa khóa để khôi phục vị thế của Nhật trong thị trường màn hình. Họ đã xây dựng một cơ sở hiện đại ở tỉnh Chiba. Tuy nhiên, đã quá muộn cho ông vua một thời.
Chính phủ Trung Quốc đổ tiền tấn cho các công ty nội đầu tư vào sản xuất hàng loạt. Giá tấm nền LCD rớt nhanh sau đó, khiến doanh thu của Japan Display ngày càng giảm. Cùng với đó, họ còn phải cạnh tranh về quy mô sản xuất mà thực sự thì không thể lại được với Trung Quốc.
Theo đất việt
Thêm một ứng dụng giao hàng ra mắt tại thị trường Việt Nam
Sáng 8.4, Công ty cổ phần ADiDi chính thức đưa ứng dụng giao hàng ra thị trường.
ADiDi tập trung vào giao nhận hàng điện máy - Ảnh: M.P
Ứng dụng ADiDi có các dịch vụ gồm giao hàng, giao hàng và lắp đặt, bảo hành sửa chữa và thuê kho chia sẻ. Trong đó, dịch vụ cốt lõi của ứng dụng này là giao hàng và lắp đặt, tập trung cho thị trường hàng điện tử, điện máy và điện gia dụng.
Theo ông Trần Thế Vinh, Tổng giám đốc Công ty ADiDi, hiện tại, thị trường bán lẻ nhóm hàng điện máy có gần 3.000 siêu thị của các chuỗi bán hàng hiện đại, gần 10.000 cửa hàng truyền thống và các kênh online. Để cạnh tranh, các nhà bán lẻ luôn tính toán những giá trị: chi phí, bảo hành, chất lượng dịch vụ và kiểm soát giá cả... ở mức thấp nhất. Nhưng đồng thời các cửa hàng cũng phải chấp nhận đầu tư đội ngũ để thực hiện các khâu của quy trình kinh doanh từ nhận đơn hàng đến giao hàng, lắp đặt, bảo hành và hỗ trợ bảo hành. Điều này cũng khiến cho cửa hàng bị tăng chi phí trong hoạt động. Vì vậy, ứng dụng ADiDi sẽ là cầu nối những nguồn lực sẵn có như đối tác giao hàng, đội ngũ nhân viên lắp đặt cũng như kết nối hệ thống bảo hành của các hãng trên toàn quốc. Từ đó các nhà bán lẻ chỉ tập trung vào khâu bán hàng, tối ưu hiệu quả hoạt động của mình.
ADiDi đã hoàn thiện các dịch vụ giao hàng từ kích thước nhỏ (tai nghe, smartphone...) đến cồng kềnh (tủ lạnh, tivi, máy lạnh...) và kèm theo chức năng thu hộ lên đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, với những sản phẩm cần lắp đặt thì đội ngũ nhân viên ADiDi cũng sẽ nhận thực hiện. Khách hàng cũng dễ dàng tìm kiếm những trung tâm bảo hành của tất cả các thương hiệu đang có mặt tại Việt Nam như Samsung, Sony, LG, Daikin, Toshiba, Panasonic... để giúp tiết kiệm thời gian. Mức phí của các dịch vụ đều được hiển thị ngay trên ứng dụng để người dùng có thể chấp nhận. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 2.000 lượt tải ứng dụng này, trong đó có hơn 100 khách hàng doanh nghiệp sử dụng.
Ông Trần Thế Vinh chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển thêm dịch vụ hướng đến phục vụ nhu cầu về sản phẩm gia dụng cho hộ gia đình. Ví dụ như khi cần mua và thay thế bóng đèn, vòi nước bị hư hỏng..., khách hàng có thể vào ngay ứng dụng ADiDi để đặt mua và có nhân viên giao hàng cùng lắp đặt ngay. Hơn nữa, khi sử dụng dịch vụ này cả khách hàng và các nhà bán lẻ hàng điện tử, hàng điện máy sẽ dễ dàng kết nối với nhau. Khi đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát được quá trình thực hiện và đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên. Từ đó giúp cho các công ty, cửa hàng cũng cải tiến và đảm bảo được chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tăng sức cạnh tranh nhiều hơn. Sau TP.HCM, ứng dụng ADiDi cũng sẽ ra mắt tại Đà Nẵng và Hà Nội.
Theo Thanh Niên
Japan Display sẽ cung cấp màn hình OLED cho Apple Watch Series 5 Theo hãng tin Reuters, Japan Display Inc sẽ bắt đầu cung cấp màn hình OLED cho Apple Watch vào cuối năm nay. Thỏa thuận sẽ đánh dấu sự đột phá của Japan Display vào thị trường màn hình OLED. Đây thực sự là tin tốt đối với Japan Display, khi hơn 50% doanh thu tháng 3/2018 của công ty này đến từ Apple....