Trung Quốc thắt chặt chi tiêu: Quan chức phải xài hàng rẻ?
Chính phủ ông Tập Cận Bình yêu cầu quan chức Trung Quốc mua vé máy bay giảm giá cho các chuyến đi công tác như một phần chiến dịch chống lãng phí.
Theo đó, các quy định mới cấm các quan chức Trung Quốc đi máy bay với giá gốc và buộc các hãng hàng không nội địa giảm giá vé ít nhất là 12%. Nhân viên chính phủ cũng được yêu cầu phải sử dụng các hãng hàng không nội địa trong hầu hết các chuyến ra nước ngoài, theo quy định của Bộ Tài chính và Cơ quan Hành chính Dân sự Trung Quốc, ngày 22/4.
Trong trường hợp các hãng hàng không nội địa không cung cấp các chuyến bay quốc tế trực tiếp, các quan chức nên sử dụng một hãng hàng không nội địa đến một quốc gia láng giềng và chuyển sang một hãng hàng không nước ngoài để đến quốc gia cần tới.
Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6. Tuy nhiên, rất khó để ước tính tác động của quy định mới này với ngành hàng không, một người trong ngành này cho biết.
Trung Quốc yêu cầu quan chức mua vé máy bay giảm giá trong các chuyến công tác. Ảnh: Wikipedia
“Thật khó để đánh giá các tác động đối với các hãng hàng không ngay bây giờ vì nó còn phụ thuộc vào việc chính sách trên được thực hiện như thế nào” – ông Wang Jian, đại diện hãng hàng không China Eastern Airlines, nhận định.
Trước đó, ngày 18/3, Tân Hoa xã dẫn một thông tư cho biết chính quyền “không được phép tổ chức những buổi tiệc lớn hoặc ăn uống thừa mứa dưới danh nghĩa tổ chức hội nghị hay tập huấn”. Các căng tin và nhà hàng dành cho công chức đã được yêu cầu cung cấp những khẩu phần thực phẩm “đơn giản nhưng lành mạnh” và trưng khẩu hiệu “tiết kiệm thực phẩm” ở những nơi dễ nhìn thấy.
Năm 2013, chính quyền Bắc Kinh đã banh hành lệnh cấm xây dựng các trụ sở hành chính mới trong vòng 5 năm, cấm các đài truyền hình, phát thanh quảng cáo những loại quà tặng xa xỉ, đắt tiền như đồng hồ, bộ sưu tập tem hiếm, đồng xu vàng…, cấm “mềm”, tức hạn chế việc mua sắm các xe hơi đắt tiền làm xe công.
Hồi tháng 12/2012, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã ban hành những quy định về tiết kiệm, yêu cầu các quan chức cải thiện lề lối làm việc, hạn chế chi tiêu quá mức.
Cụ thể, các bữa tiệc chiêu đãi quan chức quốc phòng cấp cao nước này sẽ không được phép có những món “sơn hào hải vị”, các địa phương không được treo băng rôn chào mừng, trải thảm đỏ, lẵng hoa, trình diễn văn nghệ chào mừng, quà lưu niệm đắt đỏ, lính đứng xếp hàng trong các lễ đón quan chức cấp cao của Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Quan chức vẫn phớt lờ lệnh cấm?
Video đang HOT
Thông tin trên được đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi tháng 12/2013 cho biết, theo phản ánh của CCTV, nhiều quan chức cao cấp thường xuyên lui tới các điểm ăn nhậu tư nhân xa xỉ ở Bắc Kinh, chi tiêu lãng phí công quỹ.
Các nhà hàng sang trọng này vẫn thường xuyên đón nhiều quan chức cao cấp, kể cả cấp bộ dù Trung Quốc trước đó đã ban hành luật cấm để chống tham nhũng, lãng phí.
Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 1/5/2013 cho biết, nhằm né tránh chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức Trung Quốc về nông thôn tắm hơi, các loại rượu ngon hay thuốc lá đắt tiền cũng được giấu trong những vỏ bọc đơn giản.
Tờ báo cũng dẫn ra nhiều cách che đậy cuộc sống xa xỉ của một số cán bộ hiện nay như họ dùng chai nước khoáng để đựng rượu đắt tiền hay lấy lại vỏ bao thuốc lá rẻ tiền để che giấu thuốc lá đắt tiền…
Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến cho nhiều cán bộ không còn dám thường xuyên đến các nhà hàng sang trọng ăn nhậu hay tổ chức tiệc tùng, hội hè. Nhưng họ lại “lách luật” bằng cách tổ chức các bữa tiệc ở các câu lạc bộ tư nhân hoặc thậm chí là ở ngay nhà ăn của các cơ quan nhà nước.
Theo thống kê của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trong tháng 10/2013, có 19.896 người trong 17.380 vụ vi phạm điều cấm, trong đó 4.675 đối tượng đã bị thi hành kỷ luật đảng.
Theo Báo Đất Việt
BTQP Mỹ tới Trung Quốc: "không thắt chặt mà đào sâu khoảng cách"
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tới Trung Quốc không khiến quan hệ được thắt chặt mà lại đào sâu khoảnh cách 2 cường quốc qua hàng loạt mâu thuẫn.
Trao đổi thẳng thắn đào sâu khoảng cách?
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Trung Quốc đã đào sâu thêm khoảng cách giữa 2 bên khi ông này tranh cãi với người đồng cấp Trung Quốc trên nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh với các nước láng giềng, chương trình trên lửa của Triều Tiên và hoạt động gián điệp trên mạng.
Trước đó, ông Hagel và người đồng cấp - tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi có thêm đối thoại giữa 2 cường quốc. Nhưng người Mỹ vẫn nhận được nhiều câu hỏi "thù địch" trong văn phòng của các quan chức Quân đội Nhân dân Trung Hoa.
Một quan chức Trung Quốc cho rằng, ông Hagel và Mỹ lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc nên đã sử dụng các nước láng giềng để cản đường Bắc Kinh trước khi nước này trở thành một thách thức khó giải quyết của Mỹ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc phủ nhận việc Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc nhưng ông Hagel vẫn gặp các câu hỏi khó thay vì thái độ chào mừng như người tiền nhiệm Leon Panetta nhận được vào năm 2011.
Theo Tân Hoa Xã, ông Hagel cũng nhận được sự khiển trách thẳng thừng từ Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ngày 8/4/2014.
Viện dẫn những lời bình luận gay gắt trước đó của ông Hagel trong chuyến thăm tới châu Á, tướng Phạm Trường Long cho biết người Trung Quốc bao gồm cả ông này đều không hài lòng với những lời nhận xét đó.
Tuy nhiên, thư ký phụ trách báo chí của ông Hagel cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đã trao đổi quan điểm rất thẳng thắn.
Trong buổi phát biểu tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, ông Hagel đã chỉ trích việc Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên cũng như việc Bắc Kinh tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng nhỏ hơn tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với Nhật và Philippines, ông Hagel nhấn mạnh về liên minh quân sự với Nhật cũng như các nước châu Á khác cho biết: "Cam kết của chúng tôi với các nước đồng minh trong khu vực rất vững chắc".
"Mỹ cần kiềm chế đồng minh"
Nhật và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông làm dấy lên lo ngại về cuộc xung đột vũ trang giữa các quyền lực châu Á. Ở Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với đồng minh khác của Mỹ là Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đổ lỗi cho các đồng minh Mỹ bao gồm Nhật và Philippines về căng thẳng tăng cao và cho rằng Washington cần hạn chế các nước này. Bắc Kinh hi vọng Washington sẽ giữ Tokyo trong giới hạn, tướng Thường Vạn Toàn cho hay trong cuộc họp báo chung.
Đường màu đỏ là đường đánh dấu vùng bị Trung Quốc cho rằng là lãnh thổ của nước này.
Ông Thường Vạn Toàn cho biết, chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả quần đảo tranh chấp với Nhật là vấn đề cốt lõi và Trung Quốc không thỏa hiệp về vấn đề này. Nhưng ông này cũng cho biết Trung Quốc sẽ không chủ động khuấy lên mẫu thuẫn mới trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh từng đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông bao gồm cả quần đảo tranh chấp và vấp phải sự lên án từ Washington.
Ông Hagel cho rằng, các nước có quyền lập ADIZ nhưng việc lập khu vực này không tham vấn các chính phủ khác có thể dẫn dến sự hiểu lầm và xung đột.
Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc đóng góp nhiều hơn đối với vấn đề Triều Tiên và cảnh báo Bắc Kinh có thể làm tổn hại đến vị thế quốc tế của Trung Quốc khi nước này không kiềm chế được Triền Tiên.
An ninh mạng: kẻ cắp gặp bà già?
Bắc Kinh và Washington cũng có đối thoại xung quanh vấn đề an ninh mạng. Ông Hagel cho biết, Lầu Năm Góc lần đầu tiên chia sẻ học thuyết chiến tranh mạng với các quan chức Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc làm điều tương tự.
Theo ông Hagel, Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc người Trung Quốc sử dụng Internet để thâm nhập, trộm cắp sở hữu trí tuệ cũng như thực hiện hoạt động gián điệp.
Mỹ đã đầu tư rất nhiều cho bộ chỉ huy tác chiến mạng sau khi nghi ngờ Quân đội Trung Quốc đứng đằng sau cuộc tấn công mạng vào mạng lưới chính phủ cũng như các tập đoàn Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã đạo đức giả khi cho rằng cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cũng thực hiện các hành động gián điệp tương tự bao gồm cả vụ đột nhập vào mạng lưới của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.
Trước đó, các sĩ quan Trung Quốc đã đưa ông Hagel lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh ở căn cứ Thanh Đảo. Ông Hagel đã bày tỏ lòng biết ơn về chuyến thăm tàu Liêu Ninh và gọi đây là bước đi hứa hẹn.
Theo Kiến thức
Tổng thống Pháp độc thân đầu tiên tới thăm nước Mỹ Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt đầu chuyến thăm tới Mỹ hôm 10/2 nhằm thắt chặt mối quan hệ lịch sử giữa hai đồng minh lâu năm khi những rùm beng quanh chuyện tình cảm vẫn chưa được giải quyết. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra đón Tổng thống Hollande từ máy bay Boeing-757 tại Căn cứ Không quân Andrews. Sau đó,...