Trung Quốc ‘thanh tẩy’ cực mạnh internet
Trước thềm Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc kinh và Tết Nguyên đán 2022, cơ quan an ninh mạng Trung Quốc thực hiện chiến dịch triệt phá các nội dung trực tuyến bất hợp pháp.
Theo CNN, cơ quan an ninh mạng Trung Quốc tổ chức chiến dịch ‘thanh tẩy’ internet, kéo dài trong 1 tháng với mục tiêu “vì một môi trường trực tuyến lành mạnh, hạnh phúc và hòa bình”.
Không chỉ trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, chiến dịch này còn liên quan đến Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh trong tháng 2 tới. Đây là một sự kiện thể thao quốc tế lớn tổ chức tại Trung Quốc. Qua đó, chính phủ Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh đất nước Trung Quốc mạnh mẽ, thống nhất.
Trung Quốc siết chặt internet trước Tết Nguyên đán và Thế vận hội Olympic 2022
Video đang HOT
Trong chiến dịch này, cơ quan an ninh mạng Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ trang chủ của các trang web truyền thông then chốt, các danh sách tìm kiếm, các cửa sổ dạng nổi lên (pop-up) và những trang nội dung tin tức quan trọng. Tất cả những nội dung kích động bạo lực, khiêu dâm, không phù hợp thuần phong mỹ tục hoặc đề cập đến các vấn đề tiêu cực sẽ bị loại bỏ để mang đến ‘một không gian mạng tích cực’.
Bên cạnh đó, các tin đồn trên mạng, những ngôi sao ‘phạm pháp, vô đạo đức’, cũng như các hành vi khoe của, ăn uống phung phí hay liên quan đến bói toán, cũng nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh mạng.
Trước đây, chính phủ Trung Quốc cũng đã nỗ lực kiểm soát chặt internet và xử lý những vấn đề được cho là tiêu cực trên không gian mạng, với quyết tâm xóa sổ những nội dung ‘không lành mạnh’…
Trung Quốc thu hút người dùng nhân dân tệ điện tử trước thềm Tết Nguyên đán
Trung Quốc thực hiện nhiều động thái mới để thuyết phục người dùng dùng thử nhân dân tệ điện tử ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2022 và Olympics mùa đông.
Quốc hội Trung Quốc khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY) trong giao dịch bán lẻ, thanh toán hóa đơn điện nước hay dịch vụ công. Dù các giải pháp thương mại đang thống trị thanh toán điện tử trong nước, ví WeChat Pay của Tencent gần đây cho phép người dùng trả tiền bằng e-CNY, trong khi Alipay đưa tính năng này vào từ năm 2021.
Trung Quốc tăng cường quảng bá nhân dân tệ điện tử.
Hồi cuối tuần trước, công ty thương mại điện tử JD.com cũng thông báo hỗ trợ thanh toán e-CNY cho các món hàng trên nền tảng mua sắm trực tuyến chính cũng như trong ứng dụng Jingxi.
Các động thái trên đưa ra sau khi Viện Nghiên cứu Tiền điện tử thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chính thức giới thiệu ứng dụng e-CNY trên hai chợ App Store và Google Play. Ví e-CNY còn có thể truy cập thông qua ví điện tử của 7 ngân hàng nội lớn khác.
Trung Quốc tăng cường quảng báo tiền số chỉ vài tuần trước Tết Nguyên đán (1/2) và Olympics mùa đông tổ chức tại Bắc Kinh (4/2). Vào dịp Tết, người dân thường có thói quen gửi "lì xì" trên các ứng dụng thanh toán. Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, du khách nước ngoài cũng có thể sử dụng e-CNY tại các địa điểm tổ chức Olympics mùa đông mà không cần tài khoản ngân hàng trong nước.
Ông Mu Chang Chun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tiền điện tử, cho biết, tính tới tháng 10/2021, khoảng 140 công dân Trung Quốc đã mở tài khoản nhân dân tệ điện tử và giao dịch tổng cộng 62 tỷ NDT. Dù số lượng thấp hơn nhiều so với người dùng WeChat Pay, Alipay (tương ứng 1,2 tỷ và 700 triệu người dùng hàng tháng), một số vẫn phản ứng tích cực với sự ra đời của ứng dụng e-CNY.
Một người dùng Weibo viết: "Tôi đã dùng thử ứng dụng, rất dễ dàng. Dù các tính năng chưa toàn diện như Alipay tại thời điểm hiện tại, nó chắc chắn là thành tựu khoa học và công nghệ của tương lai. Kỷ nguyên của nhân dân tệ điện tử đã đến".
Tuy nhiên, cũng có những người dùng tỏ ra hoài nghi. Chẳng hạn, người dùng biệt danh "Flypig" đã hỏi 1,5 triệu người theo dõi trên Weibo của mình rằng, "Xin cho tôi biết: trường hợp nào người dùng cần sử dụng nhân dân tệ điện tử"?
Câu hỏi thu hút hàng trăm người tham gia trả lời, chẳng hạn, có người nói "khi có khuyến mãi". Người dùng khác lại chia sẻ vẫn chưa dùng tới 25 nhân dân tệ điện tử được tặng khi đi xe buýt.
Trung Quốc cấm sử dụng tiền ảo song lại nghiên cứu tiền kỹ thuật số riêng của nhà nước trong nhiều ăm nay, mục tiêu ban đầu là thay thế tiền xu, tiền giấy trong lưu thông. Tuy nhiên, việc công bố ứng dụng e-CNY độc lập với tính năng thanh toán và chuyển tiền lại đặt nó vào thế cạnh tranh trực tiếp với Alipay và WeChat Pay.
Hiện tại, ứng dụng e-CNY giới hạn sử dụng tại một số thành phố và địa điểm nhất định, nơi đang thử nghiệm đồng nhân dân tệ điện tử. Để thu hút thêm nhiều người dùng thử, nhà chức trách địa phương tặng tiền theo hình thức xổ số. Tháng 10/2020, thành phố Thâm Quyến phát 50.000 bao lì xì điện tử, mỗi bao chứa 200 e-CNY. Hai tháng sau, Tô Châu cung cấp 20 triệu e-CNY cho 100.000 cư dân.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn chưa thông báo khung thời gian chính thức để triển khai nhân dân tệ điện tử trên toàn quốc.
Ba năm, Trung Quốc xóa sổ 1,7 triệu ứng dụng Các chợ ứng dụng Trung Quốc chỉ còn 2,78 triệu phần mềm trong tháng 10, giảm từ 4,52 triệu hồi tháng 12/2018. Theo SCMP, số lượng ứng dụng trên các "chợ" tại Trung Quốc giảm 38,5% trong ba năm qua. Năm 2021 chứng kiến các ứng dụng "bay màu" nhiều nhất, trong bối cảnh nước này siết chặt quản lý các nền tảng...