Trung Quốc thành lập cơ quan điều tra tham nhũng mới
Cơ quan chống tham nhũng mới sẽ đặt dưới quyền của Viện kiểm sát, cho phép cơ quan này giải quyết các vụ án lớn của Trung Quốc.
Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc Quy Tước Khương cho biết, Trung Quốc sẽ thành lập một cơ quan chống tham nhũng mới đặt dưới quyền của Viện kiểm sát nhằm thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ của nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng ngay sau khi ông lên nhậm chức vào năm 2012.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh AFP
Tướng Từ Tài Hậu và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang là hai trong số rất nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Theo ông Quy Tước Khương, sự thiếu sót về cơ cấu tổ chức và nhân lực hạn chế đã cản trở công tác giải quyết các vụ án tham nhũng của các kiểm sát viên.
Do đó, để sửa chữa những hạn chế này, ngày 2/11, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua việc thành lập cơ quan chống tham nhũng mới với sự tham gia của các kiểm sát viên.
Ông Quy Tước Khương cho biết, quyết định này sẽ cho phép Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao “tập trung quyền lực để trực tiếp điều tra các vụ án lớn và quan trọng, phá vỡ những rào cản về thể chế trong việc xử án”.
“Chúng tôi sẽ xem đây là cơ hội để nâng cao tính hiệu quả, tăng cường tính răn đe và sự tín nhiệm của cơ quan chuyên điều tra tham nhũng mới”, ông Quy Tước Khương nói.
Hiện nay, cơ quan tiến hành điều tra các vụ án tham nhũng đầu tiên của Trung Quốc là Ủy ban Kiểm tra Kỹ luật Trung ương. Sau đó, những vụ án này sẽ được chuyển cho các cơ quan pháp luật để xử lý.
Tháng 7/2014, Ủy ban Kiểm tra Kỹ luật Trung ương đã tuyên bố mở cuộc điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, quan chức cấp cao nhất có liên quan đến bê bối tham nhũng kể từ năm 1949.
Theo CTV Tạ Hiển/VOV.VN
21 quốc gia châu Á nhất trí thành lập ngân hàng khu vực
21 quốc gia châu Á ngày 24/10 đã ký kết một biên bản ghi nhớ tiến tới việc thành lập một ngân hàng khu vực.
Đại diện các nước tham gia buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ.
Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) được ký kết tại một buổi lễ tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Các thành viên tham gia sáng lập gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan và Việt Nam.
Sau lễ ký kết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình đã gặp đại diện các quốc gia tham gia AIIB.
AIIB sẽ đặc trụ sở tại Bắc Kinh, theo hãng thông tấn Xinhua, và dự kiến sẽ có vốn đăng ký ban đầu là 50 tỷ USD.
Giới chức cho hay, AIIB nhằm giải quyết nhu cầu ngày càng gia tăng của khu vực về giao thông, các đập, cảng và các cơ sở khác.
An Bình
Theo AFP
Ukraine, Ba Lan, Lithuania thành lập đơn vị quân sự chung đối phó Nga Ukraine, Ba Lan và Lithuania ngày 19/9 đã thành lập một đơn vị quân sự chung mà Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cho biết có thể khởi động các cuộc diễn tập đầu tiên tại khu vực căng thẳng vào năm tới. Bộ trưởng quốc phòng 3 nước bắt tay sau khi ký kết thỏa thuận thành lập đơn vị tại Warsaw,...